Văcxin gây chia rẽ ở Malaysia
Chính quyền Malaysia cho biết tỉ lệ từ chối tiêm văcxin ở nước này tăng mạnh do người dân lo ngại chất lượng văcxin và vấn đề tôn giáo (có thành phần từ heo), đặc biệt sau khi một số trẻ em thiệt mạng.
Nhiều phụ huynh ở Malaysia không muốn tiêm chủng cho con – Ảnh: Reuters
Cô Jacinta Lee cho biết cô bị mắc chứng rối loạn thính giác và rối loạn tăng động giảm chú ý sau khi tiêm văcxin lao Bacille Calmette Guerin (BCG).
Theo cô, các loại văcxin hiện có ở Malaysia không an toàn vì chúng có chứa các nguyên tố như thủy ngân và nhôm, có thể gây độc và gây hại cho cơ thể, cô nói.
“Văcxin không cho ta sự miễn dịch, hệ thống miễn dịch cho chúng ta khả năng đó. Mọi người đều biết làm thế nào để giữ sức khỏe, họ chỉ không làm điều đó” – cô nói.
Quan điểm và trải nghiệm của cô Lee phản ánh sự phức tạp xung quanh vấn đề tiêm chủng ở trẻ em ở Malaysia.
Một bên của cuộc tranh luận, những người chống tiêm chủng trích dẫn bằng chứng rằng văcxin thực sự có thể gây hại cho cơ thể, trong khi có chứa DNA heo. Họ nhấn mạnh cha mẹ nên có quyền quyết định liệu con họ có trải qua tiêm chủng hay không.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng nó không trái với giáo lý Hồi giáo và các phụ huynh không nên lo ngại trước các loại văcxin quan trọng được chính phủ cung cấp miễn phí.
Sự chia rẽ không mới, nhưng vấn đề đã trở thành tâm điểm sau cái chết của một trẻ em ở Johor Bahru được cho là do bệnh bạch hầu. Cậu bé hai tuổi không được chủng ngừa căn bệnh này – và chưa được tiêm văcxin nào kể từ khi sinh.
Ngay sau vụ việc, năm trẻ dưới bốn tuổi đã được cách ly tại bệnh viện Sultanah Aminah ở Johor Bahru sau khi xét nghiệm dương tính với bệnh bạch hầu, bao gồm em gái của cậu bé trên. Cả năm em đã tiếp xúc với nạn nhân.
Điều gây tranh cãi là trong số năm trẻ bị cách ly, bốn em trước đó đã được tiêm phòng bệnh.
Diễn biến khiến kế hoạch của chính phủ Malaysia để đưa ra tiêm chủng bắt buộc đối với tất cả trẻ em đã gặp phải gặp nhiều trở ngại.
Không muốn tiêm phòng
Nhiều người cho rằng văcxin có hại hơn là có lợi – Ảnh: Reuters
Theo chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật của sáng kiến giáo dục cộng đồng Immunise4Life, tiến sĩ Zulkifli Ismail, việc tẩy chay tiêm phòng ở Malaysia ngày càng tăng.
Trích dẫn số liệu thống kê của Bộ Y tế Malaysia, ông cho biết xu hướng này tăng trong giai đoạn 2013-2016. Một trong những hậu quả nhãn tiền là có 1.934 trường hợp mắc bệnh sởi trong năm 2018, so với chỉ 195 trong năm 2013.
Theo ông Zulkifli, một lý do chính của việc từ chối văcxin là phụ huynh tin vào các loại thuốc thay thế, như y học cổ truyền…
“Một số người cho rằng văcxin can thiệp vào cách mà cơ thể tự nhiên phản ứng với bệnh thực sự có thể có hại hơn là có lợi” – bác sĩ Saeng Fisorn từ phòng khám chuyên khoa trẻ em ở Kuala Lumpur nói thêm.
Các nhóm và cá nhân phản đối tiêm chủng khẳng định rằng niềm tin của họ không phải là không có cơ sở. Cô Lee trích dẫn ví dụ về một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Du lịch cho thấy việc tiêm nhiều lần cùng một lúc hoặc trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại văcxin đó, và thậm chí làm giảm khả năng miễn dịch của một người đối với một số bệnh.
“Nếu hệ thống miễn dịch của ta yếu, ta sẽ không phát triển kháng thể đối với văcxin. Càng tiêm nhiều văcxin, hệ thống miễn dịch của bạn càng yếu đi” – cô nói.
Tình hình rất phức tạp bởi hiện tại không có cách nào khả thi hoặc ít tốn kém để kiểm tra khả năng dị ứng ở trẻ với các thành phần trong văcxin trước khi tiêm.
Chưa kể, một lý do khác là vấn đề tôn giáo khi nhiều người cho rằng một số thành phần trong văcxin có nguồn gốc từ heo.
Tuy nhiên chính quyền Malaysia vẫn tỏ ra kiên quyết, cho biết đã lập lực lượng nghiên cứu việc áp dụng tiêm văcxin bắt buộc và dự kiến sẽ đưa ra báo cáo vào cuối tháng này.
Trước đó, phó thủ tướng Wan Azizah Wan Ismail cũng cho biết chính phủ cân nhắc việc chỉ cho phép trẻ em đã được tiêm chủng đi học.
Theo tuoitre
Vì sao các cầu thủ Việt Nam phải ngâm mình trong nước đá mạnh sau trận hoà với Malaysia tại AFF Cup 2018?
Thực tế, ngâm nước đá lạnh là một bài tập hồi phục khá phổ biến trong thể thao.
Sau trận hoà 2-2 có phần tiếc nuối trước đội tuyển Malaysia ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018, các cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã ngay lập tức có buổi tập nhẹ và hồi sức vào sáng ngày 12/12 tại Malaysia trước khi trở về nước trong buổi tối cùng ngày. Trong các bài hồi sức, có một bài tập khá lạ lùng là ngâm nước đá. Vậy bạn có thắc mắc tại sao các cầu thủ lại phải ngâm nước đá hay không? Dưới góc nhìn khoa học, ngâm mình trong nước đó có thể mang đến rất nhiều lợi ích.
Các cầu thủ ngâm mình trong nước đá lạnh ở khách sạn Malaysia sáng ngày 12/12. (Ảnh: Sport5)
Hãy cứ thử nghĩ lại mà xem, khi bạn chẳng may bị bầm tím chân tay do va chạm, điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là gì? Chườm đá lạnh càng sớm càng tốt chắc chắn là một giải pháp. Năm 2013, trang BBC từng trích đăng một nghiên cứu trong đó những người tham gia khảo sát được hướng dẫn ngâm một chân trong nước đá còn chân còn lại thì không sau khi chạy dài. Kết quả cho thấy tình trạng sưng, nhức giảm rõ rệt ở chân ngâm nước đó.
Ngâm nước đá lạnh theo đó được cho là có thể giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng sau khi các cầu thủ thi đấu bằng cách làm giảm thân nhiệt, lưu thông máu và giảm tình trạng sưng, tấy ở các mô cơ bắp. Dù vậy, bài tập hồi phục này thực tế cũng gây ra nhiều tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thực tế không nên lạm dụng việc ngâm mình trong nước lạnh bởi nó không có tác động tích cực đến việc làm cơ bắp khoẻ, mạnh hơn trong dài hạn
Theo saostar
Thiếu niên nguy kịch do ngã xuống sông sau khi cổ vũ bóng đá Tối 11/12 sau trận chung kết tuyển Việt Nam gặp Malaysia, thiếu niên 17 tuổi ở Bến Tre chạy xe máy "đi bão" rồi lao thẳng xuống sông. Bệnh nhân được người xung quanh vớt lên bờ, đưa vào Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre, cấp cứu. Sáng 12/12, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). Bác sĩ...