Vaccine COVID-19 qua đường uống sớm bắt đầu được thử nghiệm trên người
Loại vaccine ngừa COVID-19 bào chế dưới dạng viên thuốc uống và sử dụng tại nhà có thể sẽ bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng trong tương lai gần.
Vaccine dạng viên thuốc qua đường uống sẽ sớm thử nghiệm lâm sàng. Ảnh minh họa: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, loại vaccine tiên phong này có tên gọi là Oravax do hãng dược phẩm Oramed của Mỹ-Israel và công ty sinh học Premas của Ấn Độ phối hợp phát triển. Hai công ty đã bắt tay thành lập công ty Oravax Medical với hy vọng sẽ kết hợp công nghệ làm thuốc qua đường uống đối với vaccine để tạo ra một cách thức chủng ngừa mới trước đại dịch COVID-19.
Sau khi thử nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện vaccine dạng uống có thể giúp tạo ra các kháng thể có khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2. Điểm đặc biệt ở đây là chỉ với một viên nang Oravax duy nhất, các con vật đã có khả năng miễn dịch trước dịch bệnh COVID-19. Đây là điểm khác biệt và được cho là ưu thế vượt trội so với một số loại vaccine ngừa COVID-19 hiện hành cần hai mũi tiêm.
Video đang HOT
Ông Prabuddha Kundu – người đồng sáng lập của Premas – phát biểu trước truyền thông Ấn Độ rằng việc sử dụng vaccine dạng uống sẽ “tương tự như uống một viên vitamin” và “chúng tôi chắc chắn 100% rằng công nghệ này hiệu quả và đầy hứa hẹn”. Ông nói thêm các kết quả từ các thử nghiệm sơ bộ trên động vật sẽ sớm được công bố trên một tạp chí khoa học.
Trong khi đó, Nadav Kidron – Giám đốc điều hành của Oramed – nói rằng loại vaccine uống này sẽ loại bỏ các vấn đề hậu cần phát sinh từ các đợt tiêm chủng trên toàn thế giới và nhấn mạnh các viên thuốc này thậm chí có thể được sử dụng thoải mái tại nhà.
Thuốc có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng, giúp giảm bớt một số vấn đề giữ lạnh đối với vaccine truyền thống. Giám đốc Kidron tuyên bố việc sử dụng vaccine dạng uống có thể dẫn đến ít tác dụng phụ hơn. Hình thức viên nang cũng sẽ trở nên đặc biệt hữu ích nếu vaccine COVID-19 sau này trở thành liều thuốc tăng cường hàng năm như phòng cúm mùa.
Oravax Medical sẽ tiến hành thử nghiệm trên người ở một số quốc gia, trong đó có Mỹ, Israel, Mexico và Châu Âu. Đợt nghiên cứu mới có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng Bảy.
Australia trấn an về vaccine AstraZeneca
Australia kêu gọi người dân bình tĩnh trước thông tin Nam Phi ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì kém hiệu quả bảo vệ với biến chủng nCoV.
"Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Mà đây lại là nhiệm vụ cơ bản của vaccine", Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt nói hôm 7/2, trấn an người dân trước thông tin Nam Phi ngừng sử dụng vaccine Oxford/AstraZeneca.
Mẫu vaccine Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Reuters
Dữ liệu nghiên cứu công bố hôm 7/2 cho thấy hai liều vaccine Oxford/AstraZeneca chỉ mang lại khả năng "bảo vệ tối thiểu" ở mức độ nhẹ và trung bình trước biến chủng nCoV được phát hiện tại Nam Phi.
Nghiên cứu này được tiến hành trên khoảng 2.000 tình nguyện viên có độ tuổi trung bình là 31, với khoảng một nửa số này đã tiêm vaccine Oxford/AstraZeneca và nửa còn lại tiêm giả dược, tức thuốc không có tác dụng.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí rằng khả năng trung hòa virus chống lại biến thể B.1.351 đã "giảm đáng kể" so với chủng nCoV trước đó. Hiệu quả của vaccine này với những ca Covid-19 nghiêm trọng, nhập viện và tử vong không được đánh giá.
Australia dự kiến phê chuẩn sử dụng vaccine AstraZeneca trong vài ngày tới. Nước này đã đặt hàng 53 triệu liều. Chính quyền hy vọng loại vaccine này sẽ đủ số lượng đảm bảo triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn diện.
Tháng trước, chính quyền đã phê chuẩn vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech và sẽ triển khai tiêm chủng cuối tháng này. Australia chịu ít áp lực hơn các nước phương Tây khác trong việc triển khai tiêm chủng, bởi chỉ ghi nhận 28.800 ca nhiễm và 909 ca tử vong.
Hơn ca 107 triệu ca nCoV toàn cầu, Oxford hứa hẹn vaccine đối phó biến chủng nCoV Ca nhiễm nCoV toàn cầu vượt 107 triệu, hơn 2,3 triệu người chết, Oxford hứa hẹn ra mắt bản vaccine Oxford/AstraZeneca mới có thể đối phó biến chủng nCoV. Giáo tại Đại học Oxford Sarah Gilbert hôm 7/2 cho biết một phiên bản mới của vaccine Oxford/AstraZeneca, có khả năng đối phó với biến chủng nCoV lần đầu được phát hiện ở Nam...