Vắc xin lao mở ra 1 tia hy vọng, BS Việt nhắc không được quên cách phòng Covid-19 quan trọng nhất
Theo chuyên gia việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 quan trọng nhất vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay…
Thử nghiệm vắc xin lao để chống lại virus SARS-CoV-2
Mới đây, theo Bloomberg, Australia đã tiến hành thử nghiệm khả năng BCG (vắc xin lao) giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm virus corona trên nhân viên y tế.
Theo đó quá trình thử nghiệm tại Australia sẽ kéo dài trong 6 tháng, với sự tham gia của gần 4.000 nhân viên y tế. Bắt đầu từ ngày 30/3, các nhân viên y tế sẽ được chọn tiêm phòng ngẫu nhiên các loại vắc-xin chống cúm mùa và bệnh lao, hoặc chỉ được tiêm vắc xin cúm.
Vào ngày 10/04/2020, trong một bài sơ kết về chủ đề này đăng trên trang Trang mạng Asia Times, dẫn điều tra của ông Gonzalo Otazu, giáo sư chuyên ngành y sinh học tại New York Institut of Technology, trong thời gian làm việc tại Nhật Bản mới đây, đã hết sức ngạc nhiên trước số lượng tử vong rất thấp vì bệnh dịch này.
Giáo sư Otazu và các cộng sự đã nhận ra một tương phản kỳ lạ giữa các quốc gia, nơi người dân được tiêm chủng phòng lao, và các nơi không có. Tại Ý và Hoa Kỳ, nơi không có chính sách tiêm chủng lao đại trà, tỉ lệ tử vong do Covid-19 rất cao. Ngược lại, tại Nhật Bản, tỉ lệ này là rất thấp.
Vắc xin lao được tiêm thử nghiệm cho nhân viên y tế đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19, ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Không lơ là trong công tác phòng bệnh
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, tại Australia sau khi thống kê họ nhận thấy một số người mắc Covid-19 rất nhẹ. Sau khi, đã loại trừ các yếu tố nguy cơ tới bệnh thì họ thấy có sự liên quan tới tiêm phòng vắc xin lao trước đó. Vì vậy, Australia đã bắt đầu thử nghiệm tiêm phòng lao cho nhân viên y tế (nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao).
Về nguyên lý vắc xin lao khi tiêm vào cơ thể sẽ kích hoạt lympho (tế bào miễn dịch của cơ thể). Trong trường hợp virus xâm nhân vào cơ thể tế bào lympho được kích hoạt sẽ bắt virus.
“Tuy nhiên, việc tiêm phòng lao sẽ phải có thời gian để có thể kích hoạt được hệ thống lympho, nhanh nhất 1-2 tuần, trung bình 2-3 tuần. Tại Việt Nam thì đa số người dân đã được tiêm phòng lao nhưng không phải vì vậy mà chúng ta chủ quan. Chúng ta vẫn phải nghiêm túc thực hiện cách ly xã hội và các biện pháp phòng ngừa cá nhân”, bác sĩ Khanh nói.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, vắc xin phòng ngừa bệnh lao BCG (Bacillus Calmette-Guerin) được sử dụng rộng rãi từ rất lâu.
Trong đại dịch Covid-19, người ta nhận thấy có một số trường hợp người Việt tại nước ngoài mắc bệnh rất nhẹ (khi đã loại trừ các yếu tố nguy cơ cao) họ nghĩ tới việc những người đó đã được tiêm phòng vắc xin lao.
Trên thế giới các nhà khoa học đã chứng minh vắc xin BCG đã được áp dụng trong liệu pháp miễn dịch để điều trị ung bàng quang giai đoạn đầu. Vắc xin này còn có khả năng tăng sức đề kháng của cơ thể trước bệnh nhiễm trùng.
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang lây lan trên toàn cầu ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết tất cả các quốc gia. Nếu việc thử nghiệm vắc xin lao cho hiệu quả tích cực sẽ giảm được nguy cơ rủi ro cho nhóm đối tượng nguy cơ cao đặc biệt là nhân viên y tế.
Theo PGS.Huy Nga hiện nay việc tiêm vắc xin lao phòng Covid-19 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Đối với người Việt đa phần chúng ta đã được tiêm phòng vắc xin lao. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta chủ quan cho rằng đã tiêm phòng thì bệnh mắc sẽ nhẹ và bỏ qua các phương pháp phòng ngừa quan trọng như: giãn cách xã hội, mang khẩu trang, rửa tay.
Trong đó, giãn cách xã hội sẽ bao vây và triệt tiêu được ổ dịch, ngăn chặn dịch không bùng phát ra cộng đồng. Bởi khi không có sự giao lưu trực tiếp, tụ tập đám đông, gặp gỡ gia đình này với gia đình khác, việc lan truyền bệnh tật không thể xảy ra được. Còn việc thực hiện các biện pháp cá nhân: đeo khẩu trang, rửa tay giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngọc Minh
Từ ca Covid-19 tử vong ở Đài Loan, lời khuyên quan trọng cho tài xế và hành khách
Người tử vong do Covid-19 ở Đài Loan ngày 16-2 là một tài xế taxi, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ nhiễm nCoV trong không gian kín của các phương tiện công cộng.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, một thứ mang lại nguy cơ cao trên các phương tiện công cộng như taxi, xe buýt, xe đò là không gian kín bên trong, khiến cho những người trên đó có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường hô hấp cho dù có đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không phải không có cách khắc phục.
Dễ làm nhất là mở cửa sổ ở những phương tiện có cửa sổ. Theo phản ảnh từ quần chúng, một số tài xế từ chối do quy định của hãng vận tải nhưng về mặt y khoa, nên có sự thay đổi chính sách phù hợp trong bối cảnh đang có dịch bệnh.
Bệnh viện dã chiến tại Củ Chi-TP HCM. - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Là một người thường xuyên sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng đề xuất với những xe buýt không có cửa sổ, nên tranh thủ mở đồng thời cửa trước và cửa sau mỗi khi đón khách và nếu để cửa mở chạy một đoạn ngắn cho không khí có cơ hội lưu thông thì không khí bên trong càng an toàn hơn.
Ngoài ra, các máy lạnh nên được để chế độ gió mạnh nhất và không nên quá lạnh (trên 25 độ C), vừa giúp không khí lưu thông tốt hơn, vừa tận dụng điều kiện nhiệt độ làm suy yếu virus.
Như đã biết virus nCoV tồn tại trong các giọt bắn đường hô hấp từ người bệnh và nó có thể tồn tại trong không gian kín một thời gian đủ lâu để gây bệnh cho những người ở bên trong, vì vậy rất cần sự lưu thông không khí để làm loãng nồng độ virus.
"Để có thể gây bệnh cho một người, cần một lượng virus đủ nhiều. Không khí trong lành lưu thông vào càng nhiều, nồng độ virus càng loãng đi thì khả năng gây bệnh càng thấp, có lỡ "dính" một ít cũng không đủ để gây bệnh" - BS Trương Hữu Khanh giải thích thêm.
Bác sĩ Trương Hữu Khánh cũng gửi lời khuyên riêng cho các tài xế: "Khi không có khách hoặc khi có khách mà khách đồng ý, tài xế nên chạy không máy lạnh, hạ cửa kiếng, bật quạt gió. Tài xế nên mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, lau chùi vô lăng và phần trước của xe nhiều một chút, uống nhiều nước (đường hô hấp bị khô làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh). Những lời khuyên này còn giúp cho cả hành khách được an toàn hơn".
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, tài xế tử vong ở Đài Loan là một người đã có tuổi, có bệnh nền là tiểu đường và viêm gan siêu vi B, là đối tượng nguy cơ cao dễ bị diễn tiến nặng khi mắc Covid-19.
Vì vậy, cánh tài xế khỏe mạnh không nên quá lo lắng, còn người có tuổi, có bệnh nền thì càng nên cẩn trọng.
Anh Thư
Theo Người lao động
Vì sao có người nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng? Dịch do virus corona gây ra đang có xu hướng ngày càng tăng số ca mắc bệnh. Thống kê trên toàn thế giới, đến thời điểm hiện tại đã có 1.115 người tử vong do dịch này. Tại Việt Nam ghi nhận 15 ca dương tính với virus Corona và đều là các ca nhẹ. Bệnh nhân thứ 13 không có biểu hiện...