Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư không tranh công đổ lỗi
Ngoài ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín.
Đây là những nội dung quan trọng được thể hiện trong dự thảo “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” trình Trung ương tại Hội nghị lần thứ 8.
Dự thảo “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” sẽ được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 8.
Sự nêu gương của cán bộ, đảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng. Việc nêu gương của những người giữ vị trí then chốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo động lực lớn, sức lan tỏa mạnh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chủ động từ chức khi không đủ uy tín
Dự thảo quy định từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cùng với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên còn phải trung thành tuyệt đối, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Nêu cao tính chiến đấu, có chính kiến, quan điểm rõ ràng, đúng đắn trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm.
Những người này phải luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc là tối thượng; không ngại khó khăn, gian khó, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công. Thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm…
Từng đồng chí thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ. Khuyến khích, bảo vệ cán bộ thẳng thắn, trung thực, năng động, sáng tạo, đổi mới. Chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài.
Video đang HOT
Quy định cũng yêu cầu từng người giữ vị trí trên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống. Minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Dũng cảm nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, không tranh công đổ lỗi…
Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật.
Kiên quyết chống lạm quyền, sống xa hoa
Dự thảo cũng quy định những điều mà mỗi Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống.
Cụ thể như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, “tư duy nhiệm kỳ”, công thần, tự cao, tự đợi, háo danh, phô trương; hứa suông, nói không đi đôi với làm
Hay sự cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền. Quan liêu, xa dân, gây phiên hà, hách dịch với nhân dân. Lợi dụng tập thể để trốn tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện ý đồ cá nhân.
Lạm quyền, lộng quyền, tham vọng quyền lực hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách để trục lợi… cũng là hành vi mà quy định yêu cầu mỗi người phải kiên quyết chống.
Ngoài ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương cần phải kiên quyết chống việc lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng; liên kết lập “sân sau “, “lợi ích nhóm “; sử dụng tiền, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính, vụ lợi.
Kiên quyết chống tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức hay để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chi phối, thao túng các công việc như công tác cán bộ, xin dự án, cấp đất, đấu thầu, mua cổ phần…; Sống xa hoa, phô trương, ngạo mạn; Đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài.
Từng đồng chí phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống chạy chức, chạy quyển và tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; can thiệp, gây áp lực trong công tác cán bộ…
Việc lãng phí thời gian làm việc, nhân lực, công quỹ, tài sản, phương tiện công hay tạo dư luận, gây ảnh hưởng nhằm đề cao cá nhân mình, tô hồng thành tích hoặc bôi nhọ, hạ thấp uy tín tập thể, cá nhân khác… cũng là những điều phải kiên quyết chống./.
Theo Thanh Hà/VOV.VN
Trung ương Đảng sẽ thảo luận quy định mới về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Dự thảo "Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng" dự kiến sẽ được trình ra hội nghị Trung ương 8 tới đây, được thiết kế theo nguyên lý chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu...
Ông Vũ Thanh Sơn thông tin về nội dung cơ bản dự thảo Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Theo chương trình làm việc dự kiến, tại hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc vào 2-10 tới đây, Trung ương sẽ xem xét ban hành "Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; trước mắt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng". Vậy dự thảo quy định này có gì mới so với Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên hiện nay?
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Ban Tổ chức Trung ương cho biết, dự thảo đề án "Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương" đã được xây dựng trong 9 tháng và hiện đã cơ bản hoàn thành, sẽ trình ra hội nghị Trung ương 8 sắp tới.
Theo ông Sơn, nội dung cơ bản trong dự thảo Quy định mới này thể hiện tinh thần chỉ đạo của Trung ương trong việc đề cập đến trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, các đảng viên. Dự thảo quy định được thiết kế gọn, với hơn 3 trang, 4 điều.
Trong đó, Điều 1 quy định chung cho tất cả đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng trong thực hiện cương lĩnh, điều lệ đảng, với quan điểm chức vụ càng cao phải càng gương mẫu.
Điều 2 quy định các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng phải gương mẫu trong mối quan hệ với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, gia đình...
Điều 3 quy định về những điều từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cần nghiêm khắc với bản thân và cương quyết chống vi phạm.
Điều 4 liên quan đến tổ chức thực hiện. Quy định mới mang tính khuyến khích, động viên, khích lệ răn đe, cảnh báo. Nếu vi phạm nếu vi phạm quy định pháp luật thì có chế tài tương ứng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Vũ Thanh Sơn nhấn mạnh, Điều 2 và 3 là nhóm các quy định theo cấu trúc "có xây, có chống, xây trước chống sau", nhấn mạnh tới nhóm đảng viên cấp cao. Ở đây có 9 điểm cơ bản liên quan đến mối quan hệ đảng viên đó với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chức trách nhiệm vụ, với gia đình.
"Tinh thần chung là từng đảng viên cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân mình và cương quyết không làm những điều sai trái được liệt kê. Trường hợp thấy người khác làm thì phải cương quyết chống lại" - ông Sơn nói.
Ông Vũ Thanh Sơn cho biết thêm, Quy định 101 "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp" do Ban Bí thư ban hành từ năm 2012 là quy định chung nên vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Tương tự, về chế tài để đảm bảo thực thi trách nhiệm nêu gương của đảng viên giữ chức vụ cấp cao, theo ông Sơn, vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như Quy định 102 của Bộ Chính trị ban hành năm 2017.
Theo anninhthudo
Tập trung nguồn lực hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, làm giàu Đó là gợi ý và cũng là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư thực hiện Đề án 61 tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo T.Ư về thực hiện Đề án 61 vào chiều ngày 10.8, tại...