Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về Luật Biên phòng Việt Nam
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, từ ngày 10 đến 12-8, Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc và cùng các Phó chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp.
Về công tác xây dựng pháp luật, theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 4 dự án luật, gồm: Luật Cư trú (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Một phiên họp Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh sau: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiến hành xem xét về việc ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội.
Bên cạnh đó, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về: Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030; Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Bộ trưởng Công an sốt ruột khi vắng bóng 2 dự án luật của ngành
Đại tướng Tô Lâm nói, rất sốt ruột khi thấy trong chương trình xây dựng luật không có tên 2 dự án luật quan trọng của Bộ Công an.
Video đang HOT
Sáng nay (16/7), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2020 và năm 2021.
Tại hội nghị, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an cho biết, có 2 dự luật rất quan trọng mà Bộ đã báo cáo Chính phủ và với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến, đặt ra lộ trình để thực hiện rồi.
"Nhưng cho đến hôm nay thì lại chưa thấy có tên (trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh), mà vẫn là những thông tin luật cũ. Tôi thấy rất sốt ruột vấn đề này", ông Lâm nói.
Bộ trưởng Công an tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình 2 dự án luật này để làm sớm.
Hai dự án luật mà ông Lâm nhắc tới là Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở và Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo ông Lâm, Luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở rất quan trọng để vừa triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự cơ sở, đồng thời cùng với lực lượng dân quân tự vệ thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng.
Ông Lâm cho biết, từ tháng 6, Chính phủ đã có nghị quyết thông qua xây dựng luật này.
"Chúng tôi đề nghị đưa vào xem xét và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10. Hiện nay, tất cả nội dung đã hoàn thành, đưa ra báo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng lên cổng thông tin điện tử Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân, nhưng tại kỳ họp này vẫn chưa có tên trong danh sách các dự án luật", Bộ trưởng Công an nói.
Về dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, ông Lâm cho hay, Chính phủ đã thống nhất trình luật này cùng với Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, nhưng đến nay thì chương trình xây dựng luật chỉ có Luật Giao thông đường bộ.
Ông Lâm cho biết, nếu các dự án luật chưa đưa được vào đấy thì không có cơ sở để tiến hành thủ tục cần thiết.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, đúng là có lần họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tô Lâm có báo cáo vấn đề này khi xem xét các dự án luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ và Bộ Công an phải trình hồ sơ theo đúng quy định của luật.
"Cho đến bây giờ các cơ quan của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội chưa nhận được hồ sơ về 2 dự án luật này", ông Uông Chu Lưu nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội phê bình lãnh đạo Bộ Nội vụ vì vắng họp
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vũ Thuận báo cáo tiến độ xây dựng luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Theo ông Thuận, Bộ Nội vụ đã nghiêm túc xây dựng dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) theo đúng trình tự thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
"Dự án luật đã được Bộ Nội vụ xây dựng và gửi sang Bộ Tư pháp thẩm định. Hiện Bộ Nội vụ đang khẩn trương nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp", ông Thuận báo cáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Đại diện Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh, Bộ đang phối hợp Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo luật để đến tháng 4/2021 trình Chính phủ cho ý kiến và để tháng 10/2021, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
Ngay sau phát biểu của ông Thuận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói: "Thực sự tôi rất tiếc và buồn. Đây là hội nghị giữa Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triển khai nghị quyết của Quốc hội. Thông báo, lịch trình đã gửi từ trước".
Theo ông Lưu, hôm nay Chính phủ đang có hội nghị trực tuyến rất quan trọng về giải ngân vốn đầu tư công nên Thủ tướng đề nghị cử Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ tham dự hội nghị.
"Về phía lãnh đạo các Bộ, có thể có một số bộ trưởng dự cuộc họp đó, nhưng Thứ trưởng rất nhiều, sao lại vắng? Nhất là Bộ Nội vụ là cơ quan gác cổng của Chính phủ về vấn đề tổ chức, bộ máy, cải cách hành chính.
Đồng chí nói Bộ Nội vụ thực hiện rất nghiêm túc quy định của luật nhưng đến bây giờ quy trình thủ tục thế này, ngay thẩm quyền cũng không bảo đảm.
Tôi đề nghị đồng chí về báo cáo đồng chí Lê Vĩnh Tân ý kiến của Thường vụ Quốc hội và tôi đại diện cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê bình", ông Lưu nhấn mạnh.
Thảo luận việc cấp phường, xã được phép ký thỏa thuận quốc tế Từ năm 2007 đến tháng 6/2020, đã có 874 văn bản hợp tác thỏa thuận quốc tế cấp huyện, 101 văn bản hợp tác cấp xã được ký kết. Tuy nhiên, khi thảo luận về Luật Thỏa thuận Quốc tế, nhiều ý kiến lo ngại cấp xã không đủ năng lực để ký kết các thỏa thuận quốc tế... Từ năm 2007 đến...