Vắc xin viêm màng não mô cầu liên tục khan hiếm, bố mẹ phải làm gì để phòng bệnh cho con khi chưa thể tiêm chủng đầy đủ?
Không ít mẹ rơi vào tình cảnh đợi mấy tháng liền trung tâm vẫn không có vắc xin viêm màng não để tiêm cho con, dù đã đặt tiền giữ vắc xin từ trước.
Khan hiếm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu
Thời gian gần đây, các mẹ có con nhỏ liên tục lùng sục tìm kiếm các trung tâm tiêm chủng dịch vụ xem còn vắc xin phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu gây ra. Thực tế, nhiều tháng qua, hầu hết các trung tâm tiêm chủng dịch vụ liên tục thông báo hết các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu hoặc chỉ có số lượng nhỏ đủ để đáp ứng nhu cầu của các mẹ đã mua trọn gói vắc xin hay đặt mua trước vắc xin.
Tình trạng khan hiếm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu đến mức một trung tâm tiêm chủng rất lớn trên cả nước vốn nổi tiếng là hiếm khi “cháy” vắc xin cũng không có đủ sản phẩm để cung cấp cho nhu cầu của của khách hàng.
Thậm chí, tình trạng “cháy” vắc xin này có thể còn tiếp diễn đến tháng 2 năm 2021. Mẹ H.N.L (Hà Nội) và một số mẹ khác cho biết dù đã đặt tiền trước để giữ vắc xin não mô cầu ở trung tâm tiêm chủng này nhưng cũng nhận được cái hẹn từ tháng 7 vừa qua và hiện tại trung tâm hẹn tiếp đến tháng 2 năm 2021 mới có vắc xin để tiêm cho con.
Nhiều trung tâm tiêm chủng dịch vụ liên tục thông báo hết vắc xin não mô cầu.
Viêm màng não do não mô cầu gây ra là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Con đường lây nhiễm của bệnh chủ yếu qua đường hô hấp, qua tiếp xúc chất dịch từ người mang bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn. Dù bệnh rất hiếm gặp nhưng có thể cướp đi mạng sống của trẻ nhỏ chỉ trong 24 giờ sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Bệnh này có một số triệu chứng rất phổ biến giống với sốt, cảm cúm, cảm lạnh nên cha mẹ thường chủ quan, không phát hiện kịp thời. Điều đáng lưu ý là thời gian ủ bệnh chỉ từ vài giờ đến vài ngày, diễn biến bệnh rất nhanh nên nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Lịch tiêm 2 loại vắc xin viêm màng não mô cầu
Video đang HOT
Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra, loại vi khuẩn này đc phân loại thành 12 tuýp huyết thanh. Tại Việt Nam, não mô cầu khuẩn tuýp A, B và C là thường gặp nhất và hiện nay có 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu là vắc xin Mengoc phòng bệnh vi khuẩn não mô cầu tuýp B C (Cu Ba) và vắc xin Menactra phòng bệnh vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, W, Y (Sanofi Pasteur). Cả 2 loại vắc xin này đều chỉ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ.
Hai loại vắc xin phòng viêm màng não mô cầu ở Việt Nam hiện nay chỉ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ.
- Vắc xin Mengoc B C: Tiêm 2 liều, liều thứ 2 cách liều đầu tiền từ 6 đến 8 tuần. Vắc xin này được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn đến 45 tuổi.
- Vắc xin Menactra (vắc xin phòng ngừa viêm màng não mô cầu A,C, W,Y):
Trẻ từ 9 tháng – dưới 24 tháng tuổi: Cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau tối thiểu 3 tháng.
Từ 24 tháng đến 55 tuổi: Cần tiêm 1 liều duy nhất.
Phòng bệnh viêm màng não mô cầu cho con khi chưa tiêm đầy đủ vắc xin
Các các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo trẻ nên được tiêm đầy đủ cả hai loại vắc xin phòng các tuýp thường xuyên gây bệnh ở nước ta là A, B, C, Y và W-135 để phòng được tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong tình hình khan hiếm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu như hiện nay, bố mẹ nên thường xuyên liên hệ trước với các trung tâm tiêm chủng để kiểm tra xem khi nào có vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu và cho con đi tiêm sớm nhất. Nếu chưa thể tiêm ngừa đầy đủ các liều vắc xin hoặc chưa đủ tuổi để tiêm chủng 2 loại vắc xin trên, bố mẹ có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho con bằng cách:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh viêm màng não do não mô cầu, người có các triệu chứng bệnh hô hấp. Nếu nghi ngờ đã tiếp túc thì phải cho trẻ uống thuốc dự phòng.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đồng thời giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Tránh đưa trẻ đến nơi đông người. Nếu có việc cần đưa trẻ ra ngoài, cần cho trẻ đeo khẩu trang đúng cách.
