Vắc xin Covid-19 hiệu quả thực tế tốt hơn thử nghiệm rất nhiều
Khi tiêm chủng trên diện rộng, các loại vắc xin ngừa Covid-19 gây ra ít tác dụng phụ hơn, chống được các biến thể.
Hàng chục nghìn người đã được tiêm vắc xin Covid-19 trong các thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, Pfizer làm giảm 95% nguy cơ nhiễm Covid-19, trong khi Moderna có hiệu quả là 94,5%. Trong khi đó, tiêm một liều của Johnson & Johnson giảm 72% nguy cơ lây nhiễm ở những người tham gia.
Ảnh minh họa: Webmd
Nhưng rất khó để so sánh 3 loại vắc xin vì các thử nghiệm diễn ra ở những giai đoạn khác nhau của đại dịch và ở những khu vực khác nhau.
Giờ đây, các khảo sát trong thực tế đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về việc vắc xin hoạt động ra sao khi đối mặt với các biến thể mới.
Theo đó, vắc xin của Pfizer và Moderna dường như hiệu quả trong cuộc sống thực.
Video đang HOT
Theo báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 2 mũi tiêm vắc xin làm giảm 94% nguy cơ mắc bệnh của 500.000 nhân viên y tế đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, hiệu quả sau 1 liều của Pfizer và Moderna là 80%.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mũi tiêm của Johnson & Johnson có hiệu quả 76% (thử nghiệm lâm sàng là 74%).
Trong khảo sát 1.800 bệnh nhân từ tháng 2 tới tháng 4, chỉ có 3 người dương tính SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin 15 ngày.
Cả ba loại vắc xin đã chứng minh được hiệu quả đến mức CDC công bố những người Mỹ hoàn thành việc tiêm chủng có thể tham gia vào mọi hoạt động mà không cần đeo khẩu trang hoặc giãn cách.
Vắc xin hiệu quả với các biến thể
Khi các biến thể của SARS-CoV-2 bắt đầu lan rộng vào tháng 12, một số nhà khoa học lo ngại vắc xin Pfizer hoặc Moderna sẽ không hiệu quả như giai đoạn xuân – hè. Đó là vì các thử nghiệm giai đoạn cuối của những công ty này diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/2020, khi các biến thể chưa phổ biến.
Ngược lại, thử nghiệm giai đoạn cuối của Johnson & Johnson diễn ra muộn hơn, từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021.
Nhưng nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của những người tiêm Pfizer ở Israel cho thấy, các biến thể mới không làm giảm hiệu quả của vắc xin. Từ tháng 1 đến tháng 3, Bộ Y tế nước này đã thu thập dữ liệu từ hàng triệu người đã tiêm vắc xin Pfizer. Vào thời điểm đó, B.1.1.7, biến thể dễ lây lan hơn được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, là chủng virus nổi trội ở Israel.
Vắc xin Pfizer cũng hoạt động tốt với các biến thể ở Qatar. Những người dân nước này đã được tiêm đủ 2 mũi Pfizer có nguy cơ mắc Covid-19 do biến thể B.1.351 gây ra thấp hơn 75% so với những người chưa tiêm. Con số tương tự với biến thể B.1.1.7 là 90%.
Vắc xin Covid-19 thường gây ra các phản ứng phụ nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn cả trong và ngoài thử nghiệm lâm sàng. Nhưng các thống kê cho thấy, tác dụng phụ của Pfizer trong tiêm thực tế ít hơn thử nghiệm.
Khoảng 63% người tham gia thử nghiệm lâm sàng của Pfizer bị mệt mỏi, 55% đau đầu và 38% đau cơ.
Nhưng trong 28.000 người tiêm Pfizer ngoài thực tế, chưa tới 15% mệt mỏi sau liều đầu tiên hoặc thứ hai. Dưới 14% bị đau đầu và 5% đau cơ sau khi dùng liều đầu tiên hoặc thứ hai.
Những người đã tiêm chủng được bảo vệ tốt chống lại COVID-19
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ mới công bố, những người được tiêm chủng đầy đủ, tức là những người sau 2 tuần kể từ liều thứ hai vắc-xin COVID-19, không cần phải đeo khẩu trang trong nhà (những nơi như văn phòng, trường học, nhà hàng, phòng tập thể dục và quán bar).
Tuy nhiên, vẫn cần đeo khẩu trang ở những nơi đông người như máy bay, phương tiện giao thông công cộng...và tùy tình hình dịch bệnh COVID-19 của địa phương đó.
Vắc -xin làm giảm đáng kể nguy cơ mắc COVID-19
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin có hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 và bằng chứng thực tế đã xác nhận điều đó. Tính đến ngày 26 tháng 4, trong số gần 95 triệu người đã được tiêm vắc -xin COVID-19 ở Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 6.700 trường hợp nhiễm COVID-19. Hiện tại, 46,4 % tổng số người dân ở Hoa Kỳ đã được tiêm liều vắc-xin đầu tiên và 35,8 % được tiêm chủng đầy đủ.
Những người đã tiêm phòng đầy đủ không có khả năng lây truyền hoặc nhiễm coronavirus khi ở trong nhà.
TS. Lucy McBride, Washington, D.C, cho biết: Các loại vắc-xin là một thành công của y học hiện đại. Chúng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc COVID-19. Các loại vắc-xin cũng làm giảm khả năng truyền bệnh của con người và làm cho việc lây truyền sau tiêm chủng rất khó xảy ra. Tuy nhiên, có một số người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại COVID-19 sau khi chủng ngừa. Về cơ bản, tiêm phòng vừa an toàn cho bản thân vừa an toàn khi ở bên những người khác. Tỷ lệ nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng là rất nhỏ.
Nên khuyến khích người dân đi tiêm chủng
Các trường hợp mắc COVID-19 mới hàng ngày, số ca nhập viện mới hàng ngày và số ca tử vong mới hàng ngày đã giảm dần hàng tuần kể từ khi Hoa Kỳ triển khai chiến dịch tiêm chủng. Khi có nhiều người tiêm chủng hơn, các ca mắc, nhập viện và tử vong sẽ giảm mạnh. Các chuyên gia cho rằng, cần khoảng 70 đến 90 % dân số được miễn dịch để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ lâu đã tranh luận rằng các quan chức y tế nên khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Lợi ích của việc tiêm chủng là rất rõ ràng. Hiệu quả của vắc-xin sẽ mang lại cho người dân cuộc sống bình thường. Vận động, giải thích với người dân về việc có thể tiếp tục cuộc sống bình thường sau khi tiêm chủng có lẽ sẽ là động lực để nhiều người đi tiêm phòng.
Hy vọng rằng hướng dẫn mới này sẽ khuyến khích mọi người đi tiêm vắc-xin nhiều hơn.
Tập thể thao làm tăng hiệu quả của vắc-xin COVID-19 Theo một nghiên cứu gần đây, hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên mà còn làm cho vắc-xin ngừa COVID-19 hiệu quả hơn. Trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, việc tăng cường hệ thống miễn dịch là điều cần thiết. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...