Vắc xin phòng COVID-19 thứ 2 của Việt Nam sẽ ra thị trường vào quý I năm 2022
Vắc xin COVIVAC là vắc xin COVID-19 thứ hai của Việt Nam, đang được Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu chế tạo, để kịp đưa ra thị trường vào quý I năm 2022.
Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin để sớm cung ứng cho người dân – Ảnh: MINH CHIẾN
Ngày 11-4, ông Dương Hữu Thái, viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC), cho biết sau khi nghiên cứu và cho ra kết quả tốt, vắc xin COVIVAC đã được đưa vào thử nghiệm và sẽ sớm được sản xuất ra thị trường khi được Bộ Y tế cấp phép, phê duyệt theo quy trình hoặc cấp phép trong trường hợp khẩn cấp.
COVIVAC là sản phẩm hợp tác của IVAC với một số trường đại học và tổ chức quốc tế cùng các đối tác trong nước và nước ngoài. ến nay, IVAC hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin.
Vắc xin COVIVAC có điểm tương đồng với vắc xin AstraZeneca được nhập khẩu và ưu tiên tiêm tại một số địa phương cả nước hiện nay là đều sử dụng công nghệ véc tơ, tuy nhiên, giá thể sử dụng của hai nhà sản xuất khác nhau.
COVIVAC sử dụng công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi công nghệ đang được IVAC áp dụng để sản xuất vắc xin phòng cúm mùa từ nhiều năm nay, còn vắc xin AstraZeneca sản xuất theo công nghệ nuôi cấy tế bào.
Cũng theo ông Thái, tại Trường đại học Y Hà Nội đã triển khai tiêm vắc xin cho người tình nguyện tham gia. 120 tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được chia thành 5 nhóm để tiêm với các mức liều khác nhau, mỗi đợt tiêm 12 – 15 người/ngày, cách nhau 8 ngày cho đến 20-4-2021.
Cụ thể, ba nhóm vắc xin không có tá chất với các mức liều: 1mcg kháng nguyên S; 3mcg kháng nguyên S; 10mcg kháng nguyên S; một nhóm vắc xin mức liều 1mcg kháng nguyên S có bổ sung tá chất và một nhóm gồm 20 người tiêm giả dược để so sánh với những nhóm tiêm vắc xin nêu trên.
Mũi tiêm thứ hai sẽ được tiêm sau mũi thứ nhất 28 ngày. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi sức khỏe và mời đến thăm khám bảy lần theo lịch trình nghiên cứu, để đánh giá an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin.
Video đang HOT
“Đến nay đã tiêm được 66 tình nguyện viên, dự kiến 1 đến 2 tuần nữa sẽ hoàn thành bước đầu công tác tiêm thử nghiệm. Sức khỏe các đối tượng sau khi tiêm vắc xin đều ổn định, một số người gặp phản ứng phụ ở mức độ nhẹ như đau vết tiêm, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Các phản ứng phụ này đa số chỉ kéo dài trong khoảng một ngày”, ông Thái cho hay.
Vắc xin COVIVAC dễ bảo quán, vận chuyển và có giá thành thấp, chỉ 60.000 đồng/liều – Ảnh: MINH CHIẾN
Dự kiến sau khi có báo cáo kết quả giữa kỳ và cuối kỳ của giai đoạn này vào tháng 7-2021, nếu vắc xin cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh, trên cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2, với cỡ mẫu lớn hơn tại tỉnh Thái Bình với 300 đối tượng.
“Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm, theo kế hoạch đến quý I năm 2022 Việt Nam sẽ có vắc xin để sử dụng, thậm chí có thể xuất khẩu. Với ưu điểm công nghệ hiện đại, tại IVAC công suất hiện nay là 6 triệu liều/năm, nhưng có thể sớm nâng lên 30 triệu liều/năm, cùng với đó là giá thành rẻ chỉ 60.000 đồng/liều, vắc xin COVIVAC dễ dàng bảo quản và vận chuyển, giúp mọi người dân đều có thể tiếp cận”, ông Thái nói.
Vắc xin Nano Covax chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3
Ông Thái cũng cho biết vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam là Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển, đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ tháng 12-2020. Đến nay, thử nghiệm lâm sàng đã bước qua giai đoạn hai, mở rộng ra nhóm người cao tuổi và có bệnh lý nền.
Theo kế hoạch, cuối tháng 4-2021 sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin Nano Covax. Vắc xin đang có triển vọng tốt, người được tiêm đều an toàn, sinh kháng thể với nồng độ cao, có tác dụng bảo vệ và được thử nghiệm hiệu quả trên các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như chủng phát hiện ở Anh. Dự kiến đầu tháng 5-2021, vắc xin này sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Được biết, hiện đã có 108 người cao tuổi đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, trong đó cao nhất là 76 tuổi. Sau tiêm, họ đều có phản ứng nhẹ, không có biểu hiện bất thường.
Nếu thuận lợi, thậm chí cuối quý 3-2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vắc xin Nano Covax, rút ngắn tiếp 3 tháng so với kế hoạch dự kiến trước đó.
Tuyển 120 tình nguyện viên tiêm thử vắc xin Covid-19 thứ 2 của Việt Nam
Hôm nay (5/3), đơn vị thử nghiệm sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac. Đây là vắc xin Covid-19 thứ 2 của Việt Nam bước sang giai đoạn này.
Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc xin Covivac, Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) thực hiện thử nghiệm.
Dự kiến sẽ tiến hành tuyển chọn 120 tình nguyện viên khỏe mạnh, được chia thành 5 nhóm sử dụng các liều vắc xin: 1mcg, 3 mcg, 10 mcg, 1mcg có bổ sung tá chất và sử dụng giả dược.
Vắc xin Covivac
Tiêu chuẩn tuyển chọn tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của vắc xin Covivac bao gồm:
- Từ 18 - 59 tuổi, khỏe mạnh có cân nặng và chiều cao phù hợp.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Cư trú tại Hà Nội và đồng ý tham gia tất cả 9 lần thăm khám: khám sàng lọc, ngày 1 (tiêm liều 1), ngày 8, ngày 29 (tiêm liều 2), ngày 36, ngày 43, ngày 57, ngày 197, ngày 365.
- Nếu là nữ có khả năng mang thai, phải đồng ý sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả cho đến ít nhất 28 ngày sau khi tiêm sản phẩm nghiên cứu liều thứ hai.
- Sẵn sàng nhận điện thoại từ nghiên cứu viên để họ theo dõi an toàn và mời đến tham gia các lần thăm khám.
Các sinh viên tìm hiểu về quá trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac
Sau khi tiêm vắc xin mũi thứ nhất, tình nguyện viên sẽ lưu lại địa điểm nghiên cứu 24 tiếng để được theo dõi sức khỏe. Với mũi tiêm thứ hai, thời gian lưu lại rút ngắn còn 4 tiếng.
Tình nguyện viên sẽ nhận được 300.000 đồng hỗ trợ cho việc đi lại và thời gian bỏ ra cho mỗi lần thăm khám. Riêng lần thăm khám có tiêm mũi 1 và mũi 2 sản phẩm nghiên cứu, số tiền hỗ trợ lần lượt là 1.000.000 đồng và 500.000 đồng.
Để đăng ký tham gia thử nghiệm, tình nguyện viên có thể đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Hoặc gọi điện thoại: 0243.852.3798 - 3188; qua Email: duoclylamsang@gmail.com hoặc qua trang web: http://duoclylamsang.vn
Covivac là vắc xin do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất. Đây cũng là vắc xin phòng Covid-19 thứ hai của Việt Nam bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC
Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, vắc xin Covivac là vắc xin vector Newcastle (NDV), gắn gen biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2, được sản xuất trên công nghệ trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vắc xin dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.
Vắc xin Covivac được IVAC bắt đầu nghiên cứu từ tháng 5/2020, đã thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam. Kết quả cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm, đạt đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể thử nghiệm trên người. Theo TS Thái vắc xin Covivac được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, đây cũng là một lợi thế lớn so với các vắc xin của Mỹ, châu Âu đòi hỏi điều kiện bảo quản rất ngặt nghèo.
TP HCM xét nghiệm nCoV có thu phí cho người xuất cảnh Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cung cấp dịch vụ xét nghiệm khẳng định nCoV thu phí, chi phí 734.000 đồng một lần, cho người xuất cảnh. Chiều 7/12, đại diện HCDC cho biết người có nhu cầu xét nghiệm nCoV trước khi xuất cảnh đăng ký bằng hai hình thức. Gọi điện thoại đến số 0869.559.453 hoặc gửi thông...