V-League vừa đá vừa sợ tiêu cực
Các nhà làm giải đã chọn ngày 5-6 khai cuộc V-League trở lại sau hơn hai tháng tạm ngưng vì dịch bệnh COVID-19 với nhiều thay đổi luật lệ bên cạnh sự thấp thỏm nguy cơ tiêu cực nhen nhóm.
Hội nghị Ban chấp hành VFF ngày 13-5 thống nhất bóng lăn các giải đấu chuyên nghiệp quốc gia trong điều kiện toàn quốc đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và được sự cho phép của các cơ quan chức năng. Theo đó, V-League 2020 tái khởi động vào ngày 5-6 tiếp tục vòng 3, giải hạng Nhất khai mạc ngày 6-6 trong khi Cúp Quốc gia diễn ra từ ngày 24-5 và cùng kết thúc vào cuối tháng 10.
Có nhiều sự thay đổi về thể thức chơi bóng cho phù hợp với tình hình cần phải rút ngắn thời gian cho các giải đấu sớm hoàn tất để tập trung đội tuyển quốc gia. Đáng chú ý V-League chỉ có một đội xuống hạng, thay vì 1,5 suất như các mùa trước đó.
Do quỹ thời gian hạn hẹp nên V-League sẽ không đá hai lượt như lịch cũ mà chuyển sang thể thức 14 đội đá vòng tròn một lượt chọn đội xếp hạng 1-8 vào nhóm A tranh chức vô địch. Sáu đội xếp hạng 9-14 vào nhóm B chạy đua chống xuống hạng. VPF cho biết với thể thức thi đấu này, ngoài tiết kiệm thời gian còn giúp cầu thủ giảm tình trạng quá tải. Ngoài ra còn đảm bảo thời gian cho đội tuyển Việt Nam chuẩn bị các trận vòng loại thứ hai World Cup 2022 và bảo vệ ngôi vô địch ở AFF Cup 2020.
V-League trở lại với thể thức mới và không thể tránh được nỗi lo tiêu cực. Ảnh: TRÂM ANH
Video đang HOT
Thể thức mới nhằm đáp ứng nhiều mặt cần thiết cho các CLB, cầu thủ và đội tuyển Việt Nam nhưng không tránh những lo lắng về tiêu cực ngay từ giai đoạn 1 với một lượt đấu khi những đội đảm bảo sớm vào top 8 có thể nảy sinh thứ bóng đá tình cảm để giúp đỡ các đội nhóm giữa tìm suất cuối vào nhóm A nếu giai đoạn 2 nhóm A không giữ nguyên điểm số.
Ngay cả giai đoạn 2 ở nhóm B với cuộc đua chống xuống hạng cũng dự báo dễ nảy sinh tiêu cực khi sẽ có những đội đã thừa điểm trụ hạng và có thể trở thành “ngân hàng điểm” đi làm từ thiện hoặc nảy sinh thứ bóng đá xin-cho như lãnh đạo các đội vẫn thường chỉ ra.
Ban tổ chức các giải vô địch quốc gia thừa nhận không có phương án nào tối ưu khi bóng lăn trở lại mà chỉ chọn cách chơi phù hợp nhất trong bối cảnh chạy đua với thời gian vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Những thay đổi đáng chú ý ở mùa giải mới
Giai đoạn 1 V-League dự kiến tiếp tục từ ngày 5-6 đến 2-8 và dựa theo điểm số và chỉ số phụ, các CLB sẽ chia làm hai nhóm để thi đấu tiếp giai đoạn 2. Kết quả của giai đoạn 2 sẽ dùng để xác định đội vô địch, á quân, hạng ba (nhóm A) và một suất rớt hạng (nhóm B).
Ban tổ chức sẽ sớm thông báo cho các đội V-League về việc sẽ giữ nguyên điểm số sau giai đoạn 1 để chơi tiếp giai đoạn 2 hoặc tất cả đều trở về 0 điểm. Theo thăm dò, có nhiều CLB chọn giải pháp giữ lại điểm số.
Giải hạng Nhất quốc gia khai mạc từ ngày 6-6 và kết thúc ngày 26-9, cũng được chia làm hai giai đoạn tương tự V-League, với sáu đội mỗi nhóm sau giai đoạn 1. Chỉ có một đội hạng Nhất rớt xuống hạng Nhì nhưng có đến ba đội hạng Nhì thăng hạng Nhất. Cúp Quốc gia giữ nguyên thể thức thi đấu loại trực tiếp, diễn ra ngày từ 24-5.
Mỗi đội bóng có quyền thay năm cầu thủ trong ba lần theo quy định mới của FIFA có hiệu lực đến cuối năm 2020, thay vì trước đây chỉ được phép thay ba cầu thủ.
