V-League 2021: Chặng tourmalet năm nay sẽ khắc nghiệt hơn cả năm ngoái?
Với mật độ thi đấu dày trung bình từ 4,1 đến 4.5 ngày/ trận vừa đá vừa di chuyển, các CLB V-League nếu không tích lũy tốt và phân phối hợp lý thể lực cũng như không có chiều sâu đội hình sẽ gặp vô cùng gian truân
Trận Thanh Hóa bất ngờ gây khó trước Viettel
Theo lịch thi đấu mà VPF đã công bố V-League 2021 sẽ trở lại vào ngày 13-14/3 với các trận đá bù vòng 3. Sau đó giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam sẽ đá liên tục đến hết vòng 10 (vào các ngày 16-18/4) trước khi tạm nghỉ để nhường chỗ cho đội tuyển Việt Nam tập trung và thi đấu nốt các trận còn lại của vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Còn nhớ năm ngoái, cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà V-League 2020 đã phải tạm dừng 2 lần. Hệ quả là sau đó khi trở lại các CLB cũng đã phải thi đấu liên tục.
Lần thứ nhất, V-League 2020 trở lại ở vòng đấu thứ 3 vào ngày 5/6 và trải qua 9 vòng đấu liên tiếp trước khi lại phải dừng lại sau vòng đấu thứ 11 vào ngày 24/7 do dịch bệnh lại tái bùng phát. Khi đó, các CLB đã phải đá 9 lượt trận trong vòng 49 ngày, trung bình 5,4 ngày/trận.
Lần thứ hai, giải đấu số 1 của bóng đá Việt Nam trở lại từ vòng đấu thứ 12 vào ngày 26/9 sau khi kiểm soát được dịch bệnh. V-League đá nốt 2 vòng của giai đoạn 1 và hoàn tất 7 vòng đấu của giai đoạn 2 vào ngày 8/11 (đối với 8 đội ở nhóm 1). Như vậy, các CLB này đã trải qua chặng tourmalet thứ 2 với 9 vòng đấu kéo dài 43 ngày, trung bình 4,8 ngày/trận.
Video đang HOT
Thế nhưng mùa giải năm nay các CLB đang chuẩn bị có những trải nghiệm mới với chặng tourmalet hứa hẹn còn khắc nghiệt hơn cả 2 chặng tourmalet ở mùa giải năm ngoái.
Hà Đức Chinh của Đà Nẵng trong trận thắng trên sân nhà
Theo lịch thi đấu của VPF, chặng tourmalet năm nay sẽ kéo dài 7 vòng đấu (đối với 4 CLB: Thanh Hóa, Nam Định, Sài Gòn FC, Sông Lam Nghệ An) và 8 vòng đấu (đối với 10 CLB còn lại).
Trong 4 đội bóng phải đá 7 vòng, ‘nặng’ nhất là Sài Gòn FC. Theo lịch thi đấu, đội bóng Sài thành sẽ có trận đấu ở vòng 4 diễn ra vào ngày 19/3 và khép lại chặng tourmalet của mình với trận đấu ở vòng 10 vào ngày 17/4. Như vậy đội bóng của bầu Bình sẽ phải trải qua 7 trận trong vòng 29 ngày, trung bình 4,1 ngày/trận. 3 CLB còn lại ‘dễ thở’ hơn đôi chút khi đều đá 7 trận trong vòng 30 ngày.
Vất vả nhất trong số 10 đội bóng còn lại là Than Quảng Ninh và Viettel. Hai đội bóng này đều đá bù vòng 3 vào ngày 14/3 và khép lại chặng tourmalet của mình bằng trận đấu sớm của vòng 10 vào ngày 16/4 để Viettel có thời gian chuẩn bị lên đường tham dự vòng bảng AFC Champions League. Như vậy hai đội bóng này sẽ phải hoàn tất 8 vòng đấu chỉ trong vòng 33 ngày, nghĩa là trung bình cũng chỉ có 4,1 ngày/trận, tương tự như Sài Gòn FC.
Công Phượng trong trận gặp Sài Gòn FC
Được ‘ưu ái’ nhất trong số các CLB tham dự V-League 2021 là SHB.Đà Nẵng và Hà Nội. Hai đội bóng này đều có trận đấu đầu tiên vào ngày 13/3 (đá bù vòng 3) và trận đấu cuối cùng vào ngày 18/4 (vòng 10). Điều đó có nghĩa là chặng tourmalet 8 vòng đấu của SHB.Đà Nẵng và Hà Nội sẽ được giãn cách thành 36 ngày, trung bình 4,5 ngày/trận.
Dù vậy con số này vẫn còn thấp hơn con số ở 2 chặng tourmalet ở mùa giải năm ngoái. Điều đó buộc các đội bóng phải chuẩn bị thật tốt về mặt thể lực cho các cầu thủ, đồng thời có chính sách xoay tua cầu thủ hợp lý thì mới có thể giành được kết quả tốt trong tất cả các trận đấu mà mình tham dự.
