Uy lực đáng gờm của Tornado-S – pháo phản lực có thể san phẳng mọi thứ của quân đội Nga
Báo Nga ca ngợi hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S mới có sức công phá kẻ thù tương đương một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân với tầm bắn 120km và có thể làm nổ tung một khu vực rộng 4,2km.
Hệ thống pháo phản lực Tornado-S của quân đội Nga có sức mạnh đủ để san phẳng mọi thứ. Ảnh NI
Theo National Interest, quân đội Nga sẽ đưa vào vận hành hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S mới vào cuối thập kỷ này và hệ thống cỡ nòng lớn Tornado-S mới sẽ hoàn toàn thay thế các hệ thống cũ hơn.
Hiện quân đội Nga vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống phóng loạt tự hành BM-27 Uragan đã lỗi thời từng được đưa vào trang bị cho Hồng quân Liên Xô vào cuối những năm 1970, cùng với hệ thống pháo hạng nặng BM-30 Smerch được trang bị vào cuối những năm 1980. Cả hai hệ thống trên sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm 2027.
“Việc tái vũ trang theo kế hoạch của các đơn vị pháo tên lửa với hệ thống tên lửa phóng loạt Tornado tiên tiến vẫn tiếp tục”, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga, Trung tướng Mikhail Matveyevsky cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga.
“Vào cuối năm 2027, các hệ thống tên lửa phóng loạt nòng cỡ lớn Tornado-S với các đặc tính nâng cao và tầm bắn mở rộng sẽ thay thế hoàn toàn các bệ phóng Smerch hiện có và các hệ thống Uragan đã lỗi thời. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phóng loạt tầm trung Tornado-G với chức năng ngắm mục tiêu tự động sẽ thay thế nhiều bệ phóng tên lửa Grad đã lỗi thời”, tướng Matveyevsky tiết lộ thêm.
hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S tiên tiến là hệ thống chính xác được trang bị đạn tên lửa thông minh. Chúng có khả năng tấn công các cơ sở quan trọng của kẻ thù ở khoảng cách xa đáng kể.
Tornado-S là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của pháo phản lực nhiều nòng Smerch và được tăng tầm bắn cũng như khả năng bắn chính xác. Nó có chức năng phát huy hỏa lực để tiêu diệt sinh lực, thiết bị, các chủ thể cố định hoặc di chuyển của đối phương, dù đơn lẻ hay thành nhóm.
Tornado-S gồm xe chiến đấu 9A54 gắn 12 ống phóng, xe vận tải và xếp dỡ tên lửa 9T255, xe chỉ huy với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, phương tiện định vị địa hình và máy đo khí tượng. Tổ hợp được tích hợp trên khung gầm xe bánh lốp này có khả năng hành quân xa 300-500km mỗi ngày.
Tornado-S được trang bị thiết bị liên lạc và chỉ huy, hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực tự động, thiết bị mặt đất sử dụng hệ thống định vị vệ tinh, cho phép: Tự động nhận và truyền thông tin với khả năng bảo vệ chống truy cập trái phép, hiển thị thông tin trên màn hình và lưu trữ nó; thực hiện tự động định vị địa hình, dẫn đường và định hướng phương tiện chiến đấu trên mặt đất hiển thị trên bản đồ điện tử; tự động điều khiển phóng mà tổ lái không cần rời khỏi ca-bin với khả năng nhắm mục tiêu thủ công nếu cần; để bảo vệ kíp lái khỏi khói thuốc súng trong quá trình bắn, khí nén được cung cấp từ các xi lanh vào buồng lái.
Video đang HOT
Để trang bị cho hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado-S, Nga hiện đang phát triển loại tên lửa điều khiển có độ chính xác cao đầu tiên có cỡ nòng 300 mm và đầu dẫn đường tự điều hướng.
Sputnik cho biết, việc nghiên cứu đang được tiến hành để chế tạo tên lửa có điều khiển loại mới có độ chính xác cao, nhằm trang bị cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt 300mm Tornado-S. Để dẫn đường tới mục tiêu, tên lửa sẽ sử dụng các kênh điều hướng theo nguyên tắc truyền nhiệt và truyền hình, cũng như hệ thống quét laser bán chủ động bổ sung
Quân đội Nga phô diễn uy lực trong Duyệt binh Chiến thắng
Nga triển khai nhiều đơn vị tinh nhuệ, cùng những mẫu tăng thiết giáp và tên lửa hiện đại nhất tại lễ Duyệt binh Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ.
Quân đội Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh quy mô trên Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moskva với sự tham gia của hơn 12.000 quân nhân cùng gần 300 phương tiện cơ giới, máy bay quân sự để kỷ niệm 76 năm ngày chiến thắng phát xít Đức.
Trong ảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đứng trên xe mui trần, duyệt qua toàn bộ khối diễu hành và chúc mừng các binh sĩ. Các khối duyệt binh đồng thanh hô lớn "Ura".
Khối nữ học viên quân sự tiến qua lễ đài.
Lễ duyệt binh diễn ra với hai phần diễu hành của khối quân nhân và khí tài. Dẫn đầu đội hình là những người lính trong trang phục Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, sau đó là đội hình các học viện quân sự và quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang Nga.
Khối học viên Học viện quân nhạc Moskva di chuyển giữa các khối học viện lục quân và hải quân.
Học viên lục quân Nga di chuyển qua lễ đài với súng trường AK-74M.
Khối binh sĩ thuộc Trung đoàn đổ bộ đường không cận vệ số 331, đơn vị được triển khai gần biên giới Nga - Ukraine. Các quân nhân duyệt binh với súng trường AK-12 gắn kính ngắm và ống phóng lựu.
Dẫn đầu đoàn duyệt binh cơ giới là xe tăng hạng trung T-34-85.
T-34 là một trong những dòng xe tăng tốt nhất và nổi tiếng nhất của Liên Xô, trở thành biểu tượng dễ nhận thấy nhất của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Tổng cộng 84.070 chiếc T-34 đã được chế tạo, khiến nó trở thành dòng xe tăng được sản xuất nhiều thứ hai lịch sử, chỉ xếp sau dòng T-54/55 Liên Xô.
Dòng T-34 đã giúp cán cân sức mạnh nghiêng về Liên Xô trên mặt trận thiết giáp, góp phần đẩy quân Đức khỏi biên giới nước này bằng các chiến thắng vang dội, trong đó có trận đại chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử ở vành đai Kursk.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM trong khối tăng thiết giáp. T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô. Khi được đưa vào biên chế năm 1976, nó trở thành mẫu MBT đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ turbine khí, trước dòng M1 Abrams của Mỹ tới ba năm.
Động cơ turbine khí trên xe tăng T-80 có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel, giảm sự phụ thuộc vào lực lượng hậu cần và cho phép kíp lái sử dụng các kho nhiên liệu của đối phương. Mỗi chiếc T-80 chỉ cần ba phút để khởi động và chuyển trạng thái chiến đấu, thay vì 30 phút như trên xe tăng T-72 sử dụng động cơ diesel.
T-80BVM là phiên bản hiện đại hóa, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào trong T-80BV, bao gồm động cơ, giáp, hệ thống kính ngắm và điều khiển hỏa lực mới.
Đội hình xe chiến đấu bộ binh BMD-4M của lực lượng đổ bộ đường không Nga. Chúng có khối lượng nhỏ, được tối ưu cho chuyên chở bằng máy bay vận tải và thả dù phía sau lưng đối phương.
BMD-4M được trang bị vũ khí uy lực gồm pháo chính 2A70 cỡ 100 mm với nòng khương tuyến, có tầm bắn tối đa 7 km và phóng được tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) với khả năng diệt mục tiêu từ cách 5,5 km, xuyên thủng lớp giáp tương đương thép cán đồng nhất dày 800 mm. Xe cũng mang pháo 2A72 cỡ 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và bệ phóng ATGM cho bộ binh đi kèm.
Pháo tự hành 2S19M2 Msta-S là phiên bản nâng cấp của dòng 2S19, được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực tự động mới, tăng tốc độ bắn lên 10 phát/phút. Chế độ "tấn công đồng thời" cho phép mỗi khẩu pháo bắn nhiều quả đạn theo các góc khác nhau vào một mục tiêu, bảo đảm tất cả đạn đều đánh trúng mục tiêu cùng lúc. Phiên bản 2S19M2 cũng được trang bị bản đồ kỹ thuật số, giúp tăng tốc độ định vị trong điều kiện địa hình và thời tiết phức tạp.
2S19M2 có tầm bắn tối đa 25 km với đạn nổ mảnh tiêu chuẩn và 29 km với đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực. Tổ hợp này còn có khả năng sử dụng đạn pháo thông minh Krasnopol-M, vốn không tương thích với hệ thống nạp đạn trên tổ hợp 2S19 nguyên bản. Mỗi quả đạn Krasnopol có tầm bắn tối đa tới 40 km, dẫn đường bằng laser và đủ sức đánh trúng mục tiêu di chuyển với tốc độ 35 km/h.
Xe đa dụng Tigr-M lắp bệ vũ khí điều khiển từ xa Arbalet-DM hộ tống xe chở đạn kiêm bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-24 Yars.
RS-24 Yars là một trong các dòng ICBM chủ lực của Nga, được thử nghiệm lần đầu năm 2007. Mỗi tên lửa có tầm bắn tối đa 12.000 km, mang được 10 đầu đạn nhiệt hạch, mỗi đầu đạn mạnh tương đương 300.000 tấn thuốc nổ TNT.
Máy bay tiếp dầu Il-78M (trước) và oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 mô phỏng hoạt động tiếp dầu khi bay qua Quảng trường Đỏ. Không quân Nga huy động 76 máy bay các loại cho sự kiện năm nay.
Thủ đô Moskva sáng 9/5 có mưa lớn và mây mù, gây lo ngại về khả năng hủy duyệt binh trên không để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, màn duyệt binh trên không vẫn diễn ra theo kế hoạch và kết thúc ngay khi trời tiếp tục đổ mưa.
Biên đội cường kích Su-25 xả khói tạo hình quốc kỳ Nga, kết thúc lễ Duyệt binh Chiến thắng năm nay.
Quân đội Nga thông báo thời điểm tiếp nhận tên lửa 'sát thủ tàu sân bay' Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/12 thông báo tên lửa siêu vượt âm của nước này, với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh, đã hoàn tất thử nghiệm và sẽ sớm được đưa vào trang bị trong quân đội. Tên lửa Zircon được phóng đi từ tàu đô đốc Gorshkov trên Biển Trắng hồi tháng 11/2021. Ảnh: Bộ Quốc phòng...