Vạch mặt “bảo bối”
Việc lực lượng chức năng vừa kiểm tra, phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh mắm tép chưng thịt Kim Chi (ở tổ 1, Thạch Cầu, phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) sử dụng các loại nguyên liệu, gia vị, phẩm màu không rõ nguồn gốc xuất xứ khi chế biến đã làm dấy lên những lo ngại về chất lượng sản phẩm cũng như trách nhiệm quản lý, cấp phép của cơ quan hữu quan.
Nếu như không chứng kiến tận mắt cơ sở sản xuất mắm tép chưng thịt này sử dụng thịt lợn xay sẵn không qua kiểm dịch, dầu hào Trung Quốc trôi nổi ngoài thị trường và mắm tôm, phẩm màu không rõ nguồn gốc, chắc chắn người sử dụng vẫn tin rằng mắm tép mang thương hiệu Kim Chi là hợp vệ sinh, an toàn cho sức khỏe, bởi trong quá trình kiểm tra, chủ cơ sở sản xuất đã xuất trình được tương đối đầy đủ các giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh, chứng nhận đảm bảo VSATTP và cả công bố tiêu chuẩn cho sản phẩm… Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất mắm tép chưng thịt này cũng đưa ra hợp đồng thuê đất có đề án xây dựng môi trường được chính quyền địa phương xác nhận. Người sử dụng đã bị qua mắt bởi chính những giấy phép, chứng nhận mà vì lý do nào đó, cơ quan chức năng đã trao cho cơ sở vi phạm.
Toàn bộ các công đoạn để làm ra những hộp mắm tép chưng thịt thành phẩm đều diễn ra bên trong gian nhà tre xập xệ, không đảm bảo vệ sinh, không đáp ứng các yêu cầu về PCCC. Đặc biệt, cơ sở sản xuất này không xây dựng hệ thống xử lý nước thải như đã thể hiện trong đề án bảo vệ môi trường, mà xả thẳng ra sông Hồng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã vạch ra những điểm mâu thuẫn giữa nội dung ghi trong các loại giấy tờ mà cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp so với hàng loạt sai phạm bị phát hiện tại đây. Vì sao lại xảy ra tình trạng này? Do công tác quản lý hời hợt, thiếu thẩm định, kiểm tra định kỳ nên dù có vi phạm (thậm chí rất nhiều), nhưng nhờ có “lá bùa” xác nhận đủ điều kiện hoạt động nên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm vẫn có “bảo bối” để đối phó với lực lượng kiểm tra, và quan trọng hơn là chiếm được lòng tin của người sử dụng.
Sau câu chuyện mắm tép chưng thịt Kim Chi người dân sẽ có thêm mối lo mới. Đó là ngoài tiếp tục không chọn mua các loại hàng giả, hàng kém chất lượng thì làm sao để phân biệt được những sản phẩm rởm nhưng vẫn được chứng nhận an toàn?
Theo ANTD
Giá vàng giảm, chênh lệch vẫn cao
Giá bán vàng trong nước trong phiên giao dịch ngày hôm qua (27.11) đã bắt đầu giảm nhẹ, xuống còn hơn 47 triệu đồng/lượng.
Hiện tại, giá vàng miếng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,3 triệu đồng/lượng.
Động thái rõ rệt nhất ở thời điểm các ngân hàng chính thức phải ngừng nghiệp vụ huy động vàng là đã có một số người dân mang vàng đi bán.
Cuối phiên giao dịch chiều qua, giá vàng SJC tại Hà Nội được CTCP SJC Hà Nội niêm yết giao dịch ở mức 47,20 triệu đồng/lượng (mua vào) - 47,37 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại TPHCM, giá vàng SJC được Cty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức 47,20- 47,35 triệu đồng/lượng.
Hiện tại, giá vàng miếng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 3,3 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này tuy có giảm so với mức đỉnh 4 triệu đồng thời gian qua, nhưng vấn đề dư luận quan tâm đó là mức chênh lệch này vẫn có khả năng kéo dài.
Trong phiên hôm qua, khi thời điểm các NH chính thức phải ngừng nghiệp vụ huy động vàng, một số người dân đã mang vàng đi bán. Theo ông Nguyễn Công Tường - Trưởng phòng kinh doanh Cty SJC - lượng người bán khá đông nhưng số lượng vàng mua vào không nhiều như những đợt sốt giá trước, chỉ khoảng 1.000 lượng.
Tuy không còn nghiệp vụ huy động vàng, nhưng một số NH bắt đầu áp dụng mức phí giữ hộ vàng. Tại một số điểm giao dịch của Eximbank, phí giữ hộ vàng cho khách hàng là 0,01%/năm; ACB áp dụng mức phí 0,05%/năm... Hiện tại, phí giữ hộ vàng được các NH thực hiện một mức riêng, chứ không có một mức chung cho hoạt động này.
Trao đổi với báo giới, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM cho biết, đã ký văn bản yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn TPHCM báo cáo tiến độ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng theo hạn mức đã được cấp tính đến ngày 24.11. Theo đó, các NH phải báo cáo các biện pháp để tất toán số dư huy động và sử dụng vốn bằng vàng cho NHNN TPHCM chậm nhất ngày 30.11.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 24 của Chính phủ thì việc cấp phép kinh doanh vàng miếng thuộc thẩm quyền cấp phép của NHNN Việt Nam, đến ngày 30.1.2013 là thời hạn các đơn vị nào không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng theo quy định của NHNN sẽ phải ngừng kinh doanh mua bán vàng miếng.
Đại diện NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, thời gian qua đã có 8 NHTM và 13 DN gửi hồ sơ đến NHNN để xin cấp phép kinh doanh vàng miếng. NHNN chi nhánh TPHCM vừa được NHNN Việt Nam ủy quyền để đi kiểm tra các điều kiện kinh doanh vàng miếng của các đơn vị này. Hiện nay, NHNN đã gửi các đoàn đi kiểm tra và cố gắng trong thời gian sớm nhất báo cáo NHNN và thể hiện chính kiến của mình về việc đánh giá các đơn vị này có đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng hay không.
Theo laodong
Nhà báo Trần Đăng Tuấn viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về "Cơm có thịt" Mới đây, ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó tổng GĐ Đài Truyền hình Việt Nam) đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc dự án từ thiện "Cơm có thịt" hiện chưa được cấp phép để hoạt động. Bức thư đã làm dấy lên nỗi băn khoăn: Không lẽ lòng từ thiện cũng cần cấp phép! Chúng tôi xin đăng...