Ủy ban Kiểm tra T.Ư xử lý quyết liệt vụ Formosa: Bước đi cần thiết
“Trong vụ việc này có nhiều đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ví dụ như nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT, các vị nguyên là thứ trưởng Bộ TNMT, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy. Sau này hình thức kỷ luật về mặt Đảng thế nào, Ủy ban Kiểm tra TƯ sẽ kiến nghị với Ban Bí thư và Ban Bí thư sẽ quyết định”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc phân tích.
Hình thức kỷ luật sẽ do Ban Bí thư quyết định
Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, sự cố môi trường do Formosa xảy ra từ tháng 4.2016, gây bức xúc cho dư luận xã hội. Nói về mặt thời gian đến nay Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đưa ra kết luận xung quanh trách nhiệm của Ban cán sự đảng của hai cơ quan là Bộ TNMT và UBND tỉnh Hà Tĩnh ở giai đoạn trước đây cùng các cá nhân liên quan là phù hợp.
Sự cố Formosa Hà Tĩnh xả thải khiến bờ biển 4 tỉnh miền Trung ô nhiễm nặng nề.
Bởi việc này phải xem xét cẩn thận chứ không phải kết luận một cách vội vàng được. Tất cả những sai phạm về mặt quản lý nhà nước của Bộ TNMT và UBND tỉnh Hà Tĩnh ở giai đoạn trước liên quan đến sự cố môi trường do Formosa gây ra cần được xem xét từng bước.
Sai phạm đó cần hình thức kỷ luật thế nào trước hết phải từ hình thức kỷ luật đảng. Tiếp sau đó mới xem xét hình thức kỷ luật từ phía nhà nước (xử lý hành chính), nếu sai phạm có dấu hiệu hình sự thì phải xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên cần phải thấy, kết luận mà Ủy ban Kiểm tra TƯ vừa thông báo là bước đi đầu để tiến tới bước tiếp theo là có những hình thức kỷ luật dành cho Ban cán sự đảng Bộ TNMT và Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh ở giai đoạn trước và các cá nhân được nêu tên trong kết luận.
Trong vụ việc này có nhiều đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ví dụ như nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT, các vị nguyên là thứ trưởng Bộ TNMT, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy. Sau này hình thức kỷ luật về mặt Đảng thế nào, Ủy ban Kiểm tra TƯ sẽ kiến nghị với Ban Bí thư và Ban Bí thư sẽ quