Chuyên gia: Nhật Bản đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 6 của dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ông Toshio Nakagawa, Chủ tịch Hội Y học Nhật Bản, nhận định nước này đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 6 của dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/1/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên ở Tokyo ngày 6/1, ông Nakagawa nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 6 trên toàn quốc. Tốc độ lây lan của dịch bệnh đang trở nên cực kỳ nhanh”.
Trong bối cảnh đó, ông Nakagawa nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét lại “gói vaccine và xét nghiệm” – một chính sách mới của Chính phủ Nhật Bản về nới lỏng các biện pháp hạn chế ngay cả khi ban bố tình trạng khẩn cấp hoặc áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm dựa trên việc sử dụng các giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc giấy chứng nhận có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Theo chuyên gia này, các chính quyền địa phương cần chuẩn bị để đề nghị chính quyền trung ương cho phép áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong lúc duy trì dự báo về số ca mắc mới.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), ngày 6/1, nước này phát hiện thêm 4.475 ca mắc mới, tăng gần gấp đôi so với con số 2.638 ca được ghi nhận một ngày trước đó và cao nhất kể từ ngày 18/9/2021. Trong 47 tỉnh, thành của Nhật Bản, các tỉnh Okinawa và Yamaguchi đều ghi nhận số ca mắc mới tăng cao kỷ lục, tương ứng là 981 và 181 ca. Trong khi đó, số ca mắc mới ở Tokyo và Osaka, hai thành phố lớn nhất nước này, cũng tăng gần gấp đôi, lần lượt là 641 và 505 ca.
Tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản) có hiệu lực
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 23/5, tình trạng khẩn cấp bắt đầu có hiệu lực ở tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, nâng tổng số tỉnh, thành nằm trong phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ở nước này lên con số 10.
Theo dự kiến, tình trạng khẩn cấp ở Okinawa sẽ có hiệu lực tới ngày 20/6, dài hơn so với tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng ở 9 tỉnh, thành khác.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 14/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trước đó, kể từ ngày 12/4, Okinawa đã được đưa vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn chưa phát huy tác dụng. Một ngày trước khi tình trạng khẩn cấp có hiệu lực, số ca nhiễm mới ở Okinawa đã tăng cao kỷ lục lên 231 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới ở đây tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở Nhật Bản. Ngày 22/5, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 84 ca tử vong và 5.041 ca nhiễm mới, trong đó số ca nhiễm mới ở Hokkaido - một tỉnh ở cực Bắc và đang nằm trong phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp, tăng cao kỷ lục ngày thứ hai liên tiếp lên 658 ca, khiến nhiều trung tâm thương mại phải quyết định đóng cửa trong 2 ngày cuối tuần để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka đều giảm, tương ứng là 602 ca và 406 ca. Số bệnh nhân nguy kịch ở Nhật Bản cũng tăng cao kỷ lục lên 1.303 ca so với mức kỷ lục trước đó là 1.294 ca được ghi nhận vào ngày 21/5.
Trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu sẽ sớm lắng dịu, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng gia hạn tình trạng khẩn cấp ở 9 tỉnh, thành, gồm thủ đô Tokyo và các tỉnh Hokkaido, Aichi, Kyoto, Osaka, Hyogo, Okayama, Hiroshima, Fukuoka, khi biện pháp này sắp hết hạn vào ngày 31/5.
Đài truyền hình NHK dẫn lời Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết chính phủ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh trước khi quyết định có nên gia hạn tình trạng khẩn cấp hay không. Một số ý kiến trong chính phủ kêu gọi gia hạn tình trạng khẩn cấp ở những địa phương này tới ngày 20/6.
Tập đoàn Nhật Bản thừa nhận nhân viên chết vì làm thêm giờ Đây là lần hiếm hoi gã khổng lồ điện tử Nhật Bản Panasonic nhận trách nhiệm và xin lỗi vì để nhân viên làm việc quá sức dẫn đến tự tử. Người đàn ông 43 tuổi (đến từ tỉnh Hiroshima) làm việc tại Panasonic từ năm 2003 với tư cách là công nhân nhà máy. Tháng 4/2019, anh được thăng chức phó phòng...