Vaccine Covid-19 Trung Quốc chống được biến thể Nam Phi
Hai vaccine Covid-19 từ Công ty Sinopharm và Trùng Khánh Trí Phi tạo miễn dịch chống lại biến thể nCoV từ Nam Phi, song hiệu quả thấp hơn chủng virus gốc.
Kết quả được công bố hôm 2/2 trên tạp chí BioRxiv . Trước đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu 12 mẫu phẩm từ những người đã tiêm một trong hai vaccine của hai hãng dược.
“Cần xem xét kỹ lưỡng việc vaccine giảm hiệu quả trước biến thể nCoV tại Nam Phi, điều này có thể ảnh hưởng hiệu quả lâm sàng của hai vaccine này”, các tác giả nghiên cứu từ Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh (thuộc Công ty Sinopharm), Viện Khoa học Trung Quốc, và hai cơ quan khác, nhấn mạnh.
Hôm 31/12/2020, vaccine Covid-19 do Sinopharm phát triển trở thành “ứng viên” đầu tiên được giới chức Trung Quốc phê duyệt sử dụng. Trước đó, Sinopharm công bố dữ liệu sơ bộ chứng minh vaccine hiệu quả 79%, đánh giá là “bước đột phá trong cuộc chiến chống dịch ở châu Á”. Vaccine của Sinopharm cũng đang được sử dụng tại một số quốc gia, trong đó có UAE, Hungary.
Các công ty công nghệ sinh học Trung Quốc chủ yếu sử dụng công nghệ truyền thống để phát triển vaccine. “Ứng viên” của Sinopharm dựa trên mẫu nCoV bất hoạt, đưa vào cơ thể nhằm hướng dẫn cho hệ thống miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh. Sản phẩm đủ năng lực thương mại hóa nhanh chóng như vaccine từ hãng dược Mỹ Moderna hay nhóm nghiên cứu Đại học Oxford và AstraZeneca.
Video đang HOT
Hình ảnh thương hiệu Sinopharm tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc (CIFTIS) năm 2020. Ảnh: Reuters
Vaccine Covid-19 của Trùng Khánh Trí Phi đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Trung Quốc và nước ngoài.
Các biến thể nCoV, trong đó có biến thể 501.V2 từ Nam Phi và biến thể B.1.1.7 ở Anh là mối lo ngại của giới y tế bởi khả năng làm suy yếu tác dụng vaccine và các phương pháp điều trị hiện có. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vaccine sơ bộ của hãng dược Novavax và Johnson & Johnson cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa nCoV của vaccine kém hiệu quả hơn trên tình nguyện viên tại Nam Phi – nơi biến thể 501.V2 lây lan rộng rãi.
Cuối tháng 1, Pfizer-BioNTech tuyên bố vaccine Covid-19 của hãng có hiệu quả ngăn ngừa các biến thể nCoV từ Anh và Nam Phi. Đặc biệt, hãng cho biết những khác biệt nhỏ giữa chủng virus gốc và các biến thể gần đây không làm giảm tác dụng của vaccine. Do đó không cần phát triển một loại vaccine mới để đối phó với các biến thể, song sẽ tiếp tục theo dõi hiệu quả thực tế của vaccine, bao gồm cả khả năng chống lại các biến thể mới.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 104 triệu ca nhiễm, hơn 2,2 triệu ca tử vong và hơn 76 triệu người đã bình phục.
Trung Quốc muốn chia sẻ 10 triệu liều vaccine toàn cầu
Trung Quốc lên kế hoạch cung cấp 10 triệu liều vaccine Covid-19 theo sáng kiến chia sẻ vaccine Covax, khi ba công ty dược phẩm nước này xin gia nhập.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân công bố kế hoạch chia sẻ vaccine trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, nhưng không cung cấp chi tiết.
Sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu Covax, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và liên minh vaccine GAVI dẫn đầu, dự kiến cung cấp vaccine Covid-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong tháng này, với 2 trong số 3 tỷ liều dự kiến được phân phối năm nay.
Y tá tiêm vaccine Sinovac cho tình nguyện viên ở Brazil hồi tháng 8. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tháng trước cho hay 3 công ty của nước này là Sinovac Biotech, Sinopharm và CanSino Biologics đã đệ đơn xin gia nhập sáng kiến.
WHO đang xem xét các đơn và có thể đưa ra quyết định với vaccine của Sinopharm và Sinovac sớm nhất vào tháng 3, theo một tài liệu nội bộ của Covax. Ba công ty Trung Quốc hiện chưa bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc đang tổ chức tiêm chủng cho người dân bằng vaccine Sinovac và Sinopharm. Hai vaccine cũng đang được phân phối ở nhiều quốc gia, bao gồm Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Vaccine của CanSino đã được phê duyệt sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Chưa có công ty Trung Quốc nào công bố dữ liệu chi tiết về hiệu quả của các vaccine, nhưng do nguồn cung vaccine của các nhà sản xuất phương Tây hạn chế nên nhiều nước đang phát triển vẫn đăng ký dùng vaccine của Trung Quốc.
Sinovac và Sinopharm ban đầu cho biết vaccine của họ đạt hiệu quả hơn 78%, nhưng các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của ứng viên vaccine Sinovac tại Brazil chỉ cho hiệu quả 50,38%.
Sinovac vẫn khẳng định vaccine của mình hiệu quả, bất chấp một số nước đã cân nhắc và tạm dừng việc phân phối vaccine này, trong khi các nhà khoa học kêu gọi công ty dược Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu.
Sinopharm, công ty thuộc sở hữu nhà nước có vaccine Covid-19 đầu tiên được phê duyệt ở Trung Quốc, cho biết sản phẩm của họ đạt hiệu quả 79,34% trong các thử nghiệm.
Ấn - Trung cạnh tranh ngoại giao vaccine Covid-19 Nam Phi nhận 1 triệu liều Covishield do Ấn Độ sản xuất khi quốc gia châu Á muốn dùng ngoại giao vaccine để quảng bá hình ảnh toàn cầu. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho hay số vaccine của Ấn Độ "mang theo lời hứa rằng chúng tôi có thể đảo chiều dịch bệnh này, thứ đã tàn phá và gây khó...