Vài mẹo nhỏ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hãy bảo vệ bạn và gia đình khỏi những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng việc tập cho bản thân những thói quen đơn giản sau đây.
Thường xuyên tập thể dục thể thao
Theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, việc gia tăng trọng lượng cơ bắp có thể giúp giảm đề kháng insulin (tức là hệ miễn dịch không cho insulin phát huy tác dụng điều tiết đường huyết) và từ đó hạn chế khả năng phát triển tiền tiểu đường (giai đoan bênh tiểu đương chưa phat triên).
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với mỗi 10% gia tăng cơ bắp, nguy cơ mắc chứng tiền tiểu đường sẽ giảm 12%. Vì thế, hãy lên kế hoạch cho các hoạt động thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, và nhớ đảm bảo ít nhất 2,5 giờ/tuần cho các hoạt động đốt cháy glucose hiệu quả như chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
Ảnh minh họa
Ngủ đủ giấc
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến đề kháng insulin của cơ thể, đặc biệt là ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao do di truyền. Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Do vậy, hãy cố gắng dành ra ít nhất 7-8 tiếng liên tục mỗi đêm cho giấc ngủ ngon và sâu.
Giữ tinh thần thoải mái
Video đang HOT
Tình trạng căng thẳng kéo dài là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường. Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng hormone làm tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể có lợi nhất thời nhưng về lâu dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thường xuyên luyện tập hít thở sâu, tập thiền, nghe những bản nhạc êm dịu hoặc massage sẽ có tác dụng tốt trong việc chế ngự hormone gây căng thẳng và giúp giảm lượng đường trong máu.
Ảnh minh họa
Ăn nhiều chất xơ
Những thực phẩm này không chỉ tốt cho tiêu hóa, nó cũng giúp kiềm chế tăng đường huyết sau bữa ăn bằng cách làm chậm quá trình giải phóng glucose vào trong máu. Ngay cả khi bạn muốn ăn đồ ngọt, hãy lựa chọn những trái cây giàu chất xơ như quả mâm xôi hay quả lê. Và xem xét đưa thêm gạo nâu vào chế độ ăn uống hàng ngày của gia đình, bởi vì nếu ăn điều độ hai lần một tuần hoặc nhiều hơn có thể làm giảm tới 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng cường Omega cho cơ thể
Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi,… có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Do vậy, lời khuyên cho bạn là hãy đảm bảo dùng các loại thực phẩm trên ít nhất một lần mỗi tuần.
Ảnh minh họa
Bổ sung vitamin D
“Vitamin ánh nắng” là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh tiểu đường. Những người có mức vitamin D trong cơ thể cao sẽ ít có khả năng để phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Do vậy, cần chú ý bổ sung cho cơ thể 1.000 đến 2.000 IU mỗi ngày thông qua các thực phẩm từ sữa, cá béo, thực phẩm bổ sung.
Tăng cường gia vị
Quế có thể là một nhân tố chủ chốt giúp hạ lượng đường trong máu. Loại gia vị ngọt với thành phần giàu chất polyphenol này có thể giúp tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể. Bạn chỉ cần bổ sung đơn giản bằng cách rắc một lượng nhỏ vào đồ ăn buổi sáng hoặc trộn chung với cháo yến mạch.
Ảnh minh họa
Theo Trí Thức Trẻ
Cắt cụt chi - Nguy cơ cao ở bệnh nhân đái tháo đường
Những biến chứng thường gặp ở người đái tháo đường như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại tử chi... hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song nhận thức của đa phần người dân về bệnh này còn hạn chế, thường nhập viện muộn.
Vì sao hoại tử chi?
Hai biến chứng thường có và nặng nhất của ĐTĐ là suy vành và bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh ĐTĐ có nguy cơ viêm động mạch chi dưới gấp 40 lần đối tượng không bị ĐTĐ. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng đường trong máu quá cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ đến nuôi dưỡng chân, làm giảm dòng máu tới chân.
Việc kém máu nuôi dưỡng làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi... Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng là rất cao.
Bệnh nhân ĐTĐ cần có kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và vừa sức.
Ổn định đường huyết - Phòng ngừa biến chứng
Ổn định đường huyết là biện pháp cơ bản nhất trong điều trị bệnh ĐTĐ. Bệnh nhân cần được hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ hằng ngày. Nếu theo dõi thường xuyên và ổn định đường huyết ở giới hạn cho phép (trước ăn:
Có nhịp sống lành mạnh, kế hoạch ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và vừa sức. Đặc biệt sống vui vẻ và làm việc vừa sức là một giải pháp tối ưu cho những người bệnh ĐTĐ trong độ tuổi lao động.
Sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Kết hợp dùng thuốc Tây Y với các loại thảo dược trong y học cổ truyền như: Khổ qua, dây thìa canh, linh chi, sinh địa... để tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí điều trị. Kết quả nghiên cứu mới đây của bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho thấy, khi sử dụng TĐCare (chiết xuất từ khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, hoài sơn, thương truật, sinh địa, linh chi) có tác dụng làm giảm đường huyết từ 8.7 mmol/l xuống còn 6,37 mmol/l và chỉ số HbA1c cũng giảm từ 7.88% xuống 6,8% sau 3 tháng sử dụng..
Theo Dân trí
Cây, quả trị tiểu đường Trong trường hợp bạn bị đái tháo đường, có thể dùng lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây 100 gam; Đậu bắp 100 gam; Búp ổi tươi 20 gam. Búp ổi Ba thứ này cho vào nồi hoặc ấm đất nấu với 2 lít nước đun lửa than còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày. Ngoài ra, với bệnh...