Vã nhiều mồ hôi và những bài thuốc điều trị công hiệu
Ra nhiều mồ hôi là hiện tượng sinh lý, khi vã nhiều mồ hôi do bệnh, cần tiếp nhận điều trị.
Trong môi trường nhiệt độ cao, sau khi vận động, hoặc cảm mạo phát sốt khi hạ nhiệt, sẽ vã mồ hôi. Đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhằm thải nhiệt và điều hòa thân nhiệt.
Vã mồ hôi khi căng thẳng hoặc sợ hãi cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Trung tâm điều hòa thân nhiệt của đại não là “tổng bộ” chi phối chức năng bài tiết mồ hôi, khi có yếu tố thần kinh kích thích đại não sẽ gây vã mồ hôi.
Tuy nhiên, một số người đặc biệt dễ vã mồ hôi, tức là chứng nhiều mồ hôi. Tình trạng này phần lớn do cơ địa bẩm sinh, không nên quá lo lắng. Chỉ cần hàng ngày vận động nhiều, rèn luyện tâm thể, sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
Vã nhiều mồ hôi do bệnh cần quan tâm đặc biệt. Vã mồ hôi thường xuyên kéo dài kèm sốt nhẹ, mỏi mệt, có thể mắc bệnh lao hoặc bệnh máu trắng; hồi hộp kèm tay rung rẩy, có thể bị phì đại tuyến giáp trạng mắt lồi.
Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật cũng gây vã mồ hôi. Nói chung, khi xảy ra các triệu chứng ngoài vã mồ hôi bạn cần đến khám và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Vã nhiều mồ hôi do bệnh lý
Vã nhiều mồ hôi bệnh lý thường xảy ra khi căng thẳng, dẫn đến hiện tượng: sợ sệt, đau đớn, mệt mỏi.
Video đang HOT
Điều trị nhiều mồ hôi trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vã mồ hôi sinh lý không quá nhiều là bình thường, không cần điều trị. Nếu do bệnh lý cần điều trị, nguyên tắc điều trị theo nguyên nhân, “bệnh nào thuốc nấy”. Tránh hoặc giảm căng thẳng thần kinh, hạn chế bia, rượu và thức ăn cay, nóng.
Một khi vã mồ hôi ảnh hưởng xã giao, làm việc, cho nên cần được điều trị triệt để. Có thể giải quyết bằng thủ thuật ngoại khoa, phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm dưới hố nách hai bên, thủ thuật này tỷ lệ thành công 100%.
Bài thuốc trị vã nhiều mồ hôi
Canh cá chạch: Cá chạch sống 1 con (khoảng 100g). Dùng nước nóng rửa sạch chất nhớt, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho dầu vào chảo chiên cá ngả màu vàng, đổ vào 1,5 chén nước, nấu cạn còn nửa chén, nêm muối gia vị. Dùng canh ăn cá, dùng hết trong ngày (trẻ nhỏ chỉ dùng canh, không ăn cá), dùng liền 3 ngày là một liệu trình.
Chè nếp – lúa mì: Nếp 50g, lúa mì 60g, đường đỏ vừa đủ. Nấu chè, khi ăn nêm đường vừa đủ, dùng làm điểm tâm hoặc ăn chiều.
Trà táo đỏ: Táo đỏ 100g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống thay trà.
Chè táo đen – táo đỏ: Táo đen 15g, táo đỏ 60g, nếp 1 nắm. Đổ nước vào nồi đun sôi, thêm nếp, táo (bỏ hột), nấu chè, nấu đến nhừ, khi ăn nêm đường gia vị, chia ăn vài lần.
Thịt heo tiềm rượu gạo: Thịt lợn nạc heo 250g, rượu gạo 0,5 lít, đường và muối vừa đủ. Các nguyên liệu cho vào nồi tiềm, nêm đường, muối vừa đủ, dùng hết trong ngày.
Bánh hẹ – thịt nạc: Thịt lợn nạc 30g, nước cốt hẹ 30g, muối vừa đủ. Hẹ rửa sạch, xay ra nước cốt, thịt xay nhuyễn, trộn với nước cốt hẹ, thêm muối, gia vị, hấp chín, chia ăn 2 lần trong ngày.
Vì sao bệnh lao là "kẻ giết người hàng đầu"?
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 1,6 triệu người tử vong do lao hằng năm trên toàn cầu.
Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm khám cho người dân
Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh lao trên toàn cầu. Do đó, bệnh lao được mệnh danh là "kẻ giết người hàng đầu" trong các bệnh truyền nhiễm.
Còn tại Việt Nam, hiện nước ta có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người mắc lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Mỗi năm nước ta có khoảng 12.000 người tử vong do bệnh lao. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa, tức là phải tiêu tốn trên 20% thu nhập của cả hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đờm. Đường lây truyền chủ yếu là qua hô hấp. Người bị lây do hít phải những hạt nước bọt nhỏ li ti có chứa vi trùng lao của những người bị lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện.
Người bị lao phổi có ho, khạc ra vi trùng lao, sau 1 năm có thể làm cho 10-15 người bị nhiễm lao và 10% số nhiễm đó có thể trở thành bệnh lao.
Biểu hiện điển hình của bệnh lao
Những người bị mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu); người bệnh gầy, sút cân, kém ăn, mệt mỏi, có sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo có đau ngực, đôi khi khó thở.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi
Khi có các biểu hiện như trên, người bệnh cần đến ngay các trạm y tế, các trung tâm y tế huyện, thành phố khám, xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi để được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu bị mắc lao sẽ được điều trị theo chỉ dẫn và giám sát chặt chẽ của thầy thuốc. Thuốc chữa lao hiện đã được cấp miễn phí.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, bệnh lao tuy nguy hiểm nhưng đã có vaccine phòng bệnh. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi tiêm vaccine lao theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chẳng may bị bệnh lao, người bệnh phải điều trị càng sớm càng tốt để mau khỏi bệnh, tránh lây lan cho những người trong gia đình và những người xung quanh.
"Bệnh lao là bệnh lây truyền, không phải bệnh di truyền và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, khi có những biểu hiện ho khạc trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi thì người trong cuộc nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo.
Mọi người nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; ăn uống dinh dưỡng hợp lý; thường xuyên luyện tập để tăng cường sức khỏe. Những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người nhiễm HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao.
Trẻ em có bị viêm xoang? Bé nhà tôi 1 tuổi, rất hay bị chảy nước mũi, viêm họng, sốt. Mỗi lần như thế, bé lại không ăn được vì rất dễ bị nôn. Vậy xin hỏi trẻ em có bị viêm xoang không và cách phát hiện thế nào? thuylinh@yahoo.com Ảnh minh họa Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên...