VAFI: Chủ trương mới đẩy nhà đầu tư nhỏ vào các cổ phiếu rác
VAFI phản đối kế hoạch tăng lô giao dịch tối thiểu lên 100 cổ phiếu mỗi lệnh, cho rằng điều này sẽ ngăn cản sự phát triển thị trường, đẩy nhà đầu tư mới vào cảnh “đánh bạc”.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đang lấy ý kiến các công ty chứng khoán về phương án tăng đơn vị giao dịch lô chẵn từ 10 lên 100 cổ phiếu. Thời gian thử nghiệm dự kiến kéo dài từ 16/12 đến 22/12. Thời gian triển khai chính thức trong tháng 1/2021.
Nhà đầu tư mới gia nhập thị trường cũng như Hiệp hội Nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) không đồng tình với chủ trương này.
Tăng rủi ro cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm
Quốc Cường (24 tuổi, TP.HCM) cho biết mới tham gia đầu tư chứng khoán không lâu với số vốn ban đầu vài chục triệu đồng. Cường đánh giá quy định mới sẽ khiến những nhà đầu tư mới với vốn ít khó tiếp cận các cổ phiếu lớn.
Đơn cử như để mua cổ phiếu Sabeco (193.500 đồng), Thế giới Di động (115.500 đồng), Vingroup (105.200 đồng), nhà đầu tư sẽ cần bỏ ra số tiền ít nhất 10-20 triệu đồng cho lô 100 cổ phiếu, cao gấp 10 lần hiện tại khi quy định đơn vị giao dịch chỉ là 10 cổ phiếu.
Trong văn bản gửi HoSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký, hiệp hội này phản đối chủ trương trên. VAFI cho rằng việc tăng lô giao dịch lên 100 cổ phiếu của HoSE sẽ ngăn cản sự phát triển thị trường chứng khoán, khiến các cổ phiếu bluechip trở nên rất đắt đỏ, đẩy nhà đầu tư nhỏ lẻ vào các cổ phiếu rác.
Video đang HOT
Theo VAFI, hiện nay có hàng chục nghìn sinh viên với số tiền 5-30 triệu đồng tham gia thị trường chứng khoán. Việc đẩy lô giao dịch tối thiểu lên 100 cổ phiếu khiến nhà đầu tư nhỏ, lẻ mất 10 lần cơ hội được thử nghiệm. Với những cổ phiếu có thị giá trên 30.000 đồng, họ có thể không mua được.
VAFI phản đối kịch liệt chủ trương tăng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 cổ phiếu của HoSE. Ảnh: Quỳnh Trang.
Đối với tất cả nhà đầu tư mới, hiệp hội này cho rằng việc gia nhập thị trường mà không hoặc có ít kinh nghiệm đầu tư chứng khoán là một rủi ro rất lớn, không khác gì việc đánh bạc. Do đó, việc giữ quy định lô giao dịch tối thiểu 10 cổ phiếu giúp nhà đầu tư mới có thể giao dịch thử nghiệm nhiều lần với số vốn ít để tích lũy kinh nghiệm.
“Đừng biến thị trường chứng khoán trở thành nỗi khiếp sợ với các nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm. Chủ trương tăng lô giao dịch tối thiểu lên 100 cổ phiếu từ HoSE không chỉ đơn thuần là kỹ thuật đặt lệnh giao dịch mà gây cản trở cho sự phát triển thị trường, gây thua lỗ cho hàng vạn nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm”, VAFI nhấn mạnh.
Chỉ có lợi cho các công ty chứng khoán
Việc lô giao dịch tối thiểu 100 cổ phiếu/lệnh được hình thành ngay từ khi HoSE hoạt động cách đây 20 năm. Chính VAFI năm 2002 đã kiến nghị giảm lô giao dịch tối thiểu xuống còn 10 cổ phiếu/lệnh vì nhận định đây là lực cản cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Đề xuất này sau đó được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận dù gặp tranh cãi của một số công ty chứng khoán. Những đơn vị này cho rằng việc giảm lô giao dịch tối thiểu sẽ khiến họ tốn kém nhiều công sức và biểu mẫu tài liệu cho việc ghi chép chứng nhận thêm nhiều lệnh giao dịch hơn trong giai đoạn chưa có giao dịch qua Internet.