V-League trở lại sẽ tận dụng luật thay 5 cầu thủ
Ngày 13-5, Ban chấp hành VFF nhóm họp với nhiều nội dung quan trọng cho bóng đá Việt Nam sau khi đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, trong đó có nhiều phương án mới ở V-League.
Sau một thời gian quá dài các giải đấu trên toàn thế giới tạm ngưng vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và lo ngại cầu thủ mất sức với mật độ thi đấu dày, FIFA cho phép tăng số lượng cầu thủ vào sân thay người. Theo đó, các đội bóng theo luật cũ chỉ có thể thay tối đa ba người nhưng bây giờ là năm, còn nếu đá hiệp phụ là sáu. Luật mới này dành cho tất cả giải đấu trên thế giới sẽ kết thúc trước ngày 31-12-2020, dù không bắt buộc các thành viên áp dụng.
Việc thay gần nửa đội hình trong một trận đấu đã nhận được nhiều sự đồng thuận của các quốc gia, trong đó V-League có thể không ngoại lệ. VPF đã lên lịch thi đấu trở lại dự kiến cúp quốc gia vào cuối tháng 5 và V-League, giải hạng nhất diễn ra đầu tháng 6. Điều này có nghĩa các giải đấu chỉ có khoảng bốn tháng để hoàn tất, chưa tính thời gian ngưng nghỉ cho các đợt tập trung đội tuyển quốc gia hoặc điều chỉnh lịch đấu cho CLB TP.HCM và Than Quảng Ninh đá giải AFC Cup 2020.
Điều các CLB quan tâm nhất là sẽ tiếp tục thi đấu trên sân không khán giả hay được phép cho khán giả vào sân. Ảnh: QUANG THẮNG
Trong điều kiện thời gian bình thường, VPF đã từng rất bị động khi phải chạy theo các giải đấu quốc tế nhằm phân bổ lịch sao cho hợp lý nhất, dù không tránh khỏi những phiền phức và thậm chí bị CLB phản ứng. Chính vì thế, việc áp dụng tăng số lượng cầu thủ thay người sẽ giúp cho các giải đấu gia giảm sự quá tải của cầu thủ và nâng cao hơn chất lượng chuyên môn.
Một vấn đề quan trọng khác mà Ban chấp hành VFF sẽ tìm sự đồng thuận của CLB là rút gọn các trận đấu ở V-League để tiết kiệm thời gian. Theo đó, dự kiến 14 đội bóng sẽ chơi vòng tròn một lượt. Từ kết quả đó, bảy đội/nhóm trên tranh ngôi vô địch và bảy đội xếp từ 8 đến 14 sẽ tranh trụ hạng.
Theo thể thức này, V-League sẽ tiết kiệm khoảng 1/4 thời gian so với phương án thi đấu cũ, mặc dù điều này có thể gây chút tranh cãi về quyền lợi của các nhà tài trợ cho giải đấu lẫn CLB.
Tuy nhiên, việc các CLB quan tâm nhất lại là khả năng các sân bóng được mở cửa đón khán giả vào xem hay buộc phải chơi trên khán đài trống như hai vòng đấu V-League hồi tháng 2, hoặc chỉ hạn chế số lượng. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà tổ chức và cách hay nhất là tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở các địa phương cùng sự chấp thuận của cơ quan chức năng mới quyết định có mở cửa hay không.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thầy trò Park Hang-seo
Việc các giải vô địch quốc gia buộc phải thay đổi thể thức, cách thay người, rút ngắn thời gian,... không nằm ngoài mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho đội tuyển Việt Nam. Các tuyển thủ cần tránh rơi vào trạng thái quá tải và chấn thương do mật độ thi đấu dày để cùng thầy Park chinh phục các giải đấu quốc tế lớn. VFF vẫn đặt ra mục tiêu cho thầy trò Park Hang-seo là giữ ngôi đầu bảng chung cuộc vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á và bảo vệ chức vô địch AFF Cup 2020. Cả hai giải quốc tế này đều diễn ra trong ba tháng cuối năm, buộc các nhà làm giải quốc nội phải tính toán sao cho hợp lý nhất giúp thầy trò ông Park hoàn thành nhiệm vụ.
V-League đá kiểu gì sau mùa dịch COVID-19? Hầu hết đội bóng đã luyện tập trở lại bình thường sau nới lỏng giãn cách xã hội chờ các giải tái xuất nhưng khó nhất vẫn là V-League chưa xác định rõ chơi kiểu gì cho trọn vẹn mùa giải. VPF đã lên nhiều phương án khác nhau chờ sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền là bóng lăn...