Uy lực hệ thống phòng không tầm thấp Việt Nam
Hệ thống 9K35 Strela-10 do Nga sản xuất được coi là hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại nhất của quân đội Việt Nam hiện nay.
Hệ thống tên lửa 9K35 Strela-10 do Phòng Thiết kế Cơ khí Chính xác Tochmash KB nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1970 để thay thế cho hệ thống 9K31 Strela-1. Tới năm 1976, 9K35 Strela-10 chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị. (Trong ảnh: Hệ thống 9K35 Strela-10 của Nga)
Hệ thống tên lửa Strela-10 khá đơn giản, có thể tác chiến độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các khí tài phụ trợ, radar … cồng kềnh như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa.
Toàn bộ hệ thống được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB.
Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng.
Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng đạn tên lửa 9M37 (4 quả trên bệ sẵn sàng bắn và 8 đạn trong thiết bị nạp). Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10 – 3.500m.
Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng hai phương pháp dẫn đường: Thứ nhất là dẫn đường tương phản ảnh, nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa. Thứ hai là dùng đầu tự dẫn hồng ngoại bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra.
Chính vì vậy, 9K35 Strela-10 có những ưu điểm điển hình cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn. Với khả năng cơ động cao khiến Strela-10 có thể tung ra những đòn tấn công bất ngờ cho đối phương.
Do được thiết kế với hệ thống tự dẫn tương phản ảnh và hồng ngoại mang đến cho tổ hợp Strela-10 khả năng tác chiến độc lập rất cao, không cần nhiều khí tài hỗ trợ cồng kềnh như các hệ thống phòng không tầm trung và xa.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không 9K35 Strela-10 đã được thử thách qua cuộc chiến Vùng vịnh 1991 trong vai trò phòng không Irap. Trước một đối thủ có công nghệ cao là lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu, Strela-10 đã chống trả có hiệu quả trước các thủ đoạn chế áp phòng không của kẻ địch, bắn trúng 27 máy bay, gây thiệt hại đáng kể cho Không quân Mỹ.
Trong giai đoạn 1985-1986, Việt Nam nhận tổng cộng 20 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 cùng 500 quả đạn tên lửa, số liệu được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI) công bố.
(Tổng hợp)
Theo Báo Đất Việt
Nga "trình làng" hàng loạt hệ thống tên lửa đầy uy lực mới
Tập đoàn quốc phòng Almaz-Antey của Nga hôm qua (14/11) cho biết, tập đoàn này đã phát triển một phiên bản cải tiến của hệ thống phòng không Tor-M2 với tầm phóng xa hơn, độ chính xác cao hơn và mang được nhiều vũ khí hơn.
"Giờ đây chúng tôi có thể nói rằng một hệ thống phòng không có một không hai này sẽ có độ chính xác cao hơn và tầm hoạt động cũng được mở rộng và được trang bị nhiều tính năng hiện đại mới", ông Sergei Druzin- người đứng đầu ban nghiên cứu và phát triển của Almaz-Antey cho biết.
Hệ thống Tor-M2
Hệ thống tên lửa chống máy bay Tor của Nga là loại vũ khí có thể hoạt động ở vỹ độ thấp và trung bình, trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống vũ khí đất đối không này được thiết kế để tiêu diệt các máy bay phản lực, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tầm gần của đối phương.
Hệ thống tên lửa Tor trước đó do Liên Xô cũ nghiên cứu và chế tạo dưới dự án GRAU 9K330. Loại vũ khí này được NATO định danh là SA-15 "Gauntlet".
Hệ thống này có nhiều phiên bản, Tor-M1 và Tor-M2U được trang bị tên lửa 9M331, hiện đang phục vụ trong biên chế quân đội Nga.
Trong khi đó, phiên bản nâng cấp của hệ thống này sẽ được trang bị tên lửa 9M338 và đã được thử nghiệm thành công hồi cuối tháng 10 vừa qua.
"Chúng tôi đã tiến hành 5 vụ thử nhằm vào các máy bay không người lái đang bay với tốc độ cao. Kết quả thu được rất xuất sắc", ông Druzin cho hay.
Thêm vào đó, việc tên lửa 9M338 với kích thước nhỏ hơn loại tên lửa trước đó cho phép hệ thống này có khả năng mang số tên lửa gấp đôi, từ 8 lên 16 quả.
Quan chức này cho biết, một ủy ban quốc phòng quốc gia đã thông qua việc sản xuất hàng loạt đối với hệ thống Tor-M2 nâng cấp và tên lửa 9M338.
"Chúng tôi giờ đây đã có thể bắt đầu sản xuất tên lửa này với số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu của quân đội Nga", ông Druzin nhấn mạnh.
Trình làng hệ thống tên lửa mạnh hơn S-300
Trong một diễn biến liên quan khác, mới đây, tại một cuộc triển lãm quân sự quốc tế, Tập đoàn quốc phòng Almaz-Antei lừng danh thế giới này cũng đã lần đầu tiên trình làng công khai hệ thống tên lửa phòng không siêu hiện đại S-350E.
Hệ thống S-350E
Almaz-Antei cho biết, tập đoàn này sẽ giới thiệu hầu như toàn bộ danh mục sản phẩm quân dụng đang được sản xuất của mình, trong đó có hàng loạt sản phẩm mới dưới dạng các mẫu thực tế.
Sản phẩm mới chính của Almaz-Antei trưng bày tại triển lãm là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tương lai S-350E, còn có tên gọi là 50R6A Vityaz.
Xét về các tính năng kỹ-chiến thuật, Vityaz vượt trội so với các loại tương tự của nước ngoài và sẽ thay thế các hệ thống tên lửa phòng không S-300 đời cũ do Liên Xô sản xuất hiện còn khá nhiều trong lực lượng vũ trang Nga, cũng như một phần các hệ thống tên lửa phòng không Buk.
Hệ thống tên lửa phòng không S-350E dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và bảo vệ các mục tiêu hành chính, công nghiệp và quân sự chống các cuộc tấn công ồ ạt của phương tiện tiến công đường không hiện tại và tương lai, kể các các binh khí tàng hình, tên lửa đường đạn chiến dịch và chiến dịch-chiến thuật.
S-350E có thể tiến hành tác chiến độc lập, cũng như trong thành phần cụm lực lượng phòng không và được chỉ huy từ các sở chỉ huy cấp trên.
Hệ thống này được phát triển trên cơ sở sử dụng các công nghệ và bộ phận của các tên lửa phòng không có điều khiển đang sử dụng cho S-400. S-350E nhỏ gọn hơn S-400, radar của nó nhỏ hơn nhiều radar của S-400, còn các bệ phóng chỉ sử dụng các tên lửa phòng không "nhỏ" tầm bắn 50 và 150 km.
Trong biên chế của 1 tiểu đoàn S-350E sẽ có không dưới 12 bệ phóng, các đài radar, 1 sở chỉ huy và các khí tài khác. Dự kiến, Hệ thống tên lửa mời này sẽ mạnh hơn S-300 về số lượng mục tiêu có thể bắn đồng thời.
Đồng thời, nhờ thiết kế bệ phóng cải tiến và sử dụng các tên lửa mới nhất họ 996, cơ số đạn tên lửa đã tăng mạnh khi trên một bệ phóng bố trí được 12 tên lửa thay vì 4 như ở S-300.
Ngoài ra, S-350E còn có khả năng cơ động và sống còn cao. Ví dụ, thời gian chuyển hệ thống từ trạng thái hành quân sang chiến đấu là không quá 5 phút.
Đan Khanh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga khởi đóng chiếc tàu ngầm hạt nhân uy lực nhất thế giới Chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Borey thứ 5 của Nga dự kiến sẽ được khởi đóng vào cuối năm 2014, Tư lệnh Hải quân nước này - Đô đốc Viktor Chirkov hôm qua (13/11) cho hay. "Chúng ta có chương rình mua sắm quốc phòng quốc gia đi đôi với việc chế tạo tàu ngầm mới", ông Chirkov...