V-League ra sao khi trở lại?
Giải bóng đá VĐQG, LS V-League 2020 dự kiến trở lại sớm nhất cuối tháng 5. Nhiều vấn đề liên quan việc tổ chức giải vẫn chưa được thống nhất.
Các đội bóng nóng lòng chờ V-League trở lại ngay sau khi hết dịch ảnh: HỮU PHẠM
Trong thông báo mới nhất của Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ( VPF) hôm 16/4, bóng đá Việt Nam sẽ trở lại bằng các trận đấu thuộc Cúp Quốc gia 2020 hôm 15/5 với điều kiện dịch COVID-19 đã được kiểm soát và các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Theo lịch thi đấu, vòng sơ loại Cúp Quốc gia 2020, 5 trận mở màn gồm: An Giang – Long An, Bà Rịa Vũng Tàu – Sài Gòn, Huế – SHB Đà Nẵng, Phố Hiến – Thanh Hoá và SLNA – Bình Định. Việc VPF ra thông báo sớm nhằm giúp các đội bóng có sự chuẩn bị, chủ động trong tập luyện.
Được chú ý nhiều hơn, công tác tổ chức V-League cũng gây nhiều tranh luận, bàn cãi. Thông báo của VPF hôm 16/4 không cho biết thời điểm dự kiến V-League trở lại nhưng theo thông tin của Tiền Phong, nhiều khả năng là ngày 20/5 hoặc chậm nhất vào tuần cuối cùng của tháng 5 nếu đảm bảo an toàn dịch bệnh. Thể thức thi đấu ra sao cũng chưa được thống nhất sau khi kế hoạch thi đấu tập trung tại một số tỉnh miền Bắc chưa nhận được sự nhất trí hoàn toàn từ các đội bóng.
Video đang HOT
Có thể hiểu được thế khó của VPF bởi 14 đội bóng với các hoàn cảnh khác nhau cũng có những yêu cầu riêng. Chưa kể, việc quyết định dịch có an toàn hay không lại không phụ thuộc VPF. Trên thực tế, không chỉ VPF sốt ruột chờ thông tin từ chính phủ và các ban ngành chức năng, hầu hết các CLB cũng trong tâm trạng thấp thỏm chờ đợi. Việc nghỉ thi đấu quá dài khiến cho CLB bị ảnh hưởng kế hoạch mùa giải, còn cầu thủ cũng “buồn chân”.
Đặc biệt, với các đội bóng thuộc 12 địa phương trong nhóm “nguy cơ cao” về dịch, buộc phải giải tán đội cho cầu thủ về nhà, nỗi lo càng lớn hơn. Giám đốc điều hành CLB Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn hôm qua cho biết: “Chúng tôi vẫn đang chờ thông báo của Chính phủ và VPF để quyết định ngày đội tập trung trở lại. Hiện các cầu thủ Hà Nội vẫn được cho ở nhà. Điều kiện tập luyện chắc chắn không thể như ở đội nhưng vấn đề này buộc phải trông đợi tính tự giác của cầu thủ”.
May mắn hơn Hà Nội, Nam Định không thuộc nhóm “nguy cơ cao” nhưng cũng phải tuân thủ Chỉ thị 16 của Chính phủ liên quan phòng chống dịch COVID-19 tới hết ngày 22/4. Ban lãnh đạo đội bóng thành Nam cũng phập phồng chờ thông báo mới. HLV Nguyễn Văn Sỹ hôm qua cho biết, dự kiến đội sẽ tập trung trở lại trong ngày hôm nay để chuẩn bị cho kế hoạch tập luyện. “Chúng tôi dự kiến tập trung để chuẩn bị chờ thông báo mới, tới lúc đó mới có thể lên kế hoạch chuẩn bị cụ thể. Việc tập luyện cũng thực hiện khép kín để đảm bảo an toàn. Thực sự giải nghỉ lâu thế này ảnh hưởng quá nhiều thứ, cầu thủ cũng như BHL đội đều rất sốt ruột nhưng buộc phải chấp hành quy định”.
Theo ông Sỹ, cầu thủ không thi đấu không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập mà còn liên quan cả phong độ, chuyên môn. Về kế hoạch tổ chức giải sau dịch, ông nói rằng, quyết định cuối cùng vẫn phải phụ thuộc cơ quan chức năng. Nam Định là một trong số các đội không đồng ý đá tập trung, không có khán giả do ảnh hưởng tới thu nhập tiền vé của đội bóng. Mùa giải trước, tiền bán vé của Nam Định khoảng hơn 4 tỷ đồng, con số không nhỏ với đội bóng.
“Tôi nghĩ rằng đá tập trung không khán giả là bất khả kháng thôi, nhưng khó quá thì phải chấp nhận. Vì giải huỷ hẳn ảnh hưởng rất nhiều thứ. Cầu thủ không đá bóng thì thất nghiệp, không chỉ mất thu nhập mà còn liên quan chuyên môn, phong độ thi đấu”, ông Sỹ nói. Ông cho rằng, BTC giải có thể để các địa phương quyết định việc đá có khán giả hay không, tuỳ theo mức độ an toàn dịch.
HAGL, Bình Dương, Thanh Hoá… hiện vẫn duy trì tập luyện để giúp cầu thủ giữ phong độ, chờ ngày V-League thi đấu trở lại. Hiện ngoài 5 đội bóng Nam Định, Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cắt giảm lương cầu thủ, các đội còn lại vẫn giữ nguyên các chế độ.
