Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Đa số ý kiến đồng thuận quy định nồng độ cồn bằng 0
Dự thảo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo đại biểu Quốc hội nêu rõ đa số ý kiến đồng thuận quy định “ nồng độ cồn bằng 0″.
Trong dự thảo báo cáo các đại biểu Quốc hội giải trình và tiếp thu dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết qua quá trình chỉnh lý dự luật đa số ý kiến nhất trí với quy định “cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Quy định “nồng độ cồn bằng 0″ không mới
Theo UBTVQH, quy định trên không phải là nội dung mới, mà được kế thừa từ Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 và thống nhất với quy định tại khoản 6 Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và quy định cụ thể cho lĩnh vực GTĐB.
Cụ thể, Luật GTĐB đã quy định cấm tuyệt đối người lái xe ô tô có nồng độ cồn. Riêng xe máy quy định ngưỡng giới hạn; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ.
Theo các quy định hiện hành, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn khi đã uống rượu, bia sẽ tùy mức độ có thể bị truy cứu hình sự, xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao và bị tước giấy phép lái xe. Thực tế cho thấy chế tài xử phạt đã khá đầy đủ và nghiêm khắc.
Thời gian qua, lực lượng CSGT trên cả nước đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo tinh thần nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã góp phần quan trọng làm giảm tai nạn giao thông, giảm gây rối trật tự công cộng, góp phần giúp người dân giảm bớt nỗi lo khi tham gia giao thông.
Theo UBTVQH, sau khi sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông thì mức độ nguy hiểm đặc biệt lớn, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông làm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người điều khiển, người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và toàn xã hội.
Thực tiễn cho thấy, người sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông đa số đang trong tuổi lao động, là trụ cột của gia đình, nếu bị tai nạn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ, để lại những hệ lụy cho gia đình và xã hội. Cấm hành vi trên với mục đích phòng ngừa, làm giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông gây ra.
“Quy định trên đã được thực tiễn kiểm nghiệm phát huy kết quả tốt”- UBTVQH nêu rõ. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông vẫn đang diễn biến phức tạp.
Đa số đại biểu Quốc hội nêu rõ ý kiến đồng thuận quy định “nồng độ cồn bằng 0″. Ảnh: PHI HÙNG
Theo báo cáo của Chính phủ, từ năm 2018 đến năm 2023, có hơn 2,7 triệu lượt người đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn GTĐB gây ra, số bị chấn thương sọ não là 381.269 lượt người (chiếm 13,9%). Trong đó số người đến cấp cứu, điều trị có liên quan đến rượu, bia là 425.619 lượt người, số bị chấn thương sọ não có liên quan đến rượu, bia là 70.522 lượt người (chiếm 16,6%) – chiếm tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ chấn thương sọ não nói chung.
Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia giảm 25% số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022.
Thêm vào đó, việc tiếp tục quy định cấm trên được các nhà khoa học ủng hộ.
Do vậy, quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông là kết quả xây dựng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội khóa XIV thảo luận kỹ lưỡng và quyết định. Quy định này đã đi vào cuộc sống, được đông đảo người dân đồng tình thực hiện và đang từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu bia, không lái xe”.
Về kinh tế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng mặc dù quy định hiện hành cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhưng mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Theo tổng quan ngành bia Việt Nam những tháng đầu năm 2023 cho thấy mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 của Việt Nam đang ở 3,8 triệu lít/năm, chiếm 2,2% thị trường thế giới, đứng đầu toàn khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản).
Theo tổng quan ngành rượu Việt Nam nửa đầu năm 2023, cho thấy ngành rượu cũng đang phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy các ngành hàng như du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm trực tiếp và cả gián tiếp cho nhiều người lao động trong chuỗi sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn bảo đảm tính khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định. Nếu quy định có ngưỡng nhất định thì chính người dân khó xác định uống bao nhiêu, uống thế nào cho thấp hơn ngưỡng đó, cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc xử lý. Hơn nữa, khi có ngưỡng rất dễ xảy ra trường hợp bị ép uống và khi đã uống dễ bị kích thích, khó làm chủ bản thân và khó dừng lại.
Về nồng độ cồn nội sinh phát hiện qua hơi thở, UBTVQH cho biết đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng; thực tiễn phát hiện rất hiếm và một số trường hợp sau khi phát hiện đã kịp thời trao đổi với lực lượng chức năng, có thể kiểm tra lại qua xét nghiệm máu để không làm sai lệch kết quả xử lý.
Quy định cấm nêu trên cũng phù hợp với quy định của một số nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tại thời điểm năm 2016 có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe mới, 35 quốc gia cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe chuyên nghiệp và lái xe thương mại.