Giải mã hiện tượng Sài Gòn FC
Việc mời được doanh nghiệp Nhật Bản tài trợ cho một CLB V-League là rất khó nhưng Sài Gòn FC đã quy tụ đến 7 thương hiệu lớn của xứ Phù Tang
Trong bối cảnh nhiều đội bóng hướng đến V-League 2021 với tâm trạng âu lo tài chính thì Sài Gòn FC vừa giới thiệu gần 20 nhà tài trợ sẽ đồng hành với thầy trò HLV Vũ Tiến Thành. Trong đó, ấn tượng nhất là 7 thương hiệu đến từ Nhật Bản, một điều dường như là cực khó dưới góc nhìn của giới kinh doanh.
Điểm qua 7 thương hiệu đó, có thể thấy đều là những doanh nghiệp quốc dân của Nhật Bản như thương hiệu dầu nhờn ENEOS, hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, Sony, Mitsubishi, Sawaga, JBT và Mitutoyo.
Ông Trần Tấn Phát, một doanh nhân có 10 năm học tập và làm việc ở Nhật, phân tích: "Với bóng đá Việt Nam, đặc biệt là sân chơi V-League, chuyện các CLB tìm được một thương hiệu Nhật tài trợ đã là điều không tưởng. Tuy nhiên, việc Sài Gòn FC chào mời được đến 7 thương hiệu tên tuổi như vậy có lẽ là điều không thể ngờ".
Không những gây ấn tượng mạnh với số tiền tài trợ nhận được lên đến khoảng 100 tỉ đồng cho mùa giải 2021, tân chủ tịch Trần Hòa Bình của Sài Gòn FC còn mời được Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP HCM - ông Watanabe - đến dự lễ xuất quân, cho thấy hướng đi của đội bóng không chỉ gói gọn ở khía cạnh chuyên môn. "Cách làm căn cơ và định hướng lâu dài của Sài Gòn FC, đặc biệt trong việc theo đuổi mô hình một CLB chuyên nghiệp và gắn kết, giống như cách các CLB tại J-League và đội tuyển Nhật Bản đang thực hiện" - ông Trần Tấn Phát chia sẻ.
Tân Chủ tịch Sài Gòn FC Trần Hòa Bình (áo vest giữa) cùng các chuyên gia, trợ lý HLV người Nhật Bản chuẩn bị dự V-League 2021 Ảnh: ĐỨC ANH
Mới đây, ông Trần Hòa Bình đã nhận chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành CLB Bóng đá Sài Gòn. Nhờ mối quan hệ trong 20 năm làm việc tại xứ sở hoa anh đào, bầu Bình chính thức bắt tay vào chiến lược "J-League hóa" đội bóng, qua văn bản ký kết hợp tác toàn diện với CLB Tokyo từ tháng 4-2020, từ đó có được sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu tại Nhật Bản. Trong đó có Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu, ông Fujiwara Kenzo và Giám đốc Học viện bóng đá, ông Oshima Tsubasa. Ông Bình còn thuyết phục được cựu Giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Nhật Bản Masahiro Shimoda, người từng mang về nhiều thành tích khi còn làm ở Nhật từ năm 2009 - 2016, sang Việt Nam làm cố vấn cấp cao.
Chính sự chuyên nghiệp trong tư duy làm bóng đá đã giúp đội chủ sân Thống Nhất kiếm được khoản tiền tài trợ dồi dào trước thềm mùa giải mới. Sài Gòn FC còn có một nhóm người hâm mộ khá đặc biệt từ cộng đồng người Nhật Bản tại TP HCM lập ra.
Nói về việc chia tay 21 cầu thủ và thành viên ban huấn luyện từng giúp Sài Gòn FC giành hạng ba V-League 2020, lãnh đạo đội bóng cho biết: "Tôi đâu có muốn cả CLB Sài Gòn mà chỉ có mình Cao Văn Triền lên tuyển. Nhìn các đội khác mà tôi xấu hổ. Viettel, Hà Nội hay Hoàng Anh Gia Lai đều có nhiều tuyển thủ quốc gia. Tôi chỉ mong CLB có 3, 4 cầu thủ lên tuyển là mừng, để HLV Park Hang-seo không phải vất vả".
Cũng theo Chủ tịch Trần Hòa Bình, 21 cầu thủ ra đi không quan trọng với CLB vì đội bóng không đặt nặng thành tích. Theo ông, Sài Gòn FC muốn chứng minh là đội bóng chất lượng chứ không chạy đua theo thành tích. "Thật đáng khích lệ nếu chúng ta làm bóng đá nhân văn, tạo ra giá trị, có tâm và có tầm. Có tâm thôi chưa đủ, vì nhiều khi lỗ quá, vực dậy không nổi. Đến gặp tôi mà nói đội này, đội kia trả lương cao hơn, tôi cho đi ngay. Chúng tôi xây dựng tập thể ngôi sao, chứ không phải cầu thủ ngôi sao. Ai tự cho mình là ngôi sao, tôi cho nghỉ việc ngay trong ngày" - Chủ tịch Sài Gòn FC nhấn mạnh thêm.
HLV Phan Thanh Hùng đưa cựu vương B.Bình Dương trở lại V-League 2021 đang khiến người xem bất ngờ không chỉ với việc ĐKVĐ Viettel và á quân Hà Nội FC ngụp lặn dưới đáy bảng, mà ngự trị tại tốp đầu là những bất ngờ như trường hợp của B.Bình Dương. Ngạc nhiên là bởi B.Bình Dương từ đầu mùa đã có sự thay đổi trên cabin huấn luyện khi ông Đặng Trần...