Vắc xin Cure-vac sử dụng công nghệ mRNA của Đức chỉ hiệu quả 48%
Hãng CureVac của Đức ngày 30-6 cho biết vắc xin của họ chỉ có hiệu quả 48% trong thử nghiệm cuối cùng. Kết quả tuy thất vọng nhưng không bất ngờ.
Tình nguyện viên tiêm vắc xin của hãng CureVac ở Brussels (Bỉ) – Ảnh: REUTERS
CureVac đổ lỗi cho “bối cảnh chưa từng có của 15 biến thể virus” khiến hiệu quả giảm sút. Tuy nhiên, hãng dược Đức nói vắc xin CVnCOV của họ có hiệu quả hơn đối với người từ 18 tới 60 tuổi, với tỉ lệ 53%. Cũng cùng nhóm tuổi này, vắc xin của CureVac cung cấp khả năng bảo vệ 100% trước nguy cơ nhập viện và tử vong.
Video đang HOT
Thử nghiệm giai đoạn cuối của CureVac có sự tham gia của khoảng 40.000 người ở 10 quốc gia châu Âu và Mỹ – Latin. Trong số đó có 228 người mắc COVID-19. Hồi tháng 5, CureVac cho biết “không có mối lo ngại về an toàn” đối với vắc xin 2 liều của họ.
Theo hãng tin Reuters, dù cùng sử dụng công nghệ mRNA, vắc xin của Pfizer-BioNTech và Moderna có hiệu quả khoảng 95%. Cả 2 loại vắc xin này cũng cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước các biến thể mới dễ lây lan hơn.
Mặc dù hiệu quả thấp hơn 2 loại vắc xin nói trên, CureVac tin rằng họ có lợi thế nhất định. Vắc xin của CureVac có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh, không giống như vắc xin của Pfizer và Moderna, vốn yêu cầu bảo quản khắt khe ở nhiệt độ cực thấp.
CVnCOV cũng cần liều lượng thấp hơn, chỉ 12 microgram, so với 30 microgram của Pfizer và 100 microgram của Moderna. Liều lượng thấp hơn cho phép sản xuất hàng loạt nhanh và rẻ hơn, mang lại lợi thế triển khai ở các nước có nhiệt độ ấm và còn nghèo.
Các nhà khoa học cho biết hiệu quả chưa cao có thể là do liều lượng thấp hơn hoặc công thức của CureVac không giống với các hãng khác. Công ty đang hợp tác với hãng dược khổng lồ GSK để nghiên cứu vắc xin COVID-19 thế hệ thứ hai.
Khoảng 60% dân số EU đã được tiêm vaccine
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, tính đến ngày 27/6, sẽ có khoảng 60% dân số trong toàn Liên minh châu Âu (EU), tức 220 triệu người, được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối diễn ra hôm 24-25/6, Chủ tịch von der Leyen nhấn mạnh toàn Liên minh đã đạt được các tiến bộ vững chắc về tiêm chủng. Trong quý 2, toàn khối đã vượt mục tiêu về vaccine. Dự kiến, 424 triệu liều vaccine sẽ được chuyển tới 27 quốc gia thành viên vào cuối tuần này, trong đó chủ yếu là các loại vaccine cần tiêm 2 liều để bảo vệ đầy đủ. Điều này đảm bảo cho toàn EU đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành vào cuối tháng 7.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU, tình hình dịch bệnh COVID-19 là một trong những chủ đề được bản thảo. Trong kết luận hội nghị, 27 quốc gia EU kêu gọi tiếp tục các nỗ lực tiêm chủng đồng thời nâng cao cảnh giác đối với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với mức độ lây lan nhanh chóng.
Các nhà lãnh đạo EU tái khẳng định cam kết của Liên minh về đoàn kết quốc tế nhằm đối phó với đại dịch, mở rộng quy mô sản xuất vaccine và đảm bảo khả năng tiếp cận phổ biến đối với vaccine, đặc biệt là trong khuôn khổ của hệ thống COVAX. Tất cả các nước sản xuất và nhà sản xuất cần tích cực đóng góp vào nỗ lực tăng nguồn cung cấp vaccine trên toàn cầu, đồng thời phối hợp ứng phó với các trở ngại trong cung ứng và phân phối.
Ngoài ra, 27 quốc gia đã hoan nghênh quyết định được Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74 thông qua về việc tiến hành một phiên họp bất thường của Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 11 về công ước khung chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
Các nhà lãnh đạo EU cũng đã thảo luận về những bài học đầu tiên có thể rút ra từ đại dịch liên quan đến khả năng đáp ứng và phục hồi tập thể khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai để bảo vệ hoạt động của toàn khối. Những người đứng đầu các quốc gia EU đều khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng thống nhất các quy tắc đi lại trên toàn khối.
Chứng chỉ xanh kỹ thuật số về COVID-19 của Liên minh sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 và chỉ áp dụng đối với các loại vaccine được cấp phép ở châu Âu, tuy nhiên, vẫn công nhận các loại vaccine được Tổ chức y tế thế giới cho phép để sử dụng khẩn cấp tạo điều kiện cho việc di chuyển tự do và an toàn trong toàn khối. Việc đi lại tự do sẽ được khôi phục hoàn toàn trong toàn châu Âu khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.
EU, Mỹ lập hội đồng thương mại - công nghệ chung đối phó Trung Quốc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày càng tỏ rõ mối lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại Brussels ngày 15/6 (Ảnh: Getty). Báo Bưu điện Hoa...