- Đảm bảo môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ cho trẻ, mở cửa sổ hàng ngày để làm thông thoáng không gian sống.
- Cho trẻ súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng mũi họng.
- Cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, thời gian học tập – vui chơi – nghỉ ngơi hợp lý.
Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện sốt cao kèm theo đau đầu, buồn nôn, nôn và cứng cổ, sợ ánh sáng, xuất hiện các ban máu, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Mẹ viêm gan B vẫn cho con bú được
Các mẹ viêm gan B có thể yên tâm sinh nở và nuôi con khỏe mạnh bằng sữa mẹ, khi tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Trẻ có mẹ mắc viêm gan B vẫn có thể bú sữa mẹ, nếu trong vòng 12 giờ đầu trẻ chào đời được tiêm một mũi huyết thanh kháng viêm gan B (Ig-Anti B). Sau đó, trẻ được tiêm 3 mũi vaccine viêm gan B theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. 24 giờ kể từ lúc tiêm huyết thanh, hệ miễn dịch của trẻ đã có kháng thể, trẻ bú mẹ an toàn.
"Các mũi tiêm trên sẽ bảo vệ 90% trẻ em có mẹ bị viêm gan B trước nguy cơ lây nhiễm sau sinh", bác sĩ Võ Hoàng Anh Tuấn, khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, khẳng định.
Bác sĩ Tuấn cho biết, virus viêm gan B tồn tại trong sữa mẹ, nhưng việc nhiễm chỉ có thẻ xảy ra khi núm vú mẹ bị ra máu, tiết dịch, trầy xước và niêm mạc miệng, đường ruột của trẻ có tổn thương. Bà mẹ viêm gan B nuôi con bằng sữa mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ giữ vệ sinh đầu vú sạch sẽ, tạm ngừng cho con bú nếu núm vú có tổn thương.
Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ảnh: Thư Anh.
Ngoài ra, virus viêm gan B có thể lây dọc từ mẹ sang con ở giai đoạn mang thai và sinh nở. Thời kỳ mang thai, nhau thai có tác dụng ngăn cản virus tấn công em bé, rất ít trẻ bị lây nhiễm trong thai kỳ. Giai đoạn chuyển dạ và đẻ, tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, lên đến 50%. Virus có trong dịch tiết, máu người mẹ đi vào cơ thể trẻ qua các vết trầy xước.
Do đó, những bà mẹ đã viêm gan B, cần làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để kiểm tra virus có đang phát triển hay đang ở thể ẩn. Virus ẩn chỉ cần theo dõi thai nhi bình thường. Nếu virus đang phát triển sẽ làm thêm xét nghiệm xác định tải lượng virus trong máu. Từ tuần thai thứ 28 đến lúc sinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus viêm gan B. Việc dự phòng chủ động cho mẹ, nhằm kiểm soát tải lượng virus về mức thấp nhất, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình trở dạ an toàn, không lây nhiễm cho con.
Sau khi bé cai sữa, người mẹ cần điều trị viêm gan siêu vi B, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị viêm gan B từ 10-20% và tỷ lệ mẹ lây nhiễm cho con khoảng 5-10%. Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm gan B có nguy cơ phát triển thành ung thư gan sớm, xơ gan.
Để phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con, bác sĩ khuyến cáo tất cả các thai phụ khám thai định kỳ và tầm soát viêm gan B sớm nhất có thể. Các mẹ không nhiễm bệnh vẫn có thể tiêm vaccine phòng ngừa mà không có tác dụng phụ cho cả mẹ và con.
Phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba không có khả năng truyền virus SARS-CoV-2 Thai phụ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong tam cá nguyệt thứ ba khó có khả năng truyền bệnh cho trẻ sơ sinh - theo một nghiên cứu đăng trên tờ Tân Hoa Xã. Thai phụ nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2 cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và nhập viện nếu phát hiện các triệu chứng bất thường Nghiên cứu do Viện Y...