Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson có thể chống lây nhiễm trong 6 tháng
Hãng Johnson & Johnson ngày 6/1 thông báo một nghiên cứu từ số liệu thực tế cho thấy loại vaccine ngừa COVID-19 liều một mũi duy nhất của hãng có tác dụng chống lây nhiễm và nhập viện trong vòng 6 tháng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J) tại Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu do Johnson & Johnson tài trợ, dựa trên dữ liệu của 168 triệu người, được tiến hành từ ngày 1/1- 7/9/2021, trước khi biến thể Omicron được phát hiện. Hiện nghiên cứu chưa được giới chuyên gia đánh giá độc lập.
Trong thông báo, Johnson & Johnson cho biết tác dụng chống lây nhiễm của vaccine do hãng phát triển chỉ bắt đầu suy giảm khả năng bảo vệ từ tháng thứ 4, so với từ tháng thứ 2 như các loại vaccine tiêm hai mũi của các hãng đối thủ Pfizer/BioNTech hay Moderna. Cũng theo Johnson & Johnson, nghiên cứu không phát hiện tình trạng suy giảm tác dụng ngăn bệnh trở nặng của cả 3 loại vaccine nói trên.
Nguy cơ khó tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 ở những nước thu nhập trung bình cao
Các loại thuốc viên điều trị bệnh COVID-19 có thể sẽ sớm được sản xuất trên toàn thế giới và được giới chuyên gia y tế kỳ vọng là công cụ quan trọng, giúp làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên thế giới.
Thuốc PAXLOVID điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer được sản xuất tại Freiburg, Đức ngày 16/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, Mỹ đã cấp phép sử dụng đối với hai loại thuốc viên điều trị COVID-19 là Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer và Molnupiravir của công ty Merck, mở đường cho các nước khác cũng cấp phép sử dụng hai loại thuốc này. Số nhà sản xuất các loại thuốc điều trị COVID-19 được cho là sẽ nhiều hơn các nhà bào chế vaccine bởi quy trình sản xuất vaccine phức tạp hơn rất nhiều so với sản xuất thuốc. Tuy nhiên, trong khi việc này có thể làm cho nguồn cung thuốc điều trị COVID-19 trở nên dễ có sẵn hơn ở những nước nghèo, thì những nước có thu nhập trung bình cao sẽ không được như vậy. Bên cạnh đó, sự thành công của các phương pháp điều trị này sẽ phụ thuộc vào việc liệu những nước này có thể chẩn đoán nhanh để điều trị cho bệnh nhân trong vòng 5 ngày sau khi có triệu chứng nhiễm bệnh.
Khác với vaccine ngừa COVID-19 thường do các hãng bào chế vaccine phối hợp với một số đối tác lựa chọn bào chế, thuốc điều trị COVID-19 sẽ được các nhà sản xuất thuốc generic sản xuất để bán cho những quốc gia nghèo hơn trên thế giới. Thuốc generic là bản sao của thuốc "gốc" với thành phần hoạt chất tương tự nhau.
Cả hãng Pfizer và Merck đã ký các thỏa thuận chia sẻ bản quyền thuốc của mình với Tổ chức Bằng sáng chế thuốc Medicines Patent Pool (MPP) do Liên hợp quốc bảo trợ.
Theo MPP, tổ chức này đến nay đã nhận được hơn 100 đơn xin sản xuất cho mỗi loại thuốc từ các nhà sản xuất thuốc generic. MPP sẽ cấp phép sản xuất cho các đối tác mà tổ chức này chọn trước cuối tháng 1/2022.
Cựu giám đốc điều hành MPP và hiện đang đứng đầu dự án Luật và Chính sách y tế, Ellen Hoen, cho biết các thỏa thuận này rất quan trọng, có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, dẫn tới hoạt động sản xuất thuốc trên quy mô lớn với chi phí thấp. Việc này đồng nghĩa là sẽ gây bớt áp lực về giá thuốc, mang lại lợi ích cho các nước được hưởng lợi trực tiếp.
Khoảng 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ có thể tiếp cận với các thuốc generic này thông qua các thỏa thuận với MPP, trong đó có Ấn Độ, nước sản xuất thuốc generic lớn nhất thế giới. Điều đáng lưu ý là những nước không tham gia thỏa thuận này là những nước đông dân và có thu nhập trung bình cao như Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Những nước này dự kiến sẽ mua thuốc trực tiếp từ nhà sản xuất thuốc "gốc". Các nhà sản xuất thuốc thông báo sẽ đưa ra các mức giá thuốc khác nhau tại mỗi nước. Theo nhận định của các chuyên gia, việc này có thể dẫn tới việc tiếp cận thuốc bị hạn chế hơn ở những nước thu nhập trung bình cao, nếu chính phủ những nước này không linh hoạt trong quy định quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất hoặc nhập khẩu thuốc generic.
Theo bà Leena Menghaney, cố vấn tư pháp của tổ chức Bác sĩ không biên giới, thuốc Paxlovid của hãng Pfizer sẽ có sẵn để phục vụ cho một số lượng lớn người mắc COVID-19 thể nhẹ và trung bình ở những nước có thu nhập cao, trong khi những nước có thu nhập trung bình cao sẽ không được như vậy. Hoạt động sản xuất thuốc generic sẽ giúp cho việc tiếp cận thuốc này trở nên dễ dàng hơn ở những nước thu nhập thấp hoặc trung bình nằm trong danh sách chỉ định của MPP.
1/10 trẻ em Mỹ mắc COVID-19 Theo báo cáo mới nhất của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội bệnh viện Nhi, nước Mỹ đã có trên 7,5 triệu trẻ em dương tính với COVID-19, chiếm 10% tổng số trẻ em ở nước này. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN Cụ thể...