“Vaccine” ngừa tham nhũng
Công khai tài sản của các quan chức lâu nay được coi như một trong những công cụ quan trọng hạn chế tham nhũng. Tuy nhiên, để biện pháp này đi vào cuộc sống không phải là điều dễ dàng.
Công khai tài sản là biện pháp quan trọng để giảm tham nhũng
Trên cơ sở dữ liệu của 176 quốc gia, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết chỉ có 36% các nước trên thế giới kiểm tra thường xuyên một cách có hệ thống những khác biệt và mâu thuẫn trong kê khai tài sản của những người trong diện phải kê khai. WB cũng lưu ý rằng hiện chỉ có người dân ở 43% các nước trên thế giới có thể biết các tài sản của các quan chức nhà nước.
Video đang HOT
Thực tế hiện nay, yêu cầu kê khai tài sản là bắt buộc ở 93% các nước trên thế giới đối với các thành viên chính phủ, ở 91% các nước đối với các thành viên hội đồng, và ở 62% các nước đối với các công tố viên. Theo cố vấn chính sách về phòng chống tham nhũng của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Jairo Acuna-Alfaro, ở một số quốc gia như Mexico, Rumani, Uganda, Mỹ, Philippines, Thái Lan…, người dân có thể tìm hiểu, tra cứu thu nhập của quan chức bằng nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn như ở Hàn Quốc, biên bản kê khai tài sản của các quan chức cấp cao và cấp trung được Chính phủ công bố trên công báo quốc gia và người dân có thể tìm hiểu, truy cập thông tin này thông qua hệ thống thư viện công cộng. Báo chí cũng công khai đưa tin về nội dung những biên bản kê khai tài sản này.
Philippines thì thành lập hệ thống ngân hàng dữ liệu lưu trữ biên bản kê khai tài sản đặt tại cơ quan Thanh tra cấp trung ương. Hệ thống này tạo điều kiện cho việc kiểm tra mức độ tuân thủ trong kê khai tài sản bởi nó có thể cho ra báo cáo liệt kê những người đã nộp kê khai tài sản trong những năm qua. Nó cũng giúp phân tích xu thế nhờ dữ liệu cho thấy rõ mức độ gia tăng tài sản theo từng năm.
Về chế tài đối với những công chức kê khai sai, chậm trễ hoặc chây ì trong kê khai, mỗi quốc gia cũng có cách thức xử lý riêng. Đơn cử kinh nghiệm của Mexico, công chức nào không kê khai tài sản như luật định sẽ bị tạm cho thôi việc 15 ngày, và nếu tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ kê khai sau 30 ngày kể từ ngày cho tạm thôi việc, hợp đồng lao động của công chức đó sẽ bị vô hiệu hóa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các quy định cũng dễ dàng được thực hiện. Chẳng hạn như tại Indonesia, ông Zulkarnaen, Phó Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (KPK), cho biết mặc dù có quy định các quan chức phải kê khai tài sản, song mới chỉ có 1.800 (70%) trong tổng số 2.400 quan chức trong diện phải kê khai, đã báo cáo tài sản của họ với KPK.
Nhưng có một điều rõ ràng như khẳng định của ông J. Pesme, Giám đốc Liêm chính thị trường của WB, việc công bố tài sản ở một quốc gia sẽ gây khó khăn cho những quan chức tham nhũng muốn che giấu các khoản thu nhập bất chính của họ. Chính vì thế WB khuyến khích việc sử dụng các hệ thống tài chính tiết lộ thông tin về tài sản để xác định các quan chức nhà nước tham nhũng, bởi đây là một công cụ hiệu quả để đưa những “con sâu mọt” này ra trước công lý.
Bên cạnh hai nhân tố then chốt cần có để đảm bảo thành công cho cuộc chiến chống tham nhũng là sự “độc lập và kiên quyết” của cơ quan chống tham nhũng, công khai tài sản của các quan chức là “vaccine” rất hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh trầm kha này với thế giới.
Theo ANTD
Myanmar được xóa nợ hơn 6 tỷ USD
Myanmar đã đạt được thỏa thuận xóa nợ với một loạt chủ nợ quốc tế, tổng giá trị gần 6 tỷ USD. Thông báo của chính phủ Myanmar ngày 28-1 cho biết, các nước chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris đã quyết định giảm một nửa số nợ cho nước này, số còn lại sẽ được phép trả nợ dần trong vòng 15 năm.
Cùng với đó, Nhật Bản cũng đồng ý xóa khoản nợ trị giá hơn 3 tỷ USD cho Myanmar, Na Uy cũng tuyên bố xóa nợ 534 triệu USD cho nước này. Ngoài ra, Nhật Bản còn giúp quốc gia Đông Nam Á này tái cơ cấu các khoản vay trị giá 900triệu USD của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á trong hàng chục năm qua.
Thỏa thuận này là một bước đột phá lớn đối với Myanmar, giúp nước này có được những khoản vay mới để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong đó có mạng lưới điện và cầu cảng. Thỏa thuận này cũng sẽ tạo ra "phản ứng dây chuyền" thu hút thêm các khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới Myanmar. "Myanmar đã đi được chặng đường dài trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện những cải cách chưa từng có để cải thiện đời sống người dân" - ông Annette Dixon, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Myanmar nói.
Theo ANTD
Cú hích từ dự án "khủng" Thái Lan và Myanmar sắp bắt tay triển khai một dự án hợp tác kinh tế "khủng" giữa hai quốc gia láng giềng Đông Nam Á này. Đó là xây dựng đặc khu kinh tế Dawei - SEZ với tổng vốn đầu tư có thể lên tới 50 tỷ USD. Thái Lan vừa thông qua dự thảo xây dựng đặc khu kinh tế...