Ủy ban Quản lý vốn nhà nước bác đề xuất xây sân bay Điện Biên của ACV
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cho rằng quyết định đầu tư mới sân bay Điện Biên trong giai đoạn 2021 – 2025 là không phù hợp khả năng cân đối vốn nguồn vốn của ACV.
Sân bay Điện Biên không có khả năng hoàn vốn trong 50 năm tới, không phải là cảng hàng không trung chuyển chính, không phải cảng hàng không có tiềm năng du lịch.
Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) triển khai đầu tư xây dựng mở rộng cảng hàng không Điện Biên.
Theo Uỷ ban Quản lý vốn, về hiệu quả tài chính, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR (tỉ lệ lợi nhuận được sử dụng trong lập ngân sách vốn để đo lường và so sánh các lợi nhuận đầu tư) chỉ đạt 3,07%, giá trị hiện tại ròng (NPV) đạt âm 1.250 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn 50 năm. Do đó, dự án không có hiệu quả về mặt tài chính, không phù hợp với quy định về việc đầu tư bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn.
Uỷ ban Quản lý vốn cho rằng nếu việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở chỉ có các nguồn thu từ khu hàng không dân dụng trong khi ACV phải bỏ vốn đầu tư cả khu bay sẽ không đúng bản chất và không phù hợp.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải và ACV, cảng hàng không Điện Biên không có khả năng hoàn vốn trong 50 năm tới, không phải là cảng hàng không trung chuyển chính, không phải cảng hàng không có tiềm năng du lịch, đến nay khai thác chưa hết công suất, nhưng cũng chưa có chủ trương đóng cửa.
“Việc đầu tư dự án vì mục tiêu an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế địa phương có thể xem xét. Tuy nhiên phải đặt trong tổng thể khả năng cân đối nguồn lực của ACV và thứ tự ưu tiên đầu tư giữa các cảng hàng không để bảo đảm lợi ích cao nhất cho nhà nước và doanh nghiệp. Không yêu cầu doanh nghiệp đầu tư các dự án không thu được lợi nhuận vào thời điểm cần tập trung nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, làm tăng chi phí vốn đầu tư, gây khó khăn trong việc cân đối vốn, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và nguồn thu ngân sách nhà nước”, báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước nêu rõ.
Về phương án huy động vốn và cân đối vốn đầu tư dự án, Uỷ ban Quản lý vốn cho biết theo báo cáo của ACV, tổng nhu cầu vốn đầu tư các dự án do ACV phụ trách giai đoạn 2020 – 2025 là hơn 136.500 tỷ đồng. Tổng số tiền mặt ACV hiện có tính đến ngày 31/12/2019 là 31.184 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, dự kiến nguồn tiền tích lũy trong giai đoạn 2020 – 2025 giảm sút rất mạnh so với các dự báo trước đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và dự báo lợi nhuận đến năm 2025 vẫn thấp hơn mức năm 2019.
Bên cạnh đó, thời gian tới, ACV áp dụng các chính sách mới tương tự như doanh nghiệp nhà nước thì nguồn tiền tích lũy của ACV sẽ giảm sút rất mạnh, trong khi ACV cần tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án trọng điểm như dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất, dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài và dự án sân bay Long Thành.
“Tại thời điểm hiện nay, quyết định đầu tư mới ngay cảng hàng không Điện Biên hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 là không phù hợp khả năng cân đối vốn nguồn vốn của ACV”, văn bản của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước nêu rõ.
Trước đó, ACV đã có đề xuất gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc đầu tư cảng hàng không Điện Biên với quy mô và tổng mức đầu tư giảm khoảng 3 lần so với kế hoạch trước đây của chính doanh nghiệp này.
Theo đó, ACV đề xuất xây mới đường cất hạ cánh tại đây với kích thước 2400 x 45m, sân quay 2 đầu, kết cấu bê tông xi măng, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Sân đỗ máy bay sẽ được xây dựng đảm bảo 1 vị trí đỗ ATR72 và 2 vị trí đổ A320/A321. Tại khu hàng không dân dụng, trước mắt chỉ cải tạo, mở rộng, tận dụng nhà ga hiện hữu mà chưa xây mới.
Trên cơ sở quy mô này, ACV dự kiến tổng mức đầu tư dự án là hơn 1.539 tỷ đồng (chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng), trong đó, chi phí đầu tư khu bay gần 1.000 tỷ đồng, khu hàng không dân dụng hơn 256 tỷ đồng. Số còn lại là chi phí dự phòng.
Vào cuối 2019, ACV báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về phương án đầu tư sân bay Điện Biên với tổng mức đầu tư xây mới toàn bộ sân bay này dự kiến vào khoảng 4.787 tỷ đồng. Trong đó, công trình khu bay dự kiến 1.400 tỷ đồng, các hạng mục thiết yếu công trình khu hàng không dân dụng dự kiến 1.700 tỷ đồng.
