Vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ được triển khai tiêm như thế nào?
Bạn đọc hỏi: Khi nào trẻ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19 và triển khai tiêm cho độ tuổi này như thế nào?
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN.
Theo dự kiến của Bộ Y tế, trong tháng 4/2022, sẽ có 3 đợt vaccine với khoảng hơn 7 triệu liều về Việt Nam. Hiện đã có gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã về đến Việt Nam, do Australia hỗ trợ. Như vậy, theo dự kiến, còn một đợt vào ngày 13/4 (khoảng 2 triệu liều) và hơn 4 triệu liều dự kiến về trước ngày 18/4.
Ngay sau khi các nguồn vaccine được nhập về, Bộ Y tế sẽ tiến hành các thủ tục kiểm định và phân bổ cho các địa phương để tiêm. Với lượng vaccine từ nguồn viện trợ và mua, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II/2022.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng, Phó viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: Cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng vaccine COVID-19 đợt này. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện từ nhóm trẻ em ở độ tuổi lớn đến bé, từ dưới 12 tuổi (lớp 6) trước, sau đó hạ thấp dần.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, ngành Y tế đã tiến hành tập huấn an toàn tiêm chủng cho trẻ ở độ tuổi 5 đến dưới 12 tuổi và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng. Trẻ sẽ được tiêm hai mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn. Hai loại vaccine được sử dụng tiêm cho trẻ độ tuổi này là: Vaccine của Pfizer (cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi), liều lượng 0,2 ml và vaccine của Moderna (cho trẻ 6 đến dưới 12 tuổi), liều lượng 0,25 ml; 2 mũi tiêm cách nhau 4 tuần.
Sau khi tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm. Trong vòng ba ngày đầu, trẻ cần được theo dõi sát 24/24 giờ. Cha mẹ cũng cần tránh để trẻ vận động mạnh, luôn chuẩn bị sẵn để tránh tai biến nặng có thể xảy ra.
Video đang HOT
Chiều 10/4: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tiêm vaccine mũi 4; TP HCM ra văn bản khẩn về học trực tiếp từ 12/4
Đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ mũi 1 và 2 cho người trên 18 tuổi đều đạt 100%; Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4; TP HCM ra văn bản khẩn về học trực tiếp từ 12/4.
Cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến chiều ngày 10/4 cho thấy, đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến ngày 8/4 là: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 100%, tiêm mũi 3 đạt 51,3%. Đối với người từ 12 - 17 tuổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95,3%.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến chiều ngày 10/4 cho thấy, đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 191.231.565 liều, trong đó mũi 1: 71.382.954 liều; Mũi 2: 69.982.851 liều; Mũi bổ sung: 15.003.297 liều và Mũi 3: 34.862.463 liều.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.229.247 liều, trong đó Mũi 1: 8.819.644 liều; Mũi 2: 8.409.603 liều.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.
UBND TP HCM ra thông báo khẩn về việc học trực tiếp từ ngày 12/4
Ngày 10/4, UBND TP HCM ban hành công văn khẩn về việc tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục từ 1/4.
Theo văn bản trên, UBND TP HCM yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện từ ngày 12/4, tổ chức chăm sóc, giáo dục trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho tất cả trẻ đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non (kể cả trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ), tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Triển khai nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an toàn trường học, chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú giúp phụ huynh học sinh an tâm khi cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học đến trường.
UBND TP HCM cũng yêu cầu các nhà trường tổ chức xây dựng và phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, hệ thống học liệu số, bài giảng số có chất lượng dùng chung, phù hợp với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học cho học sinh khi phải đáp ứng yêu cầu cách ly y tế .
UBND TP HCM giao cho Sở Giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục triển khai hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với từng cấp học, bậc học hoàn thành mục tiêu, đảm bảo chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục...
Bên cạnh đó, tổ chức và hướng dẫn cụ thể việc học tập cho các học sinh thuộc diện phải cách ly y tế cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, UBND TP HCM còn giao Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 trong suốt quá trình dạy học trực tiếp.
Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm? Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,... cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tuần trước...