Về hạn chế trong quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn cũng được cơ quan chức năng nhận định đó là ảnh hưởng nhất định đến một số hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của một số địa phương và thói quen sử dụng rượu, bia của một bộ phận người dân Việt Nam…
UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo luật đã tiếp thu, chỉnh lý. Ảnh: PHI HÙNG
Đã lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội
Về ý kiến cần có ngưỡng nhất định, UBTVQH nêu rõ về ưu điểm đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người đã sử dụng rượu, bia được điều khiển phương tiện tham gia giao thông; không phát sinh vướng mắc trong xử lý.
Cạnh đó, quy định ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB sẽ không làm giảm sức tiêu thụ đồ uống có cồn, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia, nguồn thu ngân sách của Nhà nước ta. Song song đó, không tác động lớn đến lao động, thu nhập của những người làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn; tạo điều kiện phát triển ngành kinh doanh dịch vụ ẩm thực, ăn uống.
Ngoài ra, dự luật quy định ngưỡng giới hạn nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB cũng tương đồng với quy định của nhiều nước trên thế giới.
Về hạn chế, UBTVQH thấy rằng quy định ngưỡng sẽ làm tăng số vụ tai nạn giao thông, kéo theo làm tăng hậu quả, thiệt hại do tai nạn gây ra như các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông khác, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, nguồn lực của đất nước, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Lãng phí công sức, tiền bạc của nhà nước và nhân dân khi đã dày công tuyên truyền, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm, từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu bia, không lái xe”. Khó bảo đảm tính khả thi khi người uống rượu, bia không thể biết lúc nào đến ngưỡng để dừng lại.
Theo đó, UBTVQH nhất trí với đề xuất của Chính phủ là cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ để bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi.
Tuy nhiên, theo ý kiến đề xuất của một số đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo thiết kế hai phương án như sau để gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan:
Phương án 1: Quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).
Phương án 2: Quy định như Luật GTĐB năm 2008 là cấm: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Hầu hết đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan nhất trí và có góp ý cụ thể đối với phương án 1 cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành về việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo luật đã tiếp thu, chỉnh lý.
Thường vụ Quốc hội thống nhất cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe
Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại kỳ họp 7 lần này.
Sáng 19.5, thông tin tại họp báo dự kiến chương trình kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu đối với dự án luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ để trình ra Quốc hội thảo luận, chuẩn bị thông qua.
Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An thông tin tại họp báo. Ảnh GIA HÂN
Ông Trịnh Xuân An nhấn mạnh, dự án luật này rất được dư luận, nhân dân quan tâm. Riêng về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn, ông An cho hay, đây là vấn đề quan tâm, còn nhiều ý kiến khác nhau.
Do đó, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội và cơ quan soạn thảo đã cẩn thận, kỹ lưỡng, nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội cùng hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia và trao đổi cụ thể để Chính phủ nghiên cứu.
Vẫn theo ông An, Chính phủ đã có văn bản nêu quan điểm có phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Trong quá trình tiếp thu các phương án, thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh cùng tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thiết kế các phương án quy định ngưỡng hoặc cấm tuyệt đối để xin ý kiến các cơ quan, đặc biệt là đại biểu chuyên trách, các đoàn đại biểu Quốc hội.
Đi nhậu ăn mừng xuất viện thì bị xử lý nồng độ cồn
Đại diện cơ quan thẩm tra thông tin, trong quá trình xin ý kiến, cơ bản số lượng lớn hơn đồng tình cấm tuyệt đối. Cơ quan báo chí đã đưa ra các kênh để lấy ý kiến người dân. Ông An cho hay, vì đây là vấn đề còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban Quốc phòng - An ninh rất thận trọng, nhất là vấn đề liên quan đến các quan điểm.
"Trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra tại kỳ họp lần này cũng nêu rất rõ quan điểm về ưu điểm, nhược điểm từng phương án. Trình ra Quốc hội tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định chọn phương án cấm tuyệt đối", ông An nêu rõ.
Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng cho biết, trước đây quy định về nồng độ cồn với lái xe có ngưỡng, giờ lại bỏ. Tuy nhiên, theo luật Giao thông đường bộ từ năm 2008 đã cấm tuyệt đối người lái xe ô tô, mô tô chuyên dụng mà trong máu có nồng độ cồn, còn ngưỡng chỉ quy định với người lái xe máy.
"Luật hiện hành đã cấm tuyệt đối, cái này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học và đặc biệt rà soát rất kỹ lưỡng. Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc này, cấm tuyệt đối, nên Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị phương án này", ông An nói.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được tách ra từ luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự kiến sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua tại kỳ họp thứ 7 lần này. Trước đó, trong quá trình thảo luận từ kỳ họp thứ 6, quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe nhận được nhiều ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội cũng như người dân.
Hôm nay, Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước Theo chương trình kỳ họp thứ 7, từ cuối giờ chiều nay 21-5, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2025. Quang cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 - Ảnh: GIA HÂN Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7, vào cuối chiều 21-5, Quốc hội bắt đầu tiến hành...