Hồi tháng 3/2020, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từng yêu cầu lãnh đạo ACV báo cáo lại với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để sớm cho ý kiến đầu tư dự án do ACV đề xuất, cố gắng trong năm nay phải khởi động được dự án.
Người đứng đầu Bộ GTVT nhận định hiện nay, tiến độ, thủ tục triển khai dự án đang chậm và với tiến trình này đến năm 2021 vẫn chưa triển khai được dự án.
Tại thời điểm đó, lãnh đạo tỉnh Điện Biên kiến nghị với Bộ GTVT về việc sớm đầu tư cảng hàng không Điện Biên, trong đó mong Bộ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án do ACV đề xuất.
Giám sát viên 'biến mất', đài không lưu không gọi được công nhân sửa đường lăn sân bay Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định xử phạt 25 triệu đồng đối với một cán bộ giám sát thi công Dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài do bỏ vị trí làm việc.
Trước đó, vào lúc 20h5 ngày 1/7, ngày đầu triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp đường lăn, đường băng sân bay Nội Bài, Đài chỉ huy sân bay Nội Bài đã liên lạc với 1 ôtô hoạt động trên đường lăn S5 nhưng không có tín hiệu trả lời.
Qua kiểm tra, phát hiện ôtô nói trên và 5 người thuộc Công ty TNHH MTV ACC 24, đơn vị thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài đang làm việc trên đường lăn S5.
Những người này không mang theo bộ đàm khi hoạt động trong khu bay theo quy định nên không liên lạc được.
Dù việc quên mang bộ đàm của 5 người trên chưa gây hậu quả nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hàng không, nên Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã lập biên bản bàn giao Cảng vụ Hàng không miền Bắc xử lý theo quy định.
Qua lam viêc vơi nhưng ngươi liên quan, Cang vu Hang không miên Băc xac đinh: ông Nguy Tiên Ph. - 31 tuôi, can bô giam sat thi công cua Công ty TNHH MTV ACC 24 - Tông công ty Xây dưng công trinh hang không ACC - la ngươi chiu trach nhiêm trong sư cô trên.
Ông Ph. đươc phân công giam sat thi công ngăt nguôn va che thông tin biên bao chi dân đương lăn S1, S3, S4, S5 thuôc hang muc đương lăn phuc vu khai thac trong qua trinh thi công đương lăn S7B cua dư an cai tao, nâng câp đương băng, đương lăn sân bay Nôi Bai.
Theo biên phap tô chưc thi công đa đươc phê duyêt, can bô giam sat phai trưc, giư liên lac thông suôt vơi đai kiêm soat không lưu suôt qua trinh thi công.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trong qua trinh giam sat thi công, ông Ph. đa rơi vi tri giam sat, không giư liên lac vơi đai kiêm soat không lưu, không thưc hiên đung biên phap tô chưc thi công đa đươc duyêt.
Ông Trần Quang Phương, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc cho hay, vụ việc xảy ra tối mùng 1/7, là ngày đầu tiên triển khai thi công. Thời điểm đó, ở đường băng đang khai thác có một số chuyến bay chuẩn bị cất-hạ cánh.
Trong ngày 2/7, đơn vị đã tiến hành họp với các biên để kiểm điểm rút kinh nghiệm
Theo Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc: Sự việc xảy ra lỗi không ở 5 công nhân đang làm việc mà là người chỉ huy. Dù chưa gây hậu quả nhưng lỗi này được xác định là lỗi nghiêm trọng, có nguy cơ uy hiếp an toàn bay.
Do mức phạt lỗi 'thực hiện không đúng biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình tại cảng hàng không, sân bay' theo nghi đinh 162/2018/NĐ-CP vê xư phat vi pham hanh chinh trong linh vưc hang không dân dung la 20 đên 30 triêu đông, vượt thẩm quyền của giám đốc cảng vụ hàng không nên cơ quan nay đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định xử phạt.
Trong chiều tối qua (3/7), căn cứ điểm D, khoản 4, Điều 9 Nghị định 162 về xử lý vi phạm hành chính tại Nghị định 162 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Cục Hàng không VN đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng với ông N.T.Ph (31 tuổi, cán bộ giám sát thi công thuộc Công ty ACC 24).
Hơn 30% phi công Pakistan nhờ người thi bằng hộ 262 trong tổng số 860 phi công Pakistan thuê người thi lấy bằng và không đủ khả năng điều khiển máy bay, theo Bộ trưởng Hàng không Dân dụng nước này. Phát biểu trước quốc hội Pakistan hôm 24/6, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ghulam Sarwar Khan cho biết các phi công này "không tự đi thi" và đã trả tiền nhờ...