Vài chục tỷ USD vốn ngoại chuẩn bị “đổ vào” ngay khi chứng khoán Việt được nâng hạng
“Tôi cho rằng việc chứng khoán Việt Nam được nâng hạng chỉ là vấn đề thời gian, không phải do các điều kiện. Nó không xảy ra kịp trong 2019 thì sẽ là 2020. Dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào thị trường với quy mô có thể lên đến vài chục tỷ USD”, ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Everest nhận định.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Everest.
Một trong những yếu tố được nhà đầu tư chứng khoán Việt kỳ vọng hiện nay đó là việc nâng hạng lên thị trường mới nổi. Vậy khả năng này được nhận định ra sao? Sẽ tạo ra những cơ hội, thách thức nào?… BizLIVE có phần trao đổi với ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Everest, một trong những thành viên gắn bó với thị trường từ khi thành lập đến nay.
Ông đánh giá ra sao về khả năng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi?
Thực chất nếu như theo lộ trình ban đầu có khả năng chứng khoán Việt Nam được xem xét nâng hạng nhưng hiện nay xuất hiện một số yếu tố chững lại. Cụ thể, về tiêu chí khung pháp lý là ổn do đã có Luật Chứng khoán và hàng loạt Nghị định. Tiêu chí đa dạng hóa sản phẩm cũng đã đáp ứng được khi chúng ta làm sản phẩm chứng khoán phái sinh.
Việc cổ phần hóa nếu như so với kế hoạch hiện đang chậm đi. Việc cổ phần hóa gắn với niêm yết trên sàn chứng khoán, theo đó điều này ảnh hưởng tới quy mô thị trường, là một trong những yếu tố để xem xét vì quy mô thị trường nhỏ việc nâng hạng không ý nghĩa gì.
Kế đến là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Trước đây NĐTNN mở tài khoản chứng khoán rất là khó, hiện đã đơn giản hơn, tạo điều kiện hơn, tốc độ NĐTNN mở tài khoản cũng tăng rất nhanh, minh chứng cho độ mở, tính cải thiện thủ tục hành chính khá tốt.
Yếu tố nữa, phải có những công ty có quy mô vốn hóa lớn, hàng tỷ USD. Có thể thấy, thời điểm VN-Index tăng mạnh, lên 1.200 điểm chúng ta đã đạt được yêu cầu này, như VNM, VHM…
Bên cạnh đó, tính thanh khoản thị trường cũng là yếu tố quan trọng, đảm bảo tỷ lệ freefloat, dòng tiền vài chục tỷ USD dồn vào thị trường mà mua không được, mua được rồi bán không xong thì phải xem xét việc này. Đó là điều kiện khá quan trọng để xem xét.
Trong việc nâng hạng cũng có yếu tố ngoại hối, nghĩa là khả năng chuyển đổi tiền USD sang VND để mua cổ phiếu, sau đó họ bán cổ phiếu, chuyển từ tiền VND sang USD. Cuối cùng, yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô cũng phải được xem xét.
Video đang HOT
Thị trường nếu được nâng hạng, nhiều khả năng vào năm 2020. Nếu điều kiện nâng hạng chín muồi tôi cho rằng dòng tiền sẽ vào thị trường đâu đó trước khoảng 6 tháng đến một năm.
Tính tới thời điểm này mọi nỗ lực tôi cho rằng khả thi. Giờ chỉ còn đẩy nhanh thêm cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều kiện mở room cũng đã có, vấn đề còn lại là thời gian thực hiện.
Theo ông, cơ hội, thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt là gì nếu được nâng hạng?
Tôi cho rằng nếu thị trường được nâng hạng sẽ là câu chuyện sáng sủa của TTCK Việt Nam. Tôi cho rằng đây là vấn đề thời gian, không phải do các điều kiện. Nó không xảy ra kịp trong 2019 thì sẽ là 2020. Dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào thị trường với quy mô có thể lên đến vài chục tỷ USD.
Khi nâng hạng niềm tin của nhà đầu tư ngoại được nâng lên bởi chúng ta đáp ứng hàng loạt các yếu tố. Chúng ta phải ổn định kinh tế vĩ mô, cơ chế pháp lý, có hệ thống vận hành đảm bảo, đảm bảo cơ chế NĐTNN được thông thoáng, dòng tiền vào – ra thoải mái, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã thay da đổi thịt về mặt nguyên tắc rõ ràng.
Muốn làm được các yếu tố đó thì phải là sự nỗ lực khá nhiều từ các ban ngành. Nâng hạng là điều kiện xem xét tổng thể nhiều vấn đề, từ hệ thống, các công ty niêm yết, Bộ Tài chính thực hiện cơ chế thông thoáng… kể cả việc đảm bảo môi trường vĩ mô phải ổn định. Cho nên bản thân được nâng hạng có nghĩa nền kinh tế đã có sự chuyển đổi rõ ràng.
Ông có e ngại về việc doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm khi vốn ngoại đổ mạnh?
Tôi nghĩ việc bị thâu tóm nó sẽ không quá lo ngại. Bởi như đã nói là chúng ta phải có những công ty vốn hóa đủ lớn. Doanh nghiệp vốn hóa 1- 2 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp như thế muốn thâu tóm không phải dễ dàng.
Dòng vốn vào chia nhiều thành phần không phải một vài nhà đầu tư nhảy vào. Chẳng hạn có một quỹ đầu tư ở một vài thị trường, khi thị trường Việt được nâng hạng họ dịch chuyển dòng vốn. Nhưng việc quỹ đầu tư thâu tóm công ty niêm yết không phải mục tiêu của họ, quỹ đầu tư chủ yếu đầu tư về tài chính cho nên họ đi trước, họ biết khi thị trường mới nổi thì có những dòng vốn đổ vào.
Các doanh nghiệp Việt hiện giờ cũng rất khéo, phòng thủ kỹ, một đối tác ngoại mà mua sở hữu nhiều thì họ có thể nâng – mở room. Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt kinh nghiệm khá nhiều sau khi bị thâu tóm nhiều trên thị trường.
Đánh giá của ông về động thái chuyển hướng mua ròng của khối ngoại thời gian gần đây? Xu hướng dòng tiền khối ngoại cuối năm?
Đây có thể là sự trở lại sau giai đoạn bán ròng nhưng vẫn chưa khẳng định được khi họ mới mua vài phiên. Có lẽ một số quỹ mới giống như câu chuyện cuối 2017 đầu 2018 cũng dậy sóng về thị trường nâng hạng, thoái vốn, thời điểm đó có nhiều yếu cho rằng thị trường Việt Nam tốt, các quỹ từ Hàn Quốc, châu Á huy động nhiều tiền.
Chúng ta có nhiều thông tin khiến việc đẩy thị trường lên nhanh quá, lập tức hàng loạt các quỹ gặp áp lực giải ngân. Thị trường đạt đỉnh, sau đó gặp hàng loạt thông tin bên ngoài, đòn bẩy rút lại…
Hiện dòng tiền này bắt đầu nhen nhóm lại, sau nhiều cú sốc thị trường Việt vẫn ổn. Quan trọng nhất vẫn nằm ở cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Tôi tin rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc trong êm đẹp, sẽ không có sự leo thang quá mức. Và tín hiệu mua ròng có lẽ nhà đầu tư họ cũng đoán được khi nhìn cục diện chung của thị trường Việt. Dòng tiền này sẽ đi theo cuộc chiến thương mại khi cuộc chiến có dấu hiệu dịu đi, các quyết định của FED không áp lực lớn, chắc chắn dòng vốn sẽ trở lại. Hiện chưa chắc chắn trở lại 100% nhưng có vẻ như chúng ta đã có bắt đầu có tín hiệu từ NĐTNN.
Xin cảm ơn ông!
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Chính sách thắt chặt tiền tệ "đe dọa" dòng vốn vào Việt Nam
Trước nguy cơ tăng trưởng nóng và lạm phát tăng cao sau một thời gian dài nới lỏng chính sách tiền tệ, các nền kinh tế phát triển đang chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ. Các thị trường đang phát triển cũng phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng nhanh và sự mất giá đồng nội tệ.
Giữ ổn định tỷ giá là một trong những biện pháp để giảm rủi ro về dòng tiền đầu tư chảy ra khỏi Việt Nam. Ảnh: Hoài Anh
Với độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu rủi ro lớn về dòng vốn bị rút ra để tìm về các tài sản an toàn một khi thị trường có biến động mạnh.
Rủi ro khi thị trường biến động mạnh
Kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước phát triển - bao gồm cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản - đã khiến cho dòng vốn khổng lồ đổ vào các thị trường chứng khoán mới nổi. Nguyên nhân là do triển vọng tăng trưởng kinh tế cùng với mặt bằng lãi suất ở các nền kinh tế mới nổi cao hơn so với các nước phát triển. Điều này đã làm cho nợ vay của doanh nghiệp tăng mạnh. Đòn bẩy tài chính không chỉ làm tăng chi phí sử dụng vốn mà còn gây ra khả năng mất ổn định tài chính cao.
Trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2016 và đưa ra lộ trình thực hiện cho những năm tiếp theo. Điều này dẫn đến thắt chặt cho vay và buộc các doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc này cũng làm cho "đồng bạc xanh" mạnh hơn so với các đồng tiền khác, dẫn tới làm tăng giá trị các khoản nợ bằng USD. Trong bối cảnh bất ổn chính trị diễn ra ở một số quốc gia, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, dòng tiền đầu tư toàn cầu có xu hướng tìm về các tài sản an toàn.
Theo đánh giá mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, FED tăng lãi suất làm tăng chi phí trả nợ vay của Việt Nam trong bối cảnh tỷ trọng lãi suất thả nổi có xu hướng tăng. Cơ quan này cũng lưu ý, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng của Việt Nam theo hình thức tự vay tự trả nếu tăng đột biến như năm 2017 có thể ảnh hưởng đến giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia (hiện ở mức 49% GDP, tiệm cận ngưỡng 50% GDP).
Thắt chặt tiền tệ toàn cầu
Theo báo cáo tài chính tiền tệ tháng 8 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn, tại khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản có đồng nội tệ tăng giá nhẹ, hầu hết các đồng tiền đều mất giá dưới 10%. VND mất giá ở mức thấp (-2,7%), chỉ sau Thái Lan (-1,7%).
Khởi đầu là Mỹ, sau đó, nhiều nền kinh tế, bao gồm cả các nước phát triển và nhóm thị trường mới nổi, đang có xu hướng thắt chặt tiền tệ.
Cụ thể, Mỹ đã nâng lãi suất 5 lần và nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2018. Khối EU giảm mua tài sản từ mức 30 tỷ EUR xuống 15 tỷ EUR/tháng vào tháng 9. Ngân hàng trung ương Anh đã nâng lãi suất từ mức 0,5% lên 0,75% trong tháng 8 và Canada đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay.
Đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế mới nổi đã mất giá đáng kể trong năm 2018. Trong đó, đồng Peso của Argentina đã mất 50% giá trị, buộc nước này phải nâng lãi suất cơ bản lên 60%. Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Mexico, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tục nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và bảo vệ đồng nội tệ.
Theo báo cáo tài chính tiền tệ tháng 8 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn, tại khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản có đồng nội tệ tăng giá nhẹ, hầu hết các đồng tiền đều mất giá dưới 10%. VND mất giá ở mức thấp (-2,7%), chỉ sau Thái Lan (-1,7%). Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất đã hiện rõ sau khi chạm đáy vào tháng 4. Lãi suất tăng trên phạm vi toàn cầu sẽ khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) vào Việt Nam có xu hướng chậm lại trong thời gian tới.
Để hạn chế những tác động tiêu cực của diễn biến này, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, Việt Nam cần phải tăng được điểm xếp hạng tín nhiệm để thoát khỏi mức không khuyến khích đầu tư được đánh giá bởi các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín. Ngoài ra, nên tận dụng nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong nước thay vì huy động bên ngoài vào thời điểm hiện tại để đầu tư các dự án công. Vấn đề giữ được ổn định tỷ giá hối đoái trong nước cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
"Nguồn gốc của vấn đề là việc FED tăng lãi suất và làm USD tăng giá. Vì vậy, ổn định được tỷ giá trong nước vẫn sẽ là biện pháp để giảm rủi ro về dòng tiền đầu tư ra khỏi Việt Nam", ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường thuộc Công ty CP Chứng khoán BIDV nhận định.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Giá vàng ngày 18/9: Thị trường có dấu hiệu khởi sắc trở lại Đầu giờ sáng nay, giá vàng miếng tại thị trường quốc tế đã quay đầu tăng ở mức 1202 USD/Oz. Giá vàng ngày 17/9: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến thị trường u ám Giá vàng ngày 15/9: Thị trường tiếp đà giảm sâu do chịu ảnh hưởng của kinh tế Mỹ Giá vàng ngày 14/9: Thị trường 'giậm chân tại chỗ' Trong...