Vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ em
Một trong những lo ngại hàng đầu của các bậc phụ huynh khi con nhỏ tiêm vaccine phòng COVID-19 là liệu vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con cái họ trong tương lai?
Bé gái 9 tuổi Alejandra Gerardo nhìn vào mẹ khi tiêm vaccine Pfizer tại Durham, North Carolina (Mỹ). Ảnh: AP
Quỹ Gia đình Kaiser trong tháng 10 đã thực hiện khảo sát và thu được kết quả 66% phụ huynh có con trong độ tuổi từ 5-11 quan ngại về khả năng vaccine COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của con cái họ về sau.
Nhưng kênh CNN (Mỹ) cho biết các bác sĩ và quan chức y tế đều thống nhất rằng đây không phải là điều đáng lo ngại.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ thông báo trên trang mạng chính thức: “Những tuyên bố vô căn cứ liên kết vaccine COVID-19 với vô sinh đã bị bác bỏ về mặt khoa học. Không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID-19 có thể dẫn đến mất khả năng sinh sản. Tuy khả năng sinh sản không được nghiên cứu cụ thể trong các thử nghiệm lâm sàng của vaccine COVID-19, nhưng không hề ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng khả năng sinh sản trong những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm hoặc hàng triệu người đã tiêm vaccine. Cũng không có dấu hiệu vô sinh nào xuất hiện trong các nghiên cứu trên động vật. Tương tự, không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ em”.
Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cũng có quan điểm tương tự và khuyến khích phụ nữ tiêm vaccine COVID-19. ACOG khẳng định vaccine COVID-19 không tác động đến khả năng sinh sản. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ ( CDC) cũng đưa ra nhận định tương tự với nam giới.
Việc tiêm vaccine COVID-10 cho trẻ em từ 5-11 tuổi tại Mỹ dự kiến được khởi động trong tháng 11. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ( FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp Pfizer cho nhóm nhỏ tuổi từ 5-11 vào ngày 29/10 và các cố vấn vaccine cho CDC có lịch trình nhóm họp để thảo luận xem có nên khuyến nghị sử dụng Pfizer cho những trẻ nhỏ vào 2/11.
Trong tháng 10, một số thành viên của Ủy ban Cố vấn sản phẩm liên quan đến sinh học và vaccine của FDA bày tỏ ý kiến về việc tiêm vaccine cho nhóm trẻ em có phù hợp ở thời điểm này hay không. Nhưng không có một ai băn khoăn về tác động của vaccine đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ em bởi thực chất không có cơ sở khoa học cho nghi vấn này. Sau đó Ủy ban Cố vấn sản phẩm liên quan đến sinh học và vaccine của FDA đã bỏ biếu đề xuất sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer cho trẻ em trong nhóm 5-11 tuổi.
Y tá chuẩn bị mũi tiêm Pfizer tại Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: AP
Bác sĩ Paul Offit, một trong những cố vấn vaccine của FDA và đang công tác tại bệnh viện nhi Philadelphia giải thích: “Thông tin sai lệch bắt nguồn từ quan điểm cho rằng có tương đồng giữa protein gai của virus SARS-CoV-2 và một protein có trong bề mặt tế bào nhau thai mang tên syncytin-1. Do vậy, có lập luận rằng nếu tiêm vaccine COVID-19 và cơ thể phản ứng chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 thì hệ thống miễn dịch cũng làm điều tương tự với protein syncytin-1. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Hai protein này là khác nhau. Nó giống như kiểu nói rằng bạn và tôi đều có cùng một số an sinh xã hội vì cả hai đều chứa số 5. Vì vậy, điều đó là sai lầm ngay từ đầu”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Peter Marks, người đứng đầu đơn vị vaccine của FDA vào ngày 29/10 đã phát biểu tại một buổi họp báo: “Những loại vaccine này đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu khác nhau trước khi chúng được đưa đến các bệnh viện và hiện chúng đã được tiêm cho hàng triệu người. Không có bằng chứng cho thấy có tác dụng phụ đối với khả năng sinh sản của từ những loại vaccine này và không có lý do gì khiến người ta nghi ngờ về vaccine công nghệ mRNA”.
Tiến sĩ Peter Marks tuyên bố: “Con của tôi vẫn ở trong độ tuổi này và tôi sẽ không hề ngần ngại một giây nào trong việc cho phép con cái được tiêm vaccine COVID-19″.
Cái khó lúc 15h30 của cha mẹ Trung Quốc
Theo chính sách mới, học sinh sẽ ra về lúc 15h30 nhưng phụ huynh vẫn làm việc đến 17-18h. Vậy ai sẽ là người trông trẻ trong thời gian chúng chờ bố mẹ?
Trung Quốc vừa công bố một số cải cách đối với vấn đề giáo dục và dạy thêm sau giờ học.
Đây được gọi là chính sách "giảm kép", làm giảm gánh nặng cho cả trẻ em và phụ huynh bằng cách rút ngắn thời gian làm bài tập về nhà và học thêm cho học sinh từ lớp một đến lớp 9.
Chạy đua học thêm
Theo Sixth Tone , đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc ban hành những cải cách tương tự. Năm 1990, Ủy ban Giáo dục - tiền thân của Bộ Giáo dục ngày nay - đã giới hạn thời gian học tập ở trường xuống còn 6 giờ/ngày đối với học sinh tiểu học và 8 giờ/ngày đối với học sinh trung học.
Một thập kỷ sau, vào năm 2001, Hội đồng Nhà nước đã nhắc lại tầm quan trọng của việc "giảm gánh nặng giáo dục".
Và vào năm 2018, Bộ Giáo dục tiếp tục thắt chặt quy định dạy thêm, nỗ lực hạn chế việc dạy học ngoài giờ.
