Vắcxin COVID-19 của Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Indonesia
Tại Indonesia hôm nay 11-8 đã bắt đầu diễn ra đợt thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 3 của vắcxin ngừa COVID-19 do hãng dược Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất, bước cuối cùng trước khi đăng ký cấp phép sản xuất đại trà.
Vắcxin CoronaVac đã được thử nghiệm trên 9.000 công nhân khỏe mạnh ở Brazil – Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, nghiên cứu dự kiến kéo dài trong 6 tháng (sẽ hoàn thành trong tháng 2-2021) được thực hiện với khoảng 1.620 tình nguyện viên.
Ứng cử viên vắcxin ngừa COVID-19 có tên CoronaVac của hãng Sinovac Biotech là một trong số ít những vắcxin tiềm năng trên thế giới đã bước vào giai đoạn 3 trong thử nghiệm lâm sàng, tức thử nghiệm trên người với quy mô lớn, cũng là bước cuối cùng trước khi xin cấp phép cơ quan quản lý để đưa vào sử dụng.
CoronaVac cũng đã được thử nghiệm trên 9.000 người lao động khỏe mạnh tại Brazil, quốc gia có số người bệnh COVID-19 cao thứ hai thế giới sau Mỹ.
Video đang HOT
Indonesia, quốc gia ở Đông Nam Á với số dân đông thứ tư thế giới, cũng đang chật vật kiểm soát đại dịch khi số ca bệnh vẫn tăng. Quốc gia này tới nay đã có hơn 127.000 ca bệnh, trong đó hơn 5.700 người đã chết.
Tuy nhiên căn cứ vào tỉ lệ xét nghiệm thấp ở Indonesia, người ta cho rằng quy mô thực tế của cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng liên quan đại dịch COVID-19 tại quốc gia này có thể còn lớn hơn nhiều.
Tỉnh trưởng của tỉnh đông dân nhất Indonesia là Tây Java cũng là một trong số 1.620 tình nguyện viên dự kiến tham gia đợt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắcxin CoronaVac.
Nếu được chứng minh an toàn và hiệu quả, theo các nhà chức trách Indonesia, dự kiến sẽ có 250 triệu liều vắcxin CoronaVac được sản xuất, phục vụ cho quốc gia có gần 270 triệu dân.
Hôm nay 11-8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tới thăm một nhà máy tại thành phố Bandung của hãng dược phẩm nhà nước Bio Farma. Đây sẽ là nơi đảm nhiệm công tác sản xuất vắcxin CoronaVac sau khi nó được chứng minh khả dụng.
Ông Widodo phát biểu trước khi đi thăm quan nhà máy: “Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng nguy cơ dịch COVID-19 sẽ không kết thúc cho tới khi tất cả người dân Indonesia được tiêm vắcxin”.
Vắcxin COVID-19 sẽ đi vào sử dụng cuối năm nay
Các quan chức Mỹ vừa cho biết, vắcxin COVID-19 Moderna sẽ được sử dụng rộng rãi vào cuối năm nay sau khi hãng này công bố bắt đầu thử nghiệm 30.000 liều để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu quả.
Vắcxin của hãng Mordena sẽ đưa vào sử dụng cuối năm nay
Trở ngại lớn nhất chính là việc phê chuẩn cấp phép.
Thử nghiệm này là nghiên cứu giai đoạn cuối đầu tiên trong chương trình của chính quyền ông Trump nhằm tăng tốc các biện pháp chống lại virus corona và thêm hy vọng vào một loại vắc xin có hiệu quả sẽ giúp chấm dứt đại dịch COVID-19.
Moderna đã nhận được gần 1 tỷ USD từ chính quyền Mỹ trong chương trình hỗ trợ giúp các ứng cử viên sản xuất vắcxin nhanh chóng.
Có hơn 150 ứng cử viên sản xuất vắc xin COVID-19 đang trong quá trình triển khai với khoảng 20 ứng cử viên triển vọng đã thực hiện thí nghiệm trên người.
Trong tháng này, Pfizer và Johnson & Johnson bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn mới đối với các ứng cử viên vắcxin COVID-19.
Hãng dược phẩm Anh AstraZeneca cho biết, họ sẽ bắt đầu các thử nghiệm quy mô lớn tại nghĩ vào mùa hè này đối với các vắcxin mà họ phát triển theo nghiên cứu của đại học Oxford.
Giám đốc viện sức khỏe quốc gia của Mỹ cho biết trong buổi công bổ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn của hãng Moderna rằng: " Một loại vắcxin COVID-19 an toàn và hiệu quả sẽ được phát hành vào cuối năm 2020 là một mục tiêu lớn nhất nhưng cũng là mục đích đúng đắn dành cho người Mỹ".
Nếu cuộc thử nghiệm này cho thấy được tính an toàn và hiệu quà của vắc xin COVID-19, Moderna có thể sẽ cung ứng hàng chục triệu liều.
Giám đốc điều hành của hãng Moderna cho biết, công ty vẫn duy trì việc phát hành khoảng 500 triệu liều một năm và có thể tăng lên 1 tỷ liều một năm.
Các thử nghiệm quy mô lớn của Moderna được thiết kế để đánh giá tính an toàn của vắc xin Moderna mNRA-1273 và xác định xem liệu nó có thể ngăn ngừa được các triệu chứng COVID-19 sau khi dùng hai liều hay không.
Ứng cử viên vắc xin Moderna sử dụng thông tin RNA tổng hợp để mô phỏng bề mặt của virút cô zô na và dậy cho hệ miễn dịch cách nhận diện và vô hiệu hóa nó. Công nghệ này cho phép phát triển nhanh hơn và sản xuất nhanh hơn so với các loại vắc xin truyền thống.
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm phiên chiều 13/7 Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 13/7, giữa lúc nhà đầu tư lạc quan trước đà tăng khởi sắc trên Phố Wall nhờ kỳ vọng về vắcxin COVID-19. Ảnh minh họa. (Nguồn: pulse.zerodha.com) Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 13/7, giữa lúc nhà...