Uy tín cán bộ cấp cao: Cách nào đo đếm?
“Nếu các cán bộ không đủ uy tín nhưng vẫn không muốn từ chức thì tổ chức cần can thiệp. Tôi nhớ có những nhiệm kỳ rất lâu trước kia, Đảng ta cũng đã gợi ý một số đồng chí từ chức, rời khỏi vị trí ủy viên trung ương Đảng và họ đã từ chức.
Tất nhiên, nếu họ tự giác được thì tốt nhất”, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương – Ảnh: GDVN
Cán bộ thiếu uy tín nên từ chức
Dự thảo quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành Trung ương nêu rõ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín; để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc xảy ra mất đoàn kết kéo dài; cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Vũ Quốc Hùng nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoàn toàn ủng hộ chủ trương này và cho rằng đây là thể hiện dân chủ, công khai minh bạch.
Theo đó, nhân dân sẽ giám sát và có những đánh giá về các cán bộ. Tổ chức đảng quản lý đảng viên đó, các tổ chức chính trị – xã hội, khu dân cư, ủy ban kiểm tra các cấp… cũng có trách nhiệm giám sát.
“Nếu thực sự lắng nghe thì sẽ biết cán bộ này có năng lực, có gương mẫu hay không. Tất nhiên, trong quá trình khảo sát, với những người dám đứng lên tố cáo thì cần phải bảo vệ được họ, tránh bị trả thù. Bên cạnh đó, một biện pháp nữa để đo đếm uy tín là việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Hiện nay, Quốc hội đã thực hiện, Trung ương cũng cần thực hiện điều này”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng: “Nếu các cán bộ không đủ uy tín nhưng vẫn không muốn từ chức thì tổ chức cần can thiệp. Từ những nhiệm kỳ trước thì Đảng ta cũng đã gợi ý một số đồng chí từ chức, rời khỏi vị trí ủy viên trung ương Đảng và họ đã từ chức. Tất nhiên, nếu họ tự giác được thì tốt nhất”, ông Hùng nêu.
Với các cán bộ, việc nêu gương và uy tín gần như tỷ lệ thuận với nhau. Ông Hùng cho rằng chủ trương cán bộ nêu gương không mới, đã được đề ra từ lâu. Tuy nhiên, bên cạnh một số cán bộ có trách nhiệm vẫn có một bộ phận cán bộ không gương mẫu. Những bộ phận này thì Đảng đã xử lý một phần, trong đó có cả ủy viên Bộ Chính trị.
Do đó, ông Hùng đánh giá, kết quả thu được từ việc cán bộ nêu gương còn nhiều hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, chưa tạo được sức lan tỏa lớn.
“Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Cần có luật về từ chức
Liên quan đến việc chủ động từ chức của cán bộ cấp cao, trong một cuộc trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết số người từ chức ở nước ta rất hiếm hoi. Trong nhiều trường hợp đáng từ chức thì cán bộ vẫn không từ chức.
Lý do, theo ông Vũ Mão là ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Theo đó, cần quy định rõ từ chức trong trường hợp nào, đối tượng từ chức là ai… Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có được văn hóa từ chức, chưa xem việc từ chức như một nếp sống mang tính phổ biến, bình thường.
“Ở ta, dù bây giờ đã đỡ hơn nhưng vẫn còn nặng nề việc phải vào biên chế nhà nước để cuộc sống được ổn định, đảm bảo. Hơn nữa, làm quan chức thì cũng có những quyền lợi cao hơn, chức quyền càng cao thì quyền lợi càng cao. Lương là một chuyện, lại còn bổng lộc nữa”, ông Vũ Mão nói.
Bên cạnh đó, ông Vũ Mão cho rằng do bản thân cán bộ thiếu rèn luyện và công tác quản lý chưa tốt nên không ít người có chức quyền dính vào tham nhũng. “Tham nhũng lớn cũng có mà tham nhũng vặt cũng nhiều. Công tác kiểm soát quyền lực không tốt, xử lý tham nhũng không hiệu quả cho nên có chức quyền, có địa vị công tác thì có nhiều lợi ích vật chất. Khi đã có địa vị rồi người ta rất khó có thể dứt ra được cái ghế, bởi nó gắn với lợi ích kinh tế”.
Trong khi đó, ở nước ngoài, một quan chức nào đó nếu từ chức hoặc không làm trong bộ máy nhà nước, họ ra ngoài làm vẫn tìm được công việc thích hợp như kinh doanh, làm tư vấn… và có thu nhập cao, nên họ không ngại từ chức.
Cũng theo ông Mão, nên xây dựng luật về từ chức vì đối tượng từ chức còn có cả những vị do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nếu là luật thì bao quát hơn và tính pháp lý cũng cao hơn.
Hơn nữa, cần xem từ chức là một nội dung nằm trong tổng thể của vấn đề nhân sự. Trong công tác nhân sự thì có vấn đề bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt, cũng có vấn đề từ chức và cách chức.
“Khi xây dựng văn bản pháp luật về từ chức cần phải tính đến việc đảm bảo uy tín, tâm lý cho người từ chức, bởi vì có người cho rằng từ chức là do phạm lỗi nào đó, nhưng cũng có người có lý do khác, không phải sai phạm hay không đủ uy tín”, ông Mão nói.
Cán bộ phải nghiêm khắc với bản thân và người nhà
Dự thảo quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành Trung ương nêu rõ, các cán bộ này phải thực sự gương mẫu và kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; trong công tác cán bộ.
Các ủy viên cũng phải chống các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng chính sách; tham vọng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền; “ lợi ích nhóm”; tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy quyền; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm trục lợi…
Từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, tư duy nhiệm kỳ; hứa suông, nói không đi đôi với làm, nói trong hội nghị khác, ngoài hội nghị khác; chống lạm quyền, lộng quyền, tham vọng quyền lực, lạm dụng chức vụ, quyền hạn đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách để trục lợi; liên kết lập sân sau, lợi ích nhóm…
Cùng với đó, cán bộ cấp cao phải chống việc bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ (chồng), con, anh chị em ruột của bản thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, thao túng các công việc của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; sống xa hoa, phô trương, ngạo mạn, coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội; đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài.
Lam Thanh
Theo motthegioi
Trưởng Ban Tổ chức T.Ư: 10% số cán bộ, công chức bổ nhiệm sai quy định
Trong 5 năm qua, riêng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đã phát hiện 10% số cán bộ, công chức được bố trí, bổ nhiệm sai quy định.
Ông Phạm Minh Chính chào hỏi các đại biểu dự hội nghị sáng 24.8. ẢNH LÊ HIỆP
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, thông tin nội dung trên tại Hội nghị toàn quốc với Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, do Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư tổ chức sáng nay, 24.8.
Theo ông Chính, con số 10% nói trên là báo cáo mới nhất mà Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ vừa tiến hành điều tra theo Thông báo kết luận số 43 của Bộ Chính trị ngày 28.12.2017.
"Con số chúng tôi nắm được chưa kiểm tra độ chính xác tới đâu, nhưng theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ, sai phạm trong công tác cán bộ tương đối nhiều", ông Chính cho biết, và nhấn mạnh đây là vấn đề cần phải khắc phục.
Theo ông Chính, những "sai phạm" này khá đa dạng, có cái nghiêm trọng, nhưng cũng có những trường hợp do quá trình làm, do chủ quan và có nguyên nhân là xem nhẹ công tác xây dựng Đảng.
Từ đó, ông Chính đề nghị các Đảng ủy Khối cơ quan T.Ư và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phải chủ động góp phần vào khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, hạn chế trong công tác cán bộ nêu trên.
Tăng cường kiểm tra, giám sát trong Đảng
Theo Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, để làm được, cần phải thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát. Đây là một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.
"Mục đích trước hết của công tác này là giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong Đảng, chứ không chỉ tập trung kiểm tra khi có dấu hiệu sai phạm", ông Chính lưu ý.
Ông Chính cho hay, rút kinh nghiệm trong nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này, T.Ư, đặc biệt là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
"Vừa rồi, nhờ coi trọng và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, chúng ta đã đẩy mạnh được công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lấy lại được niềm tin trong nhân dân", ông Chính nói, và cho hay việc tăng cường kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị là rất rõ, khi ban hành bất cứ nghị quyết nào cũng đều tiến hành kiểm tra, giám sát.
Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền
Bên cạnh đó, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cũng yêu cầu các cấp ủy phải chủ động nắm chắc tình hình, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý, nhất là coi trọng và nắm chắc tình hình chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên; phối hợp các cơ quan hữu quan để đổi mới đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể.
"Một điểm yếu mà nhiều nhiệm kỳ này chúng ta chưa khắc phục được là đánh giá cán bộ. Vừa rồi, Nghị quyết 26 Hội nghị T.Ư 7 đã đưa ra một loạt cơ chế về đánh giá cán bộ. Nếu làm tốt được các cơ chế này thì công tác đánh giá cán bộ của chúng ta sẽ tốt hơn", ông Chính bày tỏ, và cho rằng, có đánh giá tốt thì mới sử dụng, bố trí cán bộ chính xác được.
Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cũng yêu cầu các Đảng ủy khối có biện pháp hiệu quả để kiểm soát việc lợi dụng quyền lực, lạm quyền, vượt quyền, đồng thời kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và chấm dứt hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
"Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, tổ chức xây dựng Đảng. Quyết tâm của Đảng rất cao là ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền. Có làm được cái này thì chúng ta mới đảm bảo sự công khai, minh bạch, trong sáng trong đánh giá, bố trí cán bộ cho các vị trí ở các cấp", ông Chính khẳng định.
Tiếp tục duy trì Đảng bộ khối các cơ quan là cần thiết và đúng đắn
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính khẳng định việc tiếp tục duy trì Đảng bộ khối các cơ quan là cần thiết và đúng đắn.
Theo ông Chính, vừa rồi, mặc dù có ý kiến này, ý kiến khác, việc tiếp tục tồn tại hay không Đảng bộ khối các cơ quan, nhất là khi chuẩn bị cho Hội nghị T.Ư 6 về tổ chức, sắp xếp bộ máy, nhưng đến nay, phải khẳng định việc tiếp tục duy trì Đảng bộ khối các cơ quan là cần thiết.
Theo Lê Hiệp (Thanh Niên)
Đề xuất Uỷ viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi uy tín thấp Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi không đủ điều kiện, uy tín. Hội nghị Trung ương 8, khoá XII đang diễn ra tại Hà Nội sẽ bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc xem xét, cho ý kiến về dự thảo quy định trách...