Vaccine Sputnik V kháng lại tất cả các biến thể COVID-19
Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh Quốc gia Gamaleya cho biết, vaccine Sputnik V kháng lại tất cả biến thể virus SARS-CoV-2 đã biết.
Hôm 20/6, Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya (thuộc Bộ Y tế Nga), cho biết, những người tiêm vaccine Sputnik sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ, kháng lại tất cả các biến thể COVID-19 đã biết cho đến nay gồm biến thể từ Anh hay Delta từ Ấn Độ mới đây.
Alexander Gintsburg cho biết: “Cơ thể người tiêm vaccine Sputnik V sẽ sản sinh kháng thể, ngăn ngừa tất cả các biến thể đã được biết đến như ở Anh hay Ấn Độ”.
Vaccine Sputnik V của Nga có thể kháng lại tất cả các biến thể COVID-19 đã biến cho đến nay. (Ảnh: Reuters)
Theo Alexander Gintsburg, biến thể COVID-19 được phát hiện ở Ấn Độ có thể gây ra sự lây lan với tốc độ cao hơn, có thể khiến người nhiễm đối mặt với tình trạng bệnh nghiêm trọng.
“Biến thể COVID-19 phát hiện tại Ấn Độ nguy hiểm hơn, thời gian chuyển từ các triệu chứng nhẹ sang các dạng bệnh nghiêm trọng nhanh hơn” , Alexander Gintsburg nói.
Ngày 11/8, Nga đăng ký vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới với tên gọi Sputnik V, do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển.
Video đang HOT
Mặc dù vaccine Sputtnik V do Nga sản xuất hiện được phân phối tại nhiều quốc gia, song sự hoài nghi của người dân vẫn ở mức cao. Kết quả khảo sát của Levada Center cho thấy, 62% người Nga họ không có ý định sử dụng các loại vaccine sản xuất trong nước.
Thông tin ông Alexander Gintsburg đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới tăng mạnh trong thời gian qua tại Nga. Ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh trở lại ở Nga kể từ đầu tháng 6, duy trì ở mức trên 10.000 người mỗi ngày từ 11/6. Nguyên nhân chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể Delta nguồn gốc từ Ấn Độ và tốc độ tiêm vaccine chậm.
Theo các chuyên gia y tế, Delta hiện là biến thể COVID-19 thống trị tại Matxcơva. Tình trạng số ca bệnh tăng nhanh thời gian gần đây khiến Nga đối mặt với nguy cơ rơi vào tình cảnh khủng hoảng COVID-19 tương tự Ấn Độ, Nepal.
Nga hiện là một trong những ổ dịch lớn trên thế giới. Đến nay, nước này ghi nhận 5.316.826 ca mắc COVID-19, trong đó có 129.361 người hết.
Moskva bắt buộc hai triệu người tiêm vaccine
Thị trưởng Moskva hôm 16/6 ra lệnh tiêm vaccine Covid-19 bắt buộc với hai triệu người làm trong ngành nghề giao tiếp nhiều với công chúng.
"Chúng tôi phải làm mọi thứ để tiêm chủng đại trà trong thời gian ngắn nhất có thể và ngăn chặn căn bệnh khủng khiếp này, ngăn chặn cái chết của hàng nghìn người", Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin hôm 16/6 viết trên blog.
Lệnh bắt buộc được áp dụng với một loạt ngành nghề, từ thợ làm tóc, bán lẻ và tài xế taxi cho đến giao dịch viên ngân hàng, giáo viên và người biểu diễn. Phó Thị trưởng Anastasia Rakova cho biết lệnh tác động đến hai triệu người trong thành phố.
Các công ty và cơ sở kinh doanh được cho kỳ hạn một tháng, tức đến ngày 15/7, để đảm bảo ít nhất 60% nhân viên được tiêm liều đầu tiên, nếu không sẽ bị phạt hoặc đóng cửa tạm thời. Kỳ hạn tiêm liều thứ hai là 15/8.
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Sputnik V tại điểm tiêm chủng gần Moskva hồi tháng 5. Ảnh: Reuters .
Nga đã triển khai chiến dịch tiêm chủng từ năm ngoái nhưng số lượng người tiêm vaccine vẫn hạn chế. Nước này đang chứng kiến đợt gia tăng ca nhiễm mới và Moskva là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. "Hơn 12.000 người đang điều trị tại các bệnh viện với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Về tỷ lệ lây nhiễm, chúng ta đang ở mức đỉnh điểm của năm ngoái", Sobyanin cho biết.
