Uzbekistan rút khỏi CSTO để mở đường cho Mỹ đóng quân?
Cả Mỹ và Nga đều muốn duy trì quan hệ hợp tác quân sự với Uzbekistan. Nhưng gần đây, tổng thống Uzbekistan Karimov tuyên bố, nước này rút khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể CSTO, phải chăng là để mở đường cho Mỹ đóng quân tại nước mình?
Uzbekistan có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong khu vực Trung Á
Uzbekistan có vai trò quan trọng trong khu vực Trung Á. Với vị trí địa lý thuận lợi của mình, Uzbekistan luôn có vị trí đặc biệt trong quan hệ ngoại giao khi cả Mỹ và Nga đều muốn duy trì quan hệ hợp tác quân sự với nước này.
Video đang HOT
Ngay từ năm 1999, Uzbekistan đã từ chối gia hạn Hiệp ước An ninh tập thể, lần đầu tiên có sự sứt mẻ với CSTO. Sau đó, chính quyền của Tổng thống Islam Karimov luôn dựa vào Mỹ và thậm chí còn cho quân Mỹ thuê một khu vực trên đất nước mình. Nhưng nhân vụ đổ máu tại Andijan, Mỹ đã gây sức ép lên chính quyền Karimov, khiến vị Tổng thống này đã ban hành lệnh cấm quân Mỹ đóng tại nước mình, và đến năm 2006 lại xin quay về CSTO.
Sáu năm qua đi, giờ thì Uzbekistan lại một lần nữa rời xa CSTO. Tuy cơ quan ngoại giao Uzbekistan đã thông qua một số tờ báo của Nga để tiết lộ một phần nguyên nhân, gồm cả việc phản đối kế hoạch chiến lược đối với Afghanistan của CSTO cũng như kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự của các nước thành viên CSTO. Nhưng theo nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Á, thì lý do mà Uzbekistan đưa ra không có sức thuyết phục.
Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định này của Uzbekistan có liên quan đến việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, có khả năng Uzbekistan lại đồng ý cho quân Mỹ tái thiết căn cứ quân sự ở nước mình.
Akayev, một chuyên gia quan sát quân sự củ Kyrgyzstan cũng đồng quan điểm. Khi trả lời phỏng vấn tờ RIA Novosti, ông cho biết, hành động này của Uzbekistan đã mở đường để NATO thiết lập căn cứ quân sự lớn tại đây.
Uzbekistan là cầu nối thẳng đến Afghanistan, việc giúp NATO mở căn cứ tại đây có thể khiến Uzbekistan nhận được sự bảo trợ lớn từ Mỹ. Vài tháng qua, các quan chức Mỹ thường xuyên đến thăm Uzbekistan, “điều này chứng tỏ nhiều cuộc đàm phán giữa Mỹ và Uzbekistan đã diễn ra”, một chuyên gia nhận định.
Mỹ rút khỏi Afghanistan, nhưng lại tăng cường sự hiện diện lực lượng của mình ở khu vực Trung Á khiến nhiều nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG quan tâm. Sau khi rời khỏi CSTO, rất có thể Uzbekistan sẽ trở thành một then chốt quan trọng để Mỹ triển khai quân ngay dưới “bụng” nước Nga, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình hội nhập ở các nước Trung Á mà Nga phát động trong nhiều năm qua.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc Uzbekistan rời khỏi CSTO càng khiến cho tổ chức này trở thành một liên minh chính trị-quân sự có kiểm soát chặt chẽ, vì Uzbekistan đã từng có lần rời khỏi tổ chức này.
Theo Infonet
Mỹ chuyển giao kỹ thuật quân sự cho một số nước
Theo báo Thương gia của Nga ngày 15/6, Mỹ sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật quân sự sử dụng ở Afghanistan cho các quốc gia Trung Á sau khi Washington và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút quân khỏi nước này vào cuối năm 2014.
Lính Mỹ ở Afghanistan. (Nguồn: Internet)
Báo trên dẫn các nguồn tin thân cận với bộ Quốc phòng các nước Trung Á, cho biết Lầu Năm góc đang xem xét khả năng chuyển nhượng lại cho các nước Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan những kỹ thuật và trang thiết bị quân sự mà Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế ở Afghanistan (ISAF) do NATO cầm đầu, đang sử dụng, trong đó có xe thiết giáp, xe kéo để vận chuyển xe tăng, máy kéo, các loại máy móc chuyên đào hào, ủi và chở nước.
Ngoài ra, Lầu Năm góc cũng sẵn sàng chuyển nhượng lại cho những nước láng giềng của Kabul những thiết bị y tế, liên lạc, chữa cháy, thậm chí cả phòng tập luyện lưu động và các thiết bị khác nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính. Hiện Bộ Quốc phòng Kyrgyzstan đã xác nhận đang thảo luận với Mỹ về vấn đề này.
Tờ Thương gia cho biết Afghanistan cũng đang thuyết phục Mỹ để lại những kỹ thuật và trang thiết bị quân sự mà quốc phòng nước này còn thiếu.
Theo báo Nga, việc nhận chuyển giao thiết bị quân sự kể trên được các nước Trung Á với nguồn ngân sách quốc phòng hạn hẹp, cân nhắc. Đổi lại, Mỹ sẽ được ưu tiên trong những thỏa thuận về điều kiện vận chuyển hàng hóa và lưu trú của quân đội Mỹ tại các cơ sở quân sự trong khu vực Trung Á.
Tuy nhiên, giới ngoại giao Nga cho rằng kịch bản trên là hoàn toàn không thể chấp nhận được, bởi vì điều này đã đi ngược lại thỏa thuận của Nga với các đối tác của Mátxcơva trong khu vực Trung Á, cũng như mâu thuẫn rõ ràng với thỏa thuận trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (ODKB), hiện có 7 nước thành viên gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan và Nga.
Sau khi NATO và các đối tác của liên minh rút quân khỏi Kabul, an ninh của Afghanistan sẽ do hơn 300.000 lính và cảnh sát nước này đảm nhiệm. NATO dự định sẽ chi 4,1 tỷ USD/năm để hỗ trợ an ninh và trang thiết bị cho Afghanistan./.
Theo TTXVN
Không tiền, giáo viên bị ép nhận lương bằng... gà Nhiều giáo viên cho biết, thay vì nhận được số tiền lương, họ bị bắt phải nhận 10 con gà. Nhân viên nhà nước tại Uzbekistan đã nhận một phần lương của mình bằng những con gà Serbia và sắp tới có thể là cả các chú bê Ukraina. Ảnh minh họa Theo đài phát thanh Radio Liberty, mặc dù chính quyền cho...