V-League không thể mãi bấu víu vào đội tuyển
Một nền bóng đá không thể chỉ hít thở bằng ánh hào quang của đội tuyển, bởi chẳng đội tuyển nào duy trì sự thành công hết năm này qua năm khác.
Thành công của đội tuyển Việt Nam góp phần tạo hiệu ứng nhất định cho V-League
Trong một thống kê mới đây, tờ Asean Football chỉ ra, tổng giá trị chuyển nhượng của hơn 400 cầu thủ đang thi đấu ở V-League 2021 đạt 34,66 triệu euro. Con số này có tăng nhẹ so với mùa trước nhưng nếu đặt lên bàn cân với Thai League, V-League còn kém rất xa. Giá trị của Thai League tới 67,33 triệu euro. Thậm chí, V-League còn kém Liga Indonesia khi giải đấu số 1 Indonesia đạt 47,8 triệu euro.
Kể từ thời điểm HLV Park Hang-seo nhậm chức, bóng đá Việt Nam đạt nhiều thành công vang dội ở cấp độ đội tuyển lẫn U23. Nếu nói hai năm qua là giai đoạn rực rỡ nhất của bóng đá Việt Nam cũng hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, vẫn cần rạch ròi với nhau câu chuyện, đội tuyển Việt Nam không thể làm thay việc cho cả nền bóng đá.
Video đang HOT
Cách đây không lâu, một chuyên gia trong nước thẳng thắn nhìn nhận, trong 4 yếu tố cấu thành nên nền bóng đá, chúng ta chỉ đang thực sự khởi sắc ở góc độ đội tuyển. Ngoài ra, 3 yếu còn lại gồm: Cầu thủ, đội bóng và hệ thống giải chuyên nghiệp của Việt Nam đều còn nhiều hạn chế. Đối chiếu với thống kê của Asean Football thì vừa hay trùng khớp ở yếu tố cầu thủ.
Đương nhiên, giá trị cầu thủ không phản ánh đầy đủ, chính xác nhất trình độ, năng lực chơi bóng của họ. Dù vậy, đây vẫn là một kênh tham chiếu để chúng ta biết mình thực sự đang đứng ở đâu. Bóng đá Việt Nam đang là vua Đông Nam Á khi thống trị cả AFF Cup lẫn SEA Games nhưng nếu nhìn lại phía sau vẫn thấy rất nhiều việc phải làm.
Một nền bóng đá không thể chỉ hít thở bằng ánh hào quang của đội tuyển, bởi lẽ chẳng đội tuyển nào duy trì sự thành công hết năm này qua năm khác. Bản chất bóng đá chuyên nghiệp phải bắt đầu từ nền móng, mà nền móng lại chính là cầu thủ, câu lạc bộ và giải chuyên nghiệp.
Phải thừa nhận, thành công của đội tuyển Việt Nam góp phần tạo nên hiệu ứng nhất định cho V-League. Tuy vậy, hiệu ứng này chỉ ở bề nổi, còn về mặt bản chất không có sự tác động nhiều.
Dẫn chứng là Công ty VPF, đơn vị tổ chức và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp vẫn khá khó khăn trong việc tìm kiếm nhà tài trợ. Nhiều trận đấu tại V-League chất lượng chuyên môn còn thấp. Ngoài ra, cầu thủ Việt Nam đa phần chỉ thành danh khi chưa xuất ngoại…
Vậy bài học sau cùng là gì? Bóng đá Việt Nam muốn giữ vững vị thế số 1 Đông Nam Á thì nhất thiết phải nâng tầm giải vô địch quốc gia, nâng tầm cầu thủ. Nói nghe có vẻ to tát nhưng chỉ cần mỗi cầu thủ, mỗi đội bóng tăng cường ý thức về sự chuyên nghiệp, dần dà gương mặt của V-League sẽ tự động khởi sắc, gia tăng biên độ thương hiệu.
V-League 2021 sẽ đá với mật độ dày
Khi V-League trở lại, dự kiến giữa tháng 3, các đội sẽ chỉ có khoảng bốn ngày nghỉ giữa hai trận đấu.
Trong buổi làm việc mới đây với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và các CLB, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) dự tính cho V-League 2021 thi đấu trở lại vào giữa tháng 3 nếu Covid-19 được kiểm soát tốt hơn.
VPF cũng thông báo sẽ cắt giảm thời gian nghỉ giữa hai trận đấu của các đội. Thay vì mỗi tuần một trận, các đội sẽ đá ba trận hai tuần nên ngày nghỉ giữa hai trận giảm từ sáu xuống bốn ngày. Điều chỉnh này xuất phát từ quỹ thời gian hạn hẹp do V-League 2021 hoãn từ cuối tháng 1, đồng thời sẽ phải tạm dừng cho các đội tuyển đá vòng loại World Cup 2022, SEA Games và AFF Cup.
Hà Nội và Nam Định thi đấu trên sân Thiên Trường, trong trận mở màn V-League 2021. Ảnh: Lâm Thoả.
Các trận đấu sắp tới dự kiến sẽ diễn ra trên sân không khán giả. Người hâm mộ chỉ được vào sân tại các tỉnh, thành phố kiếm soát tốt Covid-19. Trước các trận, ban tổ chức sân phải phun khử khuẩn, chia sân thành nhiều khu vực, phân định rõ vị trí để hạn chế di chuyển, tiếp xúc của các lực lượng làm việc trong trận.
V-League 2021 khởi tranh ngày 15/1. Tuy nhiên, chỉ sau ba vòng, giải tạm hoãn vì Quảng Ninh và Hải Dương ghi nhận người nhiễm nCoV trong cộng đồng lần đầu tiên sau 55 ngày ở Việt Nam.
Hải Phòng, Bình Dương và Đà Nẵng chia nhau ba vị trí đầu khi cùng có sáu điểm qua hai trận. Sài Gòn bằng điểm ba đội trên, nhưng đá nhiều hơn một trận.
Giai đoạn đầu mùa chứng kiến bất ngờ, khi đương kim vô địch Viettel mới có một điểm sau hai trận, đứng thứ 11. Á quân Hà Nội thậm chí đứng bét bảng khi liên tiếp thua Nam Định 0-3 và Bình Dương 1-2.
Sau hai tuần nghỉ Tết Nguyên Đán, các đội bóng tại V-League đều đã hội quân trở lại tập luyện, sẵn sàng thi đấu khi VPF chốt lịch.
Hạn chót cho VFF và HLV Park Hang-seo LĐBĐ châu Á (AFC) sẽ đưa ra quyết định về việc tổ chức các trận đấu còn lại của vòng loại thứ 2 World Cup 2022 sau khi nhận được đầy đủ ý kiến của các nước thành viên. LĐBĐ Việt Nam (VFF) có buổi họp đầu năm Tân Sửu vào ngày 17/2 tại Hà Nội để phản hồi với AFC về quan...