Vaccine Sputnik hiệu quả 91,4%
Kết quả thử nghiệm trên quy mô hơn 22.714 người, vaccine Sputnik V hiệu quả 91,4%, theo tuyên bố lần thứ 4 của giới chức Nga.
Ngày 14/12, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Gamaleya, cơ sở nghiên cứu và phát triển Sputnik V, cho biết trong số tình nguyện viên tham gia thử nghiệm ghi nhận 78 trường hợp nhiễm nCoV, bao gồm 62 người ở nhóm tiêm giả dược và 16 người thuộc nhóm tiêm vaccine.
Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Gamaleya, cho biết kết quả mới nhất đã củng cố niềm tin của các chuyên gia về hiệu quả và độ an toàn của vaccine Sputnik V. Đây là lần thứ tư Sputnik được tuyên bố hiệu quả, lần đầu 90%, lần thứ hai chỉ vài ngày sau đó “sửa lại” là 92%, lần ba vào cuối tháng 11 hiệu quả 95%.
“Kết quả Sputnik V đạt được trong thử nghiệm giai đoạn ba ủng hộ niềm tin của chúng tôi về hiệu quả và tính an toàn của vaccine. Điều này đặc biệt quan trọng, khi chính quyền bắt đầu tiêm chủng quy mô lớn cho cư dân. Tôi tin rằng có thể tiêm chủng cho hầu hết dân số ở Nga vào năm 2021, làm giảm đáng kể quy mô đại dịch và tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài, mạnh mẽ ở một phần dân số Nga”, Alexander Gintsburg nói.
Video đang HOT
Với kết quả mới, Trung tâm Gamaleya sẽ công bố kết quả trên tuần san y khoa được bình duyệt quốc tế. Một báo cáo cũng sẽ được thực hiện để đăng ký khẩn cấp Sputnik V ở các quốc gia khác, theo Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga.
Vaccine Sputnik V được phê duyệt hôm 11/8, trở thành vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới được chấp thuận mặc dù chưa trải qua các giai đoạn thử nghiệm trên người. Ngày 24/11, Nga công bố dữ liệu sơ bộ quá trình thử nghiệm, cho biết Sputnik V có hiệu quả 95%, tương đương với các loại vaccine của phương tây như sản phẩm của Pfizer- BioNTech và Moderna.
Hai liều Sputnik V dự kiến giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế, tiêm miễn phí cho công dân Nga. Nhiệt độ bảo quản vaccine là 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại vaccine khác.
Vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: Reuters.
Nga tuyên bố vaccine Sputnik V hiệu quả 95%
Nga cho biết Sputnik V, loại vaccine Covid-19 do nước này phát triển, đạt hiệu quả 95% theo phân tích lần thứ hai về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.
Thông báo hôm nay từ Bộ Y tế Nga, Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) cho hay các tính toán dựa trên dữ liệu sơ bộ thu được 42 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất (21 ngày sau liều thứ hai). Đối với dữ liệu thu thập được 28 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất (7 ngày sau liều thứ hai), hiệu quả của vaccine Sputnik V được ghi nhận là 91,4%.
Các mẫu vaccine Sputnik V do Trung tâm Gamaleya ở Moskva, Nga, nghiên cứu và phát triển. Ảnh: Reuters .
Hiện có khoảng 40.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm Sputnik V Giai đoạn ba, trong đó hơn 22.000 người đã tiêm liều đầu tiên và khoảng 19.000 người đã tiêm cả hai liều. Tính toán dựa trên phân tích dữ liệu đối với những tình nguyện viên đã tiêm cả hai liều. Chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình thử nghiệm và công tác giám sát vẫn được duy trì.
Trung tâm Gamaleya, cơ sở nghiên cứu và phát triển vaccine Sputnik V, dự kiến công bố dữ liệu nghiên cứu tạm thời lên một trong những tạp chí y khoa quốc tế hàng đầu. Sau khi hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba, họ sẽ cung cấp quyền tiếp cận báo cáo thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
Thông báo của các nhà phát triển cho biết thêm rằng vaccine hai liều Sputnik V dự kiến có giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế và miễn phí cho công dân Nga. Nhiệt độ bảo quản vaccine là 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại vaccine khác.
Nga hồi tháng 8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19, khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Sputnik V giúp tạo hệ miễn dịch bền vững, dù chưa hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba. Hai tháng sau, nước này tiếp tục cấp phép cho loại vaccine Covid-19 thứ hai có tên EpiVacCorona, do Viện virus học Vector phát triển.
Thế giới đang tràn đầy hy vọng đánh bại Covid-19 nhờ những dấu hiệu tích cực trong công tác phát triển vaccine. Hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna thông báo vaccine mRNA-1273 tiềm năng của họ cũng đạt hiệu quả gần 95%, tương đương mức độ hiệu quả của loại vaccine do hãng dược phẩm Mỹ Pfizer hợp tác phát triển cùng đối tác BioNTech từ Đức.
Nữ y tá Mỹ tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên Sandra Lindsay, một y tá chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế Long Island Jewish, là người đầu tiên tại Mỹ được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ngày 14/12. Lindsay cho biết mũi tiêm không khác biệt so với tiêm các vaccine khác. "Tôi thấy tuyệt vời, nhẹ nhõm", cô nói. Cô Lindsay đã điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, hy vọng...