Vaccine COVID-19 ảnh hướng đến kinh nguyệt của phụ nữ thế nào?
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác động của tiêm phòng COVID-19 đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là rất nhỏ và tạm thời.
Nghiên cứu đã theo dõi gần 4.000 phụ nữ ở Mỹ trong 6 chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine COVID-19 và khoảng 1.550 người không được tiêm. Trung bình, kỳ kinh sau khi tiêm vaccine bắt đầu muộn hơn bình thường khoảng 1 ngày, nhưng không có sự thay đổi về số ngày chảy máu kinh nguyệt sau tiêm.
Tiến sĩ Alison Edelman của Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon (Mỹ), người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Điều này sẽ khiến phụ nữ có thể yên tâm hơn khi tiêm vaccine ngừa COVID-19″.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một ứng dụng kiểm soát sinh sản được gọi là Natural Cycles, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận để giúp phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình và cho biết khi nào họ có khả năng mang thai cao nhất.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Sự thay đổi nhẹ giữa các tháng là bình thường. Căng thẳng, chế độ ăn uống, thậm chí tập thể dục có thể gây ra những thay đổi tạm thời.
Được biết, những phụ nữ trong nghiên cứu có độ dài chu kỳ kinh bình thường, trung bình từ 24 đến 38 ngày. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những phụ nữ được tiêm chủng trong 3 chu kỳ trước khi tiêm và 3 chu kỳ ngay sau đó (bao gồm cả những tháng họ được tiêm). Nhóm đối chứng là những phụ nữ không được tiêm chủng.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy, một nhóm nhỏ gồm 358 phụ nữ được tiêm 2 liều vaccine COVID-19 trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt đã có chu kỳ kinh tiếp theo dài hơn một chút, trung bình là 2 ngày. Khoảng 10% trong số họ có chu kỳ dài hơn bình thường từ 8 ngày trở lên, nhưng sau đó trở lại mức bình thường. Nhóm không được chủng ngừa không có thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt trong 6 tháng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Edelman cho biết một giả thuyết là khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt vào những thời điểm nhất định trong chu kỳ, đồng hồ cơ thể của chúng ta hoặc những gì kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng. Theo bà, sẽ có nghiên cứu bổ sung để tìm hiểu liệu có những thay đổi về mức độ nặng nhẹ của chảy máu kinh nguyệt hay không hoặc những phụ nữ có kinh nguyệt không đều có phản ứng khác nhau hay không.
“Phát hiện này cung cấp bằng chứng mới quan trọng cho thấy bất kỳ tác động nào của vaccine COVID-19 đối với kinh nguyệt đều là tối thiểu và tạm thời”, Tiến sĩ Christopher Zahn thuộc Đại học Sản phụ khoa Mỹ, khẳng định.
Test nhanh trước khi tiêm vaccine COVID-19 gây lãng phí
Trước việc một số địa phương yêu cầu người dân tự test nhanh mới được tiêm vaccine COVID-19, chuyên gia y tế cho rằng hoàn toàn không cần thiết.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), quy trình tiêm chủng vaccine COVID-19 do Bộ Y tế ban hành, không có quy định phải test nhanh kháng nguyên trước tiêm.
"Ngay ở khâu sàng lọc trước tiêm, nhân viên y tế sẽ hỏi triệu chứng chủ yếu gợi ý về nhiễm siêu vi. Nếu có, người ta có thể cho người này xét nghiệm. Nhưng việc xét nghiệm đại trà là hoàn toàn không cần thiết".
Khám sàng lọc trước tiêm cho lực lượng tuyến đầu tiêm mũi 3 tại TP.HCM.
Theo bác sĩ Vân Anh, việc test nhanh trước tiêm gây ra 2 tác động rõ ràng là tốn kém và tốn thời gian. Truy tìm F0 trước tiêm làm phát sinh thêm 1 bước so với quy trình chuẩn. Bên cạnh đó, gây tốn kém tiền cho người dân khi mua test hoặc chi phí của cơ sở y tế.
"Thời gian tới dịch COVID-19 diễn tiến như thế nào, chúng ta chưa thể biết trước. Do đó, vẫn phải để dành nguồn lực và chi phí dự trù cho công tác y tế nếu dịch bùng phát", bác sĩ Vân Anh phân tích.
Trong khi đó, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng đơn vị điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM rất bất ngờ với quy định trên. Ông cho rằng, một số cơ sở ở TP.HCM từng xảy ra tình trạng này và đã khắc phục.
"Test nhanh trước tiêm khiến người dân phải chờ đợi và tập trung đông ở điểm xét nghiệm. Như vậy không đảm bảo 5K. Hơn nữa, nếu âm tính tại thời điểm đó cũng không đảm bảo được 2-3 ngày sau người ta không dương tính do tụ tập hay tiếp xúc.
Việc này vừa mất thời gian vừa lãng phí", bác sĩ Nguyên khẳng định.
Ông lấy ví dụ, quận 11 là một trong những địa phương tiêm vaccine cộng đồng nhanh nhất, số lượng cao nhất vì người dân chỉ đến và tiêm, không test nhanh, không phải chờ đợi.
Một số ý kiến cho rằng, địa phương đưa ra quy định test nhanh trước tiên vì lo ngại có F0 hoặc tiêm nhầm cho F0 đang mắc bệnh. Các bác sĩ cho rằng, ngay cả khi tiêm trúng người đang nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng không gây hại.
"Chỉ đơn giản là chúng ta tốn thêm một mũi vaccine, không có hại gì cho người tiêm", bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh chia sẻ thêm, hiện Bộ Y tế đã cho phép F0 vừa âm tính có thể tiêm ngay sau khi âm tính, trong khi trước đây phải chờ 6 tháng. Lý do, vì kháng thể SARS-CoV-2 tạo ra không bền vững nên người bệnh cần phải bổ sung bằng mũi vaccine tiếp theo.
Bộ Y tế cho phép F0 vừa hoàn thành điều trị được tiêm ngay liều vaccine tiếp theo.
Theo bác sĩ Vân Anh, quy định thời gian 6 tháng đưa ra, một phần có lý do thời điểm. Ở giai đoạn đầu, Việt Nam còn khan hiếm vaccine, vì vậy phải kéo dài thời gian để ưu tiên vaccine cho những đối tượng cần được bảo vệ cao nhất (lực lượng tuyến đầu, người bệnh nền, người lớn tuổi...).
Tình hình vaccine tại nước ta hiện nay đã ổn hơn. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã cho phép F0 khỏi bệnh sau 1 tháng có thể tiêm mũi tiếp theo. Sự thay đổi này liên quan đến những nghiên cứu lâm sàng bổ sung của vaccine COVID-19.
Thông thường, từ khi nghiên cứu một vaccine từ phòng lab đến khi sử dụng cho cộng đồng phải mất khoảng 10 năm. Trong 10 năm, rất nhiều thực nghiệm lâm sàng được thực hiện cho nhiều nhóm tuổi, nhóm đối tượng. Các nhà khoa học sẽ phân tích để đưa ra khuyến cáo về độ tuổi, khoảng cách giữa các liều vaccine, liều cơ bản
"Thế nhưng, vaccine COVID-19 chỉ có 1 năm. Người ta vừa phải nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng bổ sung, vừa tiêm cho cộng đồng. Các khuyến cáo được cập nhật liên tục để phù hợp với kết quả nghiên cứu và đáp ứng tình hình dịch", thạc sĩ Vân Anh phân tích.
Trước đó, nhiều người dân thị xã Hoài Nhơn, Bình Định nhận thông báo tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cần test nhanh trước tiêm. Tại trạm y tế phường, việc thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 có giá 100.000 đồng/mẫu gộp 2 người.
Sáng 31/12, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo khẩn, yêu cầu UBND thị xã Hoài Nhơn dừng ngay việc "vận động" người dân thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tiêm vaccine COVID-19.
Vào tháng 8/2021, một số bệnh viện tại TP.HCM cũng yêu cầu người dân test nhanh trước tiêm vaccine COVID-19. Đại diện Sở Y tế TP khẳng định, đây là yêu cầu không bắt buộc.
Viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đa số nhẹ Người trẻ ở độ tuổi dưới 21 nghi ngờ viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ và được cải thiện một cách nhanh chóng, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Viêm cơ tim do vaccine ở người trẻ thường có triệu chứng nhẹ và nhanh chóng phục...