Một cậu bé trở về nhà sau giờ học ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Hình ảnh được chụp vào ngày 2/9. Ảnh: People Visual.
Trước những lần cải cách nêu trên, phụ huynh, học sinh và giáo viên đều có phản ứng trái chiều. Lý do là bởi các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa giải quyết được vấn đề "3h30 chiều". Tức là nếu trường học ra về lúc 15h30 nhưng phụ huynh vẫn phải làm việc đến 17-18h, ai sẽ là người trông trẻ trong thời gian chờ bố mẹ?
Mặc dù từ bề ngoài, chính sách mới là nỗ lực để giảm bớt bài tập ở trường và cho phép trẻ em có nhiều thời gian rảnh hơn. Thế nhưng, trong bản chất, chính sách đã chuyển gánh nặng chăm sóc trẻ em từ nhà trường sang cho gia đình.
Các gia đình có đủ khả năng kinh tế thuê bảo mẫu hoặc gia sư sẽ không quá quan ngại vấn đề nêu trên. Nhưng những gia đình còn lại, họ không có điều kiện thuê giáo viên, nhưng cũng không muốn nhìn con mình bị thụt lùi so với chúng bạn.
Trung Quốc bắt đầu hạn chế tình trạng dạy thêm ngoài giờ. Ảnh: Reuters .
Theo một cuộc khảo sát quốc gia vào năm 2016 về ngành dạy thêm do Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc thực hiện, hơn 80% phụ huynh tin rằng học thêm là điều cần thiết đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, và gần 60% sẵn sàng chi một nửa hoặc nhiều hơn một nửa thu nhập khả dụng của gia đình vào việc cho con đi học thêm.
Công ty nghiên cứu thị trường iResearch cũng đưa ra số liệu cho thấy thị trường dạy kèm riêng cho K-12 (từ mẫu giáo đến hết lớp 12) vào năm 2020 tại Trung Quốc là gần 900 tỷ nhân dân tệ (tương đương 139 tỷ USD), tăng gần gấp 3 lần kể từ năm 2013.
Để giải quyết vấn đề "3:30 chiều", nhà hoạch định chính sách đã thúc đẩy các nhà trường thiết kế nhiều hơn các chương trình chất lượng cao sau giờ học để thu hút học sinh tham gia cho đến khi cha mẹ các em đi làm về.
Thông điệp họ đưa ra rất đơn giản: Các dịch vụ giáo dục nên được cung cấp bởi nhà nước, không phải bởi các công ty tư nhân nơi chỉ dành cho những người giàu có.
Tuy nhiên, mặc cho các hoạt động ngoại khóa tại trường có hấp dẫn ra sao, các gia đình trung lưu và thượng lưu ở thành thị Trung Quốc vẫn không muốn từ bỏ hoàn toàn việc cho con học thêm. Họ nhắm đến các lớp học ngoài giờ khác như ngoại ngữ, thư pháp, thể thao và âm nhạc, những môn không chịu hạn chế bởi chính sách "giảm kép".
Trong khi đó, các gia đình thuộc tầng lớp lao động sẽ vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn tài chính để cho con đi học hành một cách hiệu quả.
Xóa bỏ bất bình đẳng giáo dục
Theo Sixth Tone , rất nhiều người Trung Quốc có quan niệm rằng giáo dục là động lực thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội.
Như 2 nhà kinh tế học Matthias Doepke và Fabrizio Zilibotti lập luận trong cuốn sách "Tình yêu, tiền bạc và cách nuôi dạy con cái" của mình, việc đầu tư cho con cái nhiều hơn chính là minh chứng của sự gia tăng thu nhập và phân chia rạch ròi giữa giàu - nghèo.
Ở các nước có tỷ lệ bất bình đẳng kinh tế cao, bậc cha mẹ thường cảm thấy áp lực hơn trong việc hỗ trợ và chuẩn bị cho tương lai cho con cái.
Ngược lại, ở các quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng tương đối thấp và các chính sách thân thiện hơn với gia đình, bậc cha mẹ thường tập trung nhiều hơn vào nhu cầu của con trẻ và tạo điều kiện cho chúng phát triển lành mạnh.
Điều này cho thấy vấn đề thực sự ở đây chính là tiêu chuẩn xã hội và định kiến về giai cấp. Tư tưởng này sẽ không biến mất nhờ chính sách giảm kép. Có lẽ các nhà chức trách Trung Quốc cần kết hợp chính sách giáo dục với một loạt các biện pháp xã hội khác nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, cải thiện điều kiện việc làm và các chương trình phúc lợi thân thiện hơn với gia đình.
Học sinh sau giờ học ở Quảng Châu vào ngày 25/9/2020. Ảnh: CFP.
Kể từ khi học kỳ mới bắt đầu, các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh đã yêu cầu giáo viên giám sát học sinh sau giờ học. Trong thời gian này, họ được phép kèm cặp học sinh làm bài tập về nhà, nhưng không được dạy bài mới cho học sinh.
Mặc dù những biện pháp can thiệp này có thể hữu ích trong việc giảm gánh nặng học tập của học sinh và giúp chăm lo các em cho đến khi cha mẹ đến đón, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để xóa bỏ bất bình đẳng giáo dục.
Phát hiện "tác phẩm nghệ thuật" lâu đời hàng đầu thế giới, có từ kỷ Băng hà Dấu tay hóa thạch của trẻ em từ 200.000 năm trước được phát hiện ở Ấn Độ, được một nhóm chuyên gia xem là một trong những "tác phẩm nghệ thuật" lâu đời nhất thế giới từng được phát hiện. Các dấu tay được bảo tồn trên đá vôi có từ 200.000 năm trước (Ảnh: Facebook). Theo SCMP, các dấu tay hóa thạch...