Vạch mặt ‘kẻ hủy diệt’ hôn nhân
Vô số cặp vợ chồng phàn nàn về việc đánh mất cảm hứng trong mối quan hệ và đổ lỗi cho sự khác biệt hoặc sự quen thuộc đến mức nhàm chán.
Làn sóng “chết chóc” có thể nhấn chìm một mối quan hệ sau giai đoạn mật ngọt. (Ảnh: ITN).
Làn sóng “chết chóc” có thể nhấn chìm một mối quan hệ sau giai đoạn mật ngọt. Đó cũng là lý do các cặp đôi tìm kiếm cảm giác phấn khích và hồi hộp ở những đối tác mới.
Các nhà nghiên cứu ước tính 30-60 phần trăm những người đã kết hôn ở Hoa Kỳ sẽ ngoại tình vào một thời điểm nào đó trong mối quan hệ của họ.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta thực sự cần xem xét nguyên nhân khiến tình cảm của chúng ta suy yếu. Điều gì biến sự nhiệt tình của chúng ta đối với người khác thành sự nhàm chán và bất mãn?
Để xác định lý do khiến các cặp đôi lạnh nhạt gối chăn, chúng ta cần làm rõ khái niệm “mối liên kết tưởng tượng”.
Đây là nguyên tắc chính của một lý thuyết tâm lý toàn diện được phát triển bởi nhà tâm lý học Robert Firestone (Hoa Kỳ). “Mối quan hệ tưởng tượng” đóng vai trò thay thế cho mối quan hệ yêu thương thực sự.
Nói cách khác, ảo tưởng về sự kết nối và gần gũi này cho phép một cặp đôi duy trì trí tưởng tượng về tình yêu và sự yêu thương, trong khi vẫn giữ được khoảng cách tình cảm.
Một phụ nữ sắp ly hôn sau 6 năm chung sống cho biết: “Lớn lên tôi rất sợ ở một mình, nhưng tôi biết rằng mình cũng sợ ở gần người khác. Ở một khía cạnh nào đó, cuộc hôn nhân của tôi đã giải quyết được vấn đề thứ nhất – chồng tôi ở bên cạnh tôi về mặt thể chất, vì vậy tôi không phải sợ ở một mình nữa; trong khi tôi vẫn cách giữ khoảng cách với anh ấy về mặt tình cảm”.
Trạng thái gần gũi về thể chất và khoảng cách về cảm xúc chính là đặc điểm của mối quan hệ tưởng tượng. Mối quan hệ này được hình thành khi những cảm xúc yêu thương, tôn trọng và hấp dẫn chân thành được thay thế bằng những tưởng tượng về sự an toàn, kết nối và bảo vệ.
Mặc dù tất cả những điều này có vẻ như là thuộc tính tích cực của một mối quan hệ thân mật, nhưng thực chất nó chính là “kẻ hủy diệt” của bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào.
Những người tham gia vào một mối quan hệ tưởng tượng coi trọng thói quen tự phát và an toàn hơn đam mê. Họ cũng có thể đánh mất chính mình trong mối quan hệ, thay vì duy trì những phẩm chất độc đáo từng mang lại cho họ sự tự tin và thu hút đối tác đến với họ ngay từ đầu.
Khi các cặp vợ chồng đánh mất cảm xúc thực sự dành cho nhau, họ có xu hướng vứt bỏ mối quan hệ hoặc chìm sâu hơn vào mộng tưởng vì sợ mất nhau hoặc cô đơn.
Dẫu sao thì tình trạng này có thể được phục hồi nếu các cặp vợ chồng chấp nhận đối diện với những thực tại dưới đây.
Video đang HOT
Mất đi sự hấp dẫn về thể chất
Khi các cặp vợ chồng đánh mất cảm xúc thực sự dành cho nhau, họ có xu hướng vứt bỏ mối quan hệ hoặc chìm sâu hơn vào mộng tưởng vì sợ mất nhau hoặc cô đơn. (Ảnh: ITN).
Nếu chúng ta coi đối phương như một phần mở rộng của chính mình, chúng ta đánh mất một số “phản ứng hóa học” đã thu hút chúng ta đến với họ.
Ngược lại, khi chúng ta coi đối tác của mình là những cá nhân độc lập và hấp dẫn, chúng ta có thể duy trì mức độ phấn khích và tình cảm mới mẻ dành cho họ.
Buông thả bản thân về thể chất hoặc tinh thần
Khi chúng ta đạt đến mức độ thoải mái trong một mối quan hệ, chúng ta thường có xu hướng ít quan tâm hơn đến vẻ ngoài.
Chúng ta hành động mà không quan tâm hoặc cân nhắc, vì thế chúng ta không chỉ làm tổn thương đối tác mà còn làm tổn thương chính mình.
Chúng ta có thể tăng cân hoặc có những thói quen không lành mạnh, ăn uống thiếu kiểm soát hoặc bỏ bê tập thể dục.
Chính sự buông thả này làm tan vỡ lòng tự trọng của chúng ta và đẩy đối tác của chúng ta ra xa. Đây là xu hướng ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ, làm suy yếu sự tự tin và sức sống của chúng ta.
Không chia sẻ các hoạt động hàng ngày
Hãy chậm lại và dành thời gian để vun vén cho mối quan hệ. (Ảnh: ITN)
Khi mới bắt đầu mối quan hệ, chúng ta thường cởi mở, hào hứng thử những điều mới và chia sẻ những cuộc phiêu lưu. Nhưng khi rơi vào thói quen, chúng ta thường chống lại những trải nghiệm mới lạ.
Chúng ta trở nên sợ hãi hơn, đa nghi hơn và không sẵn sàng làm mọi việc với đối tác của mình. Tình yêu không thể tồn tại nếu nó không được nuôi dưỡng.
Hãy chậm lại và dành thời gian để vun vén cho mối quan hệ. Đây là điều cần thiết để duy trì sự thân mật. Liên tục làm những điều khiến đối phương cảm thấy được yêu thương cũng là cách giúp chúng ta duy trì cảm hứng và đam mê trong quan hệ vợ chồng.
Nuôi dưỡng sự tức giận
Khi ở bên ai đó trong một thời gian dài, chúng ta có xu hướng điểm danh những hành vi tiêu cực của họ và tạo ra “vũ khí” chống lại họ. Hãy cố gắng để ý xem bạn có đang chứa đựng sự tức giận hay oán giận không. Đối mặt trực tiếp với các vấn đề từ một lập trường trưởng thành và cởi mở sẽ giúp cho những cảm xúc tốt đẹp trong bạn không bị hao hụt.
Giao tiếp trung thực có thể hơi khó khăn, nhưng nó giúp bạn thực sự hiểu đối tác của mình, thay vì nhìn họ qua lăng kính tiêu cực hoặc chỉ trích.
Cảm thấy thoải mái khi trực tiếp nói ra những điều khiến mình khó chịu hoặc tức giận, bạn có thể bỏ qua chúng tốt hơn. Lợi ích của việc nói lên suy nghĩ của bạn là bạn ngừng nhìn đối tác từ góc độ tiêu cực và hoài nghi.
Vợ chồng mù 40 năm dìu nhau qua bóng tối cuộc đời
Không nhìn thấy nhau nhưng 40 năm qua, ông Bùi Doãn Thụ (72 tuổi) và bà Trịnh Thị Mai (70 tuổi) ở Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn làm chỗ dựa cho nhau để cùng vượt qua bóng tối của cuộc đời mình.
Những chiếc chổi đót nơi ngã ba đường
Mỗi buổi chiều tại ngã ba chợ Yên Phụ (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều người đã quen với hình ảnh ông già mù ngồi ở góc đường bán những chiếc chổi đót. Dáng ông hao gầy, tay níu chặt giá đồ treo những chiếc chổi, đó là ông Thụ.
Trò chuyện cùng chúng tôi, người đàn ông ấy niềm nở chào. "Cả chiều ông mới bán được một cái chổi", ông Thụ chia sẻ về tình hình bán hàng chiều hôm ấy. Ngày nào đắt hàng ông bán được 7-10 chiếc, hôm ế ẩm thì chỉ 1-2 chiếc chổi nhẹ đi trên giá hàng của ông. Ông Thụ đã làm và bán chổi đót hơn 30 năm. Ngày trước, mắt ông còn thấy mờ mờ, ông đẩy xe đến chợ Đồng Xuân, hồ Gươm rồi đi bán rong quanh 36 phố phường.
Trước đây, bà Mai cũng theo chồng đi bán chổi. Nhiều người dân Yên Phụ đã quen với hình ảnh hai vợ chồng mù cầm tay nhau, chống gậy đi bán chổi. Mấy năm gần đây, bà bị đau chân nên không thể đồng hành cùng chồng. Bà ở nhà làm chổi và lo cơm nước cho gia đình.
Khoảng 15h, trong căn nhà nhỏ ở ngõ 35 phố An Dương (Tây Hồ, Hà Nội), bà Mai lấy chổi từ trong góc ra sắp xếp, còn ông Thụ đang buộc lại cán bằng những sợi thép. Tay lần theo bức tường đi đến chỗ gánh hàng trong góc nhà, ông móc lên những cây chổi vừa làm chuẩn bị ra chợ bán.
Hai ông bà làm chổi để kiếm sống
Bà dặn ông lấy áo khoác mặc vào cho ấm kẻo chiều về, trời trở gió lại cảm lạnh. Bà còn lật đật vào bếp lấy cho ông một chai nước bỏ vào túi mang đi. Bà kể, nhiều người đi đường hay khách mua hàng thương ông, đôi khi mua cho ông dây sữa hoặc túi hoa quả nhưng ông đều từ chối vì không muốn phiền đến mọi người.
"Vợ chồng tôi tuy tàn tật nhưng vẫn còn sức lao động thì cứ phải làm việc. Ông đi làm không phải để kêu gọi lòng thương của mọi người, làm việc có sức khỏe lại có thêm thu nhập", bà Mai tâm sự.
Ông Thụ dò dẫm qua con ngõ nhỏ để ra đường lớn bằng cây gậy đã theo mình bao năm tháng. "Tôi đi nhiều nên quen, quen từng góc đường. Chỗ nào sang đường, chỗ nào rẽ tôi đều nhớ hết nhưng mắt không thấy, không dám đi nhanh, sợ va vào người khác", ông Thụ kể.
Ánh sáng trong bóng tối
Sau khi chuẩn bị cho chồng đi bán hàng, bà Mai trở vào căn bếp quen thuộc lo bữa cơm tối. Ngày hai bữa, bà Mai cũng lo được đôi phần. "Tôi cắm cơm, sơ chế rau quả rồi lát về con gái nấu đồ ăn là xong", bà Mai kể. Bữa trưa chỉ có 2 vợ chồng bà và cháu gái, chiều về thì cả nhà đông đủ, thêm cháu trai và vợ chồng con gái cùng ăn bữa cơm gia đình.
Ông Thụ chuẩn bị đồ nghề đi bán hàng
Để có được như ngày hôm nay, ông bà không thể nào quên được khó khăn ngày trước khi gia đình cấm cản. "Mẹ tôi nói hai đứa không nhìn thấy gì, lấy nhau về chỉ khổ cả đời, rồi lấy gì mà ăn. Tôi chỉ nói, chúng con đã hợp nhau rồi bố mẹ để chúng con quyết định", ông Thụ nói.
Về chung nhà, hai vợ chồng chịu khó làm ăn, mưu sinh bằng nhiều nghề như làm tăm, làm nhựa, bán chổi. Mỗi tháng, tiền kiếm được hai vợ chồng đưa cho mẹ chồng đong gạo. Bà Mai nhớ lại, trước đây khi mới về nhà chồng, nhà thì rộng, bà chưa quen nên thường xuyên vấp váp.
Đến nay, mọi ngóc ngách trong căn nhà bà đều thân thuộc. Từ phòng khách ra đến nhà bếp rồi lên cầu thang, bà cũng đi lên đi xuống nhanh thoăn thoắt. Ngôi nhà nhỏ nhưng mọi thứ luôn gọn gàng, sạch sẽ. Công việc trong nhà, cả ông và bà đều cùng nhau làm.
Bà Mai nói: "Nhờ có ông cùng làm nên mọi việc trong nhà cũng bớt khó khăn hơn". Bà rửa bát thì ông đứng bên cạnh úp bát vào giá, mỗi người một tay, chẳng mấy chốc công việc đã xong xuôi.
Đôi vợ chồng già tuy sống trong "bóng tối" nhưng chưa bao giờ ngơi tay ngơi chân. Thương con đồng lương ít ỏi, lại phải nuôi hai con nhỏ ăn học, ông bà cố làm để phụ con đồng ra đồng vào.
Đứa cháu có hoạt động ngoại khóa ở trường không được bố mẹ cho tham gia cùng bạn bè nên phụng phịu, hờn dỗi. Thương cháu, ông Thụ lại lấy ra gần 300 nghìn đồng mình tiết kiệm được để cháu được vui chơi cùng bạn bè. Ông bà đã chăm lo cho người con gái của mình được ăn học đến nơi đến chốn.
Ý thức được hoàn cảnh gia đình mình, chị Thủy học giỏi, chăm ngoan. Mỗi lần đi họp phụ huynh, được cô giáo nhận xét tốt về con gái, bà Mai cũng cảm thấy vui lòng. Đến nay, chị có công việc kế toán ổn định, có thể chăm lo cho bố mẹ.
Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Hà Nội, cả hai ông bà đều mắc. Tình trạng của bà Mai chuyển biến xấu, phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn. Bất chấp nguy cơ lây nhiễm, chị Thủy xin vào viện chăm sóc mẹ. Những hôm trời lạnh, bữa cơm nguội ngắt, hai mẹ con cố gắng ăn và động viên tinh thần nhau. Những tưởng bà Mai bước vào cửa tử nhưng may mắn tình trạng của bà đã trở lại ổn định.
Đang nói chuyện, bà Mai lại ho lên từng cơn. Bà lấy ra mấy viên thuốc uống để khỏi những cơn ho khan. Ốm đau tuổi già là điều không tránh khỏi nhưng niềm hạnh phúc trong căn nhà nhỏ của đôi vợ chồng già thì chưa vơi đi phút giây nào.
40 năm đồng hành cùng nhau, có vất vả nhưng "ánh sáng" của sự yêu thương là thứ họ luôn cảm nhận thấy khi ở bên nhau. Bà Mai chia sẻ: "Với người khuyết tật như chúng tôi, có được gia đình hạnh phúc như này là quá mãn nguyện rồi. Mấy chục năm rồi chúng tôi vẫn cùng nhau cố gắng mỗi ngày, được ông ấy yêu thương mới thấy mình đã chọn đúng người".
Chồng đi công tác, đến nhà bạn thân chơi tôi sững sờ thấy thứ trong bếp Điều đáng nói là trên cổ tay của bàn tay đó đeo một chiếc vòng rất quen thuộc. Nó rất giống với chiếc vòng tôi từng mua tặng mẹ chồng! Tuần trước chồng tôi đi công tác, tôi dự định về nhà mẹ đẻ chơi nhưng bà có việc đi cùng mấy người bạn nên tôi quyết định tới nhà cô bạn thân...