Rakova nói thêm rằng số người nhập viện đã tăng hơn 70% trong tuần qua và Moskva có thể hết giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong 2-3 tuần tới.
Các quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với vấn đề người dân chần chừ tiêm vaccine. Nhưng hầu hết các nước không ra quy định bắt buộc tiêm, ngoại trừ một số trường hợp hạn chế.
Nga báo cáo 5.249.990 người nhiễm và 127.576 người chết, tăng lần lượt 13.397 và 396 trường hợp. Điện Kremlin đã bày tỏ sự thất vọng trước tốc độ tiêm phòng chậm chạp ở Nga. Tổng thống Vladimir Putin cuối tuần trước cho biết chỉ 18 triệu trong 144 triệu người Nga đã tiêm chủng.
Thế giới đã ghi nhận 177.709.640 ca nhiễm nCoV và 3.843.950 ca tử vong, tăng lần lượt 310.019 và 5.834, trong khi 160.399.513 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.747.647 ca nhiễm và 110.578 ca tử vong, tăng lần lượt 3.058 và 44 ca.
Thủ tướng Jean Castex thông báo quy định người dân phải đeo khẩu trang ngoài trời ở hầu hết đất nước sẽ được dỡ bỏ từ ngày 17/6, trong khi lệnh giới nghiêm ban đêm từ 23h sẽ được bãi bỏ vào ngày 20/6, sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu.
"Tình hình y tế đang được cải thiện nhanh hơn chúng tôi mong đợi", Castex nói. Ông nhấn mạnh người dân vẫn cần đeo khẩu trang khi di chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng, trong sân vận động và những nơi đông người khác.
16,5 triệu người ở Pháp đã được tiêm chủng đầy đủ. Castex cho biết chính phủ đặt mục tiêu khoảng 35 triệu người được tiêm chủng đầy đủ vào cuối mùa hè, chiếm hơn một nửa dân số.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 29.699.365 ca nhiễm và 379.601 ca tử vong, tăng 67.104 ca nhiễm so với một ngày trước đó.
Nhiều bang ở Ấn Độ bắt đầu nới phong tỏa từ ngày 14/6, trong đó có thủ đô New Delhi, nơi giới chức cho phép tất cả cửa hàng và trung tâm thương mại mở cửa. Quyết định này được đưa ra khi số ca nhiễm mới ở Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua, từ mức 400.000 ca mới mỗi ngày xuống còn 60.000 -70.000 trong những ngày qua.
Đền Taj Mahal bắt đầu mở cửa đón khách trở lại vào tuần này, sau hai tháng đóng cửa vì Covid-19. Chính phủ cho biết nhiều địa điểm lịch sử khác, như Red Fort ở New Delhi và hệ thống hang động Ajanta ở bang Maharashtra sẽ mở cửa lại từ ngày 16/6.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan ghi nhận thêm 2.331 ca nhiễm và 40 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 204.595 và 1.525. Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha ngày 16/6 tuyên bố Thái Lan có kế hoạch mở cửa lại hoàn toàn cho du khách nước ngoài trong 4 tháng tới.
Ngành du lịch chiếm gần 20% thu nhập quốc dân của Thái Lan. "Tôi biết quyết định này đi kèm với một số rủi ro nhưng tôi nghĩ khi chúng ta cân nhắc đến nhu cầu kinh tế của người dân, đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận rủi ro có tính toán đó", ông nói.
Để làm được điều này, ưu tiên hàng đầu của Thái Lan là tiêm ít nhất một liều cho tất cả mọi người trong nước trước khi mở cửa, Thủ tướng Thái Lan nói thêm. Prayut dự tính đến tháng 10 sẽ có 50 triệu người Thái Lan được tiêm chủng, với mục tiêu ít nhất 10 triệu người mỗi tháng.
Anh khuyến cáo chưa tiêm vaccine Covid-19 cho người dưới 18 tuổi Mỹ sắp có thêm vaccine Covid-19 hiệu quả hơn 90% 31 Mảng sáng tối trong bức tranh tiêm chủng Covid-19 Ấn Độ WHO: nCoV lây lan nhanh hơn tốc độ phân phối vaccine
Bộ Y tế Nga: Vaccine Sputnik V phù hợp để chủng ngừa lại Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Y tế Nga ngày 8/6 cho biết vaccine Sputnik V và phiên bản Sputnik Light tiêm một mũi có thể được sử dụng để chủng ngừa lại phòng virus corona. Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Thứ trưởng Bộ Y tế Nga, ông Oleg Gridnev...