Hiệp hội cũng cho rằng chủ trương tăng 10 lần giao dịch tối thiểu hiện tại cũng có thể do ý muốn của một số công ty chứng khoán, nhất là với các đơn vị có phần mềm giao dịch chưa tốt, hiện đại nên gặp sự cố về đường truyền. Việc tăng 10 lần với lô giao dịch sẽ gạt bớt hàng chục nghìn lệnh giao dịch nhỏ từ các nhà đầu tư mới, nhỏ lẻ.
VAFI cho rằng để không gặp sự cố đường truyền, các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm lưu ký nên luôn luôn coi trọng công tác nhân sự, nhất là đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin. Với tiềm lực tài chính rất mạnh như hiện nay, các sàn chứng khoán Việt Nam không khó để có công nghệ tốt như thế giới.
Về phía các công ty chứng khoán, họ phải chú trọng đầu tư phần mềm giao dịch. Những công ty chứng khoán nhỏ không đủ tiềm lực tài chính để có phần mềm hiện đại cần bị hạn chế số lượng khách giao dịch hoặc không được làm thành viên giao dịch để buộc họ tái cấu trúc.
VN-Index chưa thể chinh phục mốc 1.000 điểm
Lực bán tăng cao trong những phút cuối khiến VN-Index chỉ có thể đóng cửa ở 999,9 điểm. Trước đó, chỉ số đại diện thị trường nhiều thời điểm trong phiên vượt mốc 1.000 điểm.
Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa phiên sáng 25/11 với giao dịch tích cực ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhờ đó, có thời điểm VN-Index vượt qua mốc 1.000 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số đại diện thị trường không giữ được mốc này trong suốt thời gian giao dịch và liên tục giằng co quanh mức 1.000 điểm. Lực bán tăng cao trong những phút cuối phiên khiến VN-Index chỉ có thể đóng cửa ở 999,9 điểm.
VN-Index có thêm 4 điểm trong phiên tăng thứ 7 liên tiếp. Giá trị thanh khoản trên sàn HoSE giảm hơn 10% so với phiên hôm qua nhưng vẫn ở mức rất cao, gần 11.000 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.260 tỷ đồng.
Các cổ phiếu đóng vai trò động lực quan trọng nhất cho VN-Index hôm nay gồm VIC (Vingroup), VCB (Vietcombank), VPB (VPBank), BID (BIDV), GVR (Tập đoàn Cao su Việt Nam), SAB (Sabeco). Các cổ phiếu này đóng cửa phiên 25/11 với mức tăng 1-4%.
Ngược lại, HPG (Hòa Phát) sau thời gian liên tục tăng mạnh bị chốt lời mạnh. Thị giá HPG giảm 5% trong phiên hôm nay và là mã bluechip giảm mạnh nhất đồng thời tác động tiêu cực nhất lên thị trường chung.
Các cổ phiếu dẫn dắt thị trường phiên 25/11. Ảnh: VNDS.
HPG cũng đứng đầu về thanh khoản phiên hôm nay với 55,7 triệu đơn vị được sang tay. Trong khi đó, các mã còn lại trong top 5 về thanh khoản như TCB (Techcombank), VPB, HAG (Hoàng Anh Gia Lai), STB (Sacombank) chỉ ghi nhận 12-14 triệu đơn vị khớp lệnh. Đây cũng chính là mức thanh khoản kỷ lục mới của cổ phiếu Hòa Phát từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.
Trong ngày VN-Index suýt chinh phục thành công mốc 1.000 điểm, khối ngoại lại kết thúc chuỗi mua ròng. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng với giá trị 144 tỷ trong phiên 25/11. HPG cũng chính là mã bị khối ngoại xả hàng nhiều nhất với 182 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác bị bán ròng mạnh gồm HDB (HDBank) - 32 tỷ, VHM (Vinhomes) - 28 tỷ.
Theo đánh giá của nhóm phân tích thuộc công ty chứng khoán BSC, VNIndex sẽ tiếp tục thử thách ngưỡng 1000 điểm trong những phiên tới. Thị trường sẽ không dễ để thoát xa khỏi vùng cản này.
Công ty của tỷ phú Thái Lan sắp nhận gần 700 tỷ từ Sabeco Sabeco chuẩn bị chi hơn 1.280 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức. Cổ đông lớn nhất của công ty là Vietnam Beverage ước tính sẽ nhận 687 tỷ. HĐQT Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượ u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 vào ngày 18/12 tới. Các cổ...