Uy lực thống trị bầu trời của “quái vật ném bom” B-1 Lancer
Có tải trọng tương đương với người tiền bối B-52 nhưng B-1 Lancer dễ dàng hoạt động ở độ cao rất thấp, tương đương với các máy bay chiến đấu phản lực.
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.
Máy bay ném bom B-1 Lancer của Không quân Mỹ sẽ mạnh mẽ hơn và làm chủ bầu trời trên biển nhờ chương trình tên lửa chống hạm tầm xa LRASM.
B-1 Lancer có thể mang theo tới 34 tấn bom đạn, tầm hoạt động tới 5.544 km, tốc độ tối đa 1.340 km/h. Có tải trọng tương đương với người tiền bối B-52 nhưng B-1 Lancer dễ dàng hoạt động ở độ cao rất thấp, tương đương với các máy bay chiến đấu phản lực. Khả năng này không chỉ giúp B-1 Lancer luồn sâu vào lòng địch mà còn giúp nó tiêu diệt chính xác mọi mục tiêu được chọn.
Khi phần cánh B-1 Lancer được thu sát vào thân, B-1 Lancer có thể bay linh hoạt với vận tốc đạt tới 2.400 km/h với phiên bản B-1A Lancer hay hơn 1.300 km/h với phiên bản B-1B Lancer.
Khi rời mặt đất, cánh của B-1 Lancer được duỗi ngang để tăng khả năng chuyên chở của chiếc máy bay ném bom chiến lược.
Video đang HOT
Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
"Quái vật" không não một mắt ăn thịt đáng sợ
Đó là giống sinh vật đơn bào không não nhưng lại là kẻ săn mồi cao thủ sống ở độ sâu 90 tại vùng biển thuộc Nam Mỹ.
Theo Daily Mail, mới đây các nhà khoa học tại Đại học São Paulo, Brazil đã phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ đối với con người, được đặt tên là Erythropsidinium. Sinh vật đơn bào tí hon này sống ở vùng biển thuộc Nam Mỹ với độ sâu 90 so với mặt nước.
Sinh vật đơn bào tí hon không não và có một mắt nhưng săn mồi cực nhạy bén.
Được biết, loài Erythropsidinium không có não và có duy nhất một mắt, có cấu trúc như nhãn cầu của những loài động vật có xương sống và cả con người.
Nhãn cầu của Erythropsidinium khá nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt chúng có thể xác định chính xác con mồi, từ đó phóng ra những chiếc mũi tên tí hon nhưng vô cùng lợi hại, hạ gục đối phương.
Theo tiết lộ của tiến sĩ Fernando Gómez từ ĐH São Paulo, Erythropsidinium nằm trong nhóm sinh vật phù du biển, tương tự như những loài tảo biển, di chuyển nhờ bộ phận đuôi (hoặc roi) phía sau.
Erythropsidinium di chuyển nhờ roi (đuôi).
Sau khi xác định được con mồi chúng sẽ bắn ra mũi tên tí hon để hạ gục.
Erythropsidinium săn mồi bằng cách cảm nhận những rung động xung quanh hoặc dựa vào ánh sáng thu từ nhãn cầu, từ đó xác định con mồi và phóng mũi tên tấn công hạ gục đối phương.
Trong khi những ý kiến các nhà khoa học lại cho rằng, nhãn cầu được coi là mắt của Erythropsidinium giúp chúng săn mồi một cách chính xác là điều không hợp lý.
Bởi Erythropsidinium không có não, nó chỉ đơn thuần tập trung ánh sáng hỗ trợ cho việc phát hiện con mồi, do đó không thể xử lý thông tin từ não tới mắt, giúp hành động như những động vật có não thông thường.
Những nghiên cứu về con mắt đặc biệt của "quái vật" tí hon vùng biển Nam Mỹ.
Đáp lại những lập luận trên, tiến sĩ Fernando Gómez lý giải, nhãn cầu của loài Erythropsidinium còn được gọi là ocelloid giúp chúng định vị được kích thước, khoảng cách cũng như hướng di chuyển của con mồi, không thông qua xử lý của não bộ.
Như vậy, ocelloid đang là một phát hiện mới đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu về sự tiến hóa của con mắt, định vị hiện tượng, sự vật không thông qua não bộ.
Theo dõi quá trình hoạt động, tấn công con mồi của Erythropsidinium.
Theo VOV
8.000 người dân Indonesia sơ tán vì núi lửa hoạt động Sáng 16/6, núi lửa Sinabung (Indonesia) đã phun tro nóng vào không khí với độ cao lên đến 2,5 km về phía Đông Nam khiến 8.000 người dân phải sơ tán. Ngày 16/6, khoảng 8.000 người sống gần ngọn núi lửa Sinabung trên đảo Sumantra của Indonesia buộc phải sơ tán sau khi núi lửa này bắt đầu phun trào dữ dội. Đây...