Vaccine Covid-19 rời kho TP HCM đi Hà Nội
Tối 6/3, những liều vaccine Covid-19 AstraZeneca đầu tiên đã xuất kho VNVC, lên đường ra sân bay Tân Sơn Nhất đi Hà Nội.
20h, tại Công ty Cổ phần vacxin Việt Nam (VNVC), nhân viên kho lạnh bảo quản vaccine Covid-19 AstraZeneca bắt đầu tiến hành đóng gói vaccine vào thùng chuyên dụng. Họ xếp lần lượt từng hộp nhỏ vaccine nhỏ vào thùng giấy, gắn thiết bị đo nhiệt độ. Các thao tác diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác.
Nửa giờ sau, hai thùng vaccine AstraZeneca đã niêm phong, dán nhãn xong, đảm bảo điều kiện bảo quản từ 2 đến 8 độ C. Hàng được đưa lên ôtô chuyên dụng, rời khỏi kho tổng của Công ty Cổ phần vacxin Việt Nam (VNVC) đến sân bay Tân Sơn Nhất. Vì lý do bảo mật, VNVC không thể tiết lộ cụ thể số lượng vaccine chuyển đi.
Lô vaccine được gắn thiết bị đo nhiệt độ trước khi niêm phong. Ảnh: Thư Anh.
Anh Trần Hàn Tuấn, trưởng bộ phận kho lạnh miền Nam của VNVC cho biết, hàng theo chuyến bay đã được đặt sẵn bởi đối tác vận chuyển của đơn vị. Đối tác vận chuyển chịu trách nhiệm an ninh, bảo mật thông tin chuyến bay và hàng hóa. VNVC có nhân viên theo lô hàng sát sao, từ khi xuất kho, vào máy bay, chuyển tiếp lên xe chuyên dụng về thẳng kho tổng tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau đó, lô vaccine một lần nữa được kiểm đếm, nhập kho trước khi phân phối giao đến các địa điểm chỉ định của Bộ Y tế tại Hà Nội và Hải Dương.
Video đang HOT
Theo anh Tuấn, thùng đựng vaccine Covid-19 AstraZeneca giữ nhiệt độ bảo quản tiêu chuẩn (2 đến 8 độ C) ổn định nhất trong vòng 24 giờ. Do đó, tổng thời gian vận chuyển lô hàng không vượt quá giới hạn này.
“Chắc chắn vaccine sẽ về đến kho tổng ở Hà Nội trước 0h ngày 7/3″, anh Tuấn nói.
Tối qua, VNVC đã tổ chức diễn tập vận chuyển vaccine Covid-19 trước khi chính thức xuất đi hôm nay. Vaccine AstraZeneca có điều kiện bảo quản và quy trình vận chuyển không khác với nhiều loại vaccine đang lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là vaccine được nhập khẩu trong tình huống khẩn cấp phòng chống Covid-19. Do đó, các quy trình phải thận trọng, giảm thiểu tối đa tình huống bất lợi có thể xảy ra.
Hai thùng vaccine sẽ có mặt tại Hà Nội ngay trong đêm nay. Ảnh: Thư Anh.
Theo Bộ Y tế, ngày 8/3, Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM là ba địa điểm đầu tiên được tiêm vacccine Covid-19. Ngoài ra, các cơ sở y tế khác đang điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng được điều phối một số liều vaccine. Nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 sẽ tiêm trước. Họ sẽ tiêm đủ 2 liều vaccine của AstraZeneca, mỗi liều cách nhau 12 tuần.
Tối 6/3, Bộ Y tế đã thông báo số lượng vaccine cụ thể điều phối cho 35 đơn vị tiêm.
Tổng số vaccine Covid-19 hiện nay chỉ 117.600 liều. Bộ Y tế đang phối hợp tích cực làm việc với đối tác nước ngoài để chuyển sớm vaccine về Việt Nam, hy vọng tháng 3 có thể có thêm 1,3 triệu liều vaccine trong chương trình Covax Facility. Sau đó, tháng 4 và 5, nguồn cung vaccine tiếp tục tăng lên. Do số lượng vaccine ít nên tập trung ưu tiên 11 nhóm đối tượng và nhóm trực tiếp tham gia phòng chống dịch.
TP.HCM kiến nghị sớm giao đất quốc phòng để mở đường nối khu sân bay Tân Sơn Nhất
Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất quốc phòng thực hiện dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa.
Vẫn thường xảy ra ùn tắc xe ở đoạn cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Ban giao thông, dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa nhằm phục vụ kết nối giao thông của nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông khu vực này.
Đây cũng là nút then chốt góp phần phát triển mạng lưới giao thông, kinh tế, xã hội của toàn TP.
Trước đó, tháng 11-2020, Bộ Quốc phòng đã đồng ý chủ trương bàn giao khoảng 11,8ha đất quốc phòng cho địa phương quản lý, sử dụng để thực hiện dự án.
Bộ Quốc phòng đề nghị UBND TP.HCM và các cơ quan trực thuộc phối hợp các đơn vị quân đội cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2025 trên địa bàn TP.HCM. Đồng thời yêu cầu điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở đất quốc phòng, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt...
Tuy nhiên, hiện nay việc điều chỉnh quy hoạch đất quốc phòng đối với diện tích đất phục vụ xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (khoảng 11,8ha) nếu chờ cập nhật, điều chỉnh vào quy hoạch sử dụng đất quốc phòng tổng thể thời kỳ 2021-2030 sẽ mất nhiều thời gian, khó đáp ứng tiến độ hoàn thành.
Thực tế, chỉ đạo của Chính phủ, dự kiến nhà ga T3 khởi công trong quý 3-2021 và hoàn thành quý 3-2023. Việc chậm giao đất sẽ gây ảnh hưởng tiến độ hoàn thành dự án phục vụ khai thác nhà ga T3.
Ban giao thông trình UBND TP.HCM xém xét, kiến nghị Bộ Quốc phòng đồng ý chủ trương và giao các đơn vị liên quan sớm thực hiện các thủ tục tách riêng phần đất dành cho dự án xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng sang đất giao thông.
Kiến nghị UBND TP trình Bộ Quốc phòng và Chính phủ phê duyệt, nhằm đồng bộ với tiến độ của dự án xây dựng nhà ga T3 đang triển khai thực hiện, làm cơ sở pháp lý thực hiện các công việc tiếp theo.
Cùng với đó, Ban trình UBND TP kiến nghị Bộ Quốc phòng đồng ý chủ trương cho phép tách riêng phần đất quốc phòng dành cho dự án xây dựng đường nối để thực hiện thủ tục sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục để trình Ban chỉ đạo 167 Bộ Quốc phòng báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng thông qua phương án sắp xếp lại đối với các cơ sở nhà, đất quốc phòng thuộc phần diện tích khoảng 11,8ha tại sân bay Tân Sơn Nhất và thống nhất với Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt, chuyển giao về địa phương.
Hơn 900 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiêm vắc xin đợt đầu Dự kiến ngày 8-3 sẽ có trên 900 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiêm vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam mới nhập về từ ngày 24-2 vừa qua. Vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam mới nhập về từ ngày 24-2 sẽ được tiêm cho các nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh:...