V.P
Tín hiệu tích cực cho bóng đá Việt
Kể từ khi xây dựng mô hình bóng đá chuyên nghiệp gần 20 năm trước.
Nền bóng đá Việt Nam luôn tồn tại sự bất hợp lý ở các giải đấu quốc nội, bởi kết cấu "hình tháp ngược" khi giải Vô địch quốc gia (V.League 1) có số đội nhiều hơn giải hạng Nhất quốc gia (V.League 2) và các giải thấp hơn. Tuy nhiên, điều này đã có sự thay đổi theo quyết định điều chỉnh mới đây của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF).
Cầu thủ XSKT Cần Thơ gặp Phố Hiến ở trận đấu cuối cùng mùa giải hạng Nhất quốc gia 2019, khi Phố Hiến đã giành vé lên V.League 2020. Từ mùa giải 2021, giải hạng Nhất cũng sẽ có 14 đội, thay vì chỉ 12 đội như hiện nay.
Theo thông báo của VFF, trên cơ sở được sự đồng thuận cao từ các CLB nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển phong trào, VFF quyết định điều chỉnh quy hoạch số lượng đội tham dự giải Vô địch quốc gia, hạng Nhất quốc gia và hạng Nhì quốc gia giai đoạn 2021-2023. Theo đó, cả ba giải này đều có 14 đội tham dự. Bắt đầu từ mùa giải 2020, đội xếp thứ 12 tại giải bóng đá hạng Nhất quốc gia sẽ xuống thi đấu tại giải hạng Nhì quốc gia vào năm 2021 và giải bóng đá hạng Nhì quốc gia sẽ có 3 đội được lên hạng, thi đấu tại giải bóng đá hạng Nhất quốc gia vào năm 2021.
VFF cho rằng việc tăng số đội giải hạng Nhất quốc gia và điều chỉnh số lượng đội tại giải hạng Nhì sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh, tăng chất lượng các giải đấu, đúng với lộ trình quy hoạch số lượng đội bóng tại các giải bóng đá chuyên nghiệp và ngoài chuyên nghiệp quốc gia từ năm 2021. Bên cạnh đó, tăng số lượng đội thi đấu tại giải hạng Nhất và hạng Nhì cũng giúp cho đội tuyển quốc gia có thêm nhiều cơ hội tuyển chọn nhân tài bên cạnh giải vô địch quốc gia.
Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra tính ổn định, sự phát triển cũng như hệ thống có tính kế thừa. Bởi việc nâng số lượng ở hạng Nhất lên 14 đội đã xóa bỏ điểm nghịch lý vốn đã tồn tại nhiều năm qua. Từ mùa giải 2015, V.League đã "quy hoạch" đủ 14 CLB, nhưng số đội tham dự giải hạng Nhất cứ trồi sụt một cách thất thường. Năm 2016, giải hạng Nhất có 10 đội bóng, nhưng sang năm 2017 đã giảm xuống 7 đội. Đến mùa giải gần nhất là năm 2019, giải hạng Nhất vọt lên 12 đội, trong khi hạng Nhì là 14 đội.
Ở hầu hết các nền bóng đá tiên tiến, các giải đấu hạng thấp hơn luôn có số đội tham dự nhiều hơn và được xem như là nền móng vững chắc, tạo sức cạnh tranh hấp dẫn cho cuộc đua tranh vé chơi ở giải cao nhất. Bởi những đội bóng chuyên nghiệp thật sự mới đủ sức tranh tài ở giải đấu cao nhất này. Còn với bóng đá nước ta, mô hình "tháp ngược" đã gây ra nhiều hệ lụy rất nan giải, như việc các CLB bị "buộc" lên chuyên nghiệp khi chưa chuẩn bị sẵn sàng dẫn đến giải thể chỉ sau một mùa giải, hoặc việc đổi tên, mua suất ở lại V.League... Vì thế, khi giải hạng Nhất, hạng Nhì được nâng lên con số 14 sẽ tạo ra sự cân bằng trong quá trình tổ chức thi đấu. Tính cạnh tranh, cống hiến và chất lượng có thể cũng được nâng lên, tránh cảnh giải hạng Nhất bị coi là "chợ chiều", còn giải hạng Nhì không khác giải phong trào.
Một khi số lượng các đội tham dự những hạng đấu có tính cân bằng sẽ tạo thêm điều kiện để cầu thủ trẻ được ra sân nhiều hơn, là cơ hội cho số đông phát triển đủ sức lên giải chuyên nghiệp. Thế nên, quyết định của VFF có thể được xem là bước chuyển tích cực cho bóng đá Việt Nam, dù còn phải mất nhiều thời gian để xây dựng các giải đấu theo "hình tháp" như các nền bóng đá tiên tiến.
NGUYỄN MINH
CLB Thanh Hóa chật vật giải quyết gánh nặng tài chính Mặc dù các cầu thủ, ban huấn luyện đã tình nguyện giảm lương trong lúc mùa giải bóng đá 2020 vẫn chưa thể trở lại, nhưng không vì thế mà CLB Thanh Hóa đã được giảm bớt những khó khăn về vấn đề tài chính. Ngoài việc luyện tập, giữ phong độ cho các cầu thủ, đội bóng xứ Thanh còn phải chật...