Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lễ trao tặng Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng
Chiều 24-12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lễ trao tặng Huân chương Lao động của Nhà nước tặng các cá nhân có thành tích xuất sắc và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng; Trưởng ban Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy.
Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, trao Huân chương Lao động hạng Nhì tặng Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi; Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Giàng A Chu; Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Bùi Đặng Dũng; Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung; Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt; Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Văn Tuyết; Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Hồng Tịnh; Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Đinh Văn Nhã; nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh; Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Bùi Văn Xuyền; Phó trưởng ban Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh.
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng chí Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, trao Huân chương lao động hạng Ba tặng Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến; Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng; Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn; nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Thông; Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phạm Trí Thức; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Thị Quốc Khánh; Phó trưởng ban Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 9 đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương.
Thay mặt những cá nhân được tặng Huân chương, Bằng khen, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, đây là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu, sự cống hiến không mệt mỏi của các đại biểu Quốc hội góp phần thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội; góp phần thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất cao quý của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại biểu của nhân dân, tiếp tục tu dưỡng sống tốt với gia đình và xã hội. Đối với các đồng chí còn công tác, hãy khắc ghi trong tâm khảm của mình: Đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước là niềm vinh dự lớn lao, đồng thời cũng đặt lên đôi vai của mỗi người trách nhiệm ngày càng nặng nề hơn vì nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, phải phấn đấu, phải cố gắng nhiều hơn nữa, luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tính tiền phong gương mẫu trong công tác và cuộc sống, lập nhiều thành tích hơn nữa, đóng góp vào công tác của Quốc hội, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nói.
Kết quả của phiên chất vấn - cầu nối giữa hai khóa Quốc hội
Phát biểu kết luận sáng 10/11, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Kết quả của phiên chất vấn hôm nay sẽ là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội XIV và XV, chuyển tải những nỗ lực trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo điều hành và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội Khóa XIV trong việc theo dõi, giám sát; thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Tổng cộng đã có 122 lượt đại biểu Quôc hội chất vấn; có 6 đại biểu chất vấn hai lần; có 41 lượt đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ, trong đó có 3 Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình. Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo làm rõ, cụ thể thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu. Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: Quang Khánh).
Cơ bản các câu hỏi của đại biểu Quốc hội đã được các thành viên Chính phủ, các vị Trưởng ngành trả lời, còn một số câu hỏi chưa được trả lời hoặc được phép trả lời bằng văn bản, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sớm trả lời, gửi văn bản đến các vị đại biểu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Với tính chất, phạm vi nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp này, có thể coi đây như là bước đầu tổng kết, đánh giá cuối nhiệm kỳ đối với hoạt động giám sát của Quốc hội. Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung được cử tri và Nhân dân quan tâm mà đã được Quốc hội giám sát, ra nghị quyết yêu cầu thực hiện", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm, có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chất vấn. Các thành viên Chính phủ, các vị Trưởng ngành cơ bản đã trả lời rõ, thẳng thắn về kết quả đạt được, về những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để khắc phục trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có vấn đề trả lời còn chưa đáp ứng được yêu cầu của đại biểu, chưa làm rõ được trách nhiệm nên còn có ý kiến tranh luận, trao đổi lại.
Qua phiên chất vấn cho thấy, cơ bản việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiêm túc, chủ động triên khai thực hiện với nhiêu giải pháp, biện pháp đồng bộ, quyết liệt và đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện có hiệu quả các yêu câu của Quôc hội, tạo sự chuyên biên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững. Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ Quốc hội giao đã được thực hiện đạt hoặc vượt yêu cầu đề ra. Kết quả đó được đại biêu Quôc hội, cử tri và Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.
Vẫn còn nhiều chỉ tiêu, yêu cầu chưa đạt, chưa giải quyết dứt điểm
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, qua các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra, Báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và nội dung chất vấn tại Kỳ họp này cho thấy bức tranh tổng thể trong việc triển khai thực hiện các yêu cầu của Quốc hội là toàn diện, có chiều sâu, kết quả tích cực là chủ đạo. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhận thấy còn có nhiều nội dung, nhiều chỉ tiêu, yêu cầu chưa đạt, chưa giải quyết dứt điểm hoặc vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục có giải pháp căn cơ để triển khai, khắc phục. Có những vấn đề đã được Quốc hội yêu cầu nhiều lần, nhưng chuyển biến còn chậm, chưa đạt kết quả đề ra. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế có cả khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân từ bất cập trong chính sách pháp luật, từ tổ chức thực hiện, từ việc thiếu nguồn lực, nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.
Sau 2,5 ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh: ĐT)
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội ghi nhận sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, của các bộ, ngành trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Đồng thời, Quốc hội đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện, hoàn thành các yêu cầu được Quốc hội đề ra, cũng như những giải pháp đã nêu tại phiên chất vấn hôm nay.
Theo Chủ tịch Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Mười đã thành công tốt đẹp. Tinh thần chung của phiên chất vấn là "dân chủ - thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng". Phiên chất vấn diễn ra ở thời điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ, là thời điểm cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID- 19 và thiên tai, bão, lũ gây ra.
"Kết quả của phiên chất vấn hôm nay sẽ là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội XIV và XV, chuyển tải những nỗ lực trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo điều hành và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội Khóa XIV trong việc theo dõi, giám sát; thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của cả nhiệm kỳ, tạo động lực, khí thế mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong những nhiệm kỳ tiếp theo", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Căn cứ kết quả phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết đã ban hành, cùng với những vấn đề nêu trong dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp, làm cơ sở để Quốc hội Khóa XV tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện.
Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ rõ các giải pháp tập trung vào 9 nhóm vấn đề.
Trước khi kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trước hết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn về nhiều vấn đề thời sự, được đồng bào, cử tri cả nước và dư luận quan tâm. Qua đó, thể hiện sự trăn trở, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội. Các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng đã trực tiếp, nhiều lần trình bày, trả lời các câu hỏi với tinh thần trách nhiệm cao trước Quốc hội và nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất cho năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020 và thời gian tới.
Thủ tướng nhắc lại bài học về sức mạnh của tinh thần đoàn kết được khẳng định trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt trong năm 2020 khi Việt Nam đối phó dịch COVID-19 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong nhiệm kỳ này, Việt Nam cũng hoàn thành tốt các trọng trách như chủ nhà APEC, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
Thủ tướng trực tiếp trả lời các câu hỏi
Đề cập vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thủ tướng cho rằng đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững khu vực này thích ứng với biến đổi khí hậu và 3 lần sơ kết, đánh giá, chỉ đạo trên tinh thần thuận thiên, tái cơ cấu mạnh mẽ với các biện pháp phi công trình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Quang Khánh)
Trong thời gian qua, ĐBSCL liên tục bị xâm nhập mặn, năm 2016 thiệt hại nặng nề rất lớn, chúng ta đã chuyển thời vụ kịp thời nên năm nay chỉ thiệt hại trên 7% so với 2016. Đặc biệt, tăng cường bố trí nguồn lực so với giai đoạn trước, có nhiều giải pháp giải quyết vấn đề giao thông nội vùng và liên vùng. Chúng ta đã triển khai một số công trình quan trọng, quy mô lớn như Cái Lớn - Cái Bé, cống Trà Sư, khánh thành 51km Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các công trình ngọt hóa Bến Tre, đường Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ...
Thời gian tới, sẽ bố trí hơn 1 tỷ USD, tương đương 22 nghìn tỷ cho khu vực này và giai đoạn tiếp theo tiếp tục đầu tư cho giao thông vận tải nội vùng và liên vùng như đường ven biển, đường TPHCM-Vũng Tàu...
Với các biện pháp phi công trình và công trình, với sự chỉ đạo quyết liệt, chúng ta giữ ĐBSCL ít bị tác động nhất bởi biến đổi khí hậu, Thủ tướng phát biểu.
Các đại biểu cũng đặt vấn đề về bài toán cân đối ngân sách, nếu tăng trưởng năm 2021 chỉ 6% thì dự kiến tổng thu chỉ khoảng 1,34 triệu tỷ đồng, giảm 170 nghìn tỷ so với năm 2020. Thủ tướng cho biết ông rất thấm thía với câu hỏi này.
Về giải pháp, trước hết, phải tăng cường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, các cấp, các ngành, các địa phương đều phải làm việc này. Thứ hai, tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề phát triển, nhất là những công trình đã báo cáo Quốc hội, như khởi công sân bay Long Thành, thúc đẩy đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều năm chậm trễ. Thứ ba, tăng cường quản lý thuế, chống chuyển giá, trốn thuế... Thứ tư, thực sự tiết kiệm chi ngân sách, giảm các cuộc họp, các chuyến công tác nước ngoài không cần thiết...
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả các cấp các ngành phải bám sát dự toán ngân sách. Khi cần thiết, sẽ báo cáo Quốc hội nới lỏng tài khóa trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết và nhấn mạnh, trong lúc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta phải giữ được kinh tế vĩ mô ổn định.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) về thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, như tại Nhật Bản, châu Âu dịch quay trở lại. Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng và để giữ được đất nước không bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, giữ ổn định xã hội, giải quyết việc làm, có sự tăng trưởng cần thiết.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đề cao tự lực, tự cường, xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ cao, bảo đảm an toàn cung ứng, chú trọng thị trường trong nước, đi đôi với khai thác hiệu quả thị trường quốc tế. Đến nay chúng ta đã xuất siêu gần 20 tỷ USD.
Chúng ta phải giữ vững sản xuất nông nghiệp, chỗ dựa trong dịch bệnh, song song với phát triển công nghiệp, dịch vụ kết hợp với kinh tế số, du lịch. Thay đổi phương thức làm việc, vận hành trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, y tế...) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tự động hóa... hướng đến phát triển nền kinh tế không tiếp xúc.
Về chất vấn của đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) về gói hỗ trợ DN, người lao động trong dịch bệnh COVID-19 hiệu quả còn thấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chúng ta đã chủ động hỗ trợ đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như giãn, giảm ,miễn thuế, phí nhưng việc hỗ trợ trực tiếp cho DN, người lao động chưa tốt. Thời gian tới, Chính phủ sẽ điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cho DN, người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí, (TP. Hà Nội), ý kiến của đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) về chọn được những người có đạo đức, có tài, có tầm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm, trong đó xác định tiêu chí, điều kiện cụ thể về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn của từng vị trí làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để quy định chi tiết chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Người có tài nhất phải được sử dụng, đề bạt.
Theo Thủ tướng, người tài không chỉ làm trong nhà nước mà có thẻ làm ở DN tư nhân, DN nước ngoài, trong lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước... nhưng Nhà nước phải tìm cách thu hút nhiều người tài vào quản trị đất nước.
Về chất vấn của đại biểu Ksor H'Bơ Khắp (Gia Lai) liên quan đến văn hóa từ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc từ chức đã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác thì được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Quyết định 1847 của Thủ tướng nêu, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo chủ động xin thôi giữ chức vụ khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
Để có văn hóa từ chức thì mỗi cán bộ, công chức cần phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, Đảng và Nhà nước.
Kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đã ghi lại và giao các cơ quan chức năng tổng hợp trả lời các đại biểu./.
Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày cho chất vấn Trong tuần này từ 2- 6/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia và bắt đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Quốc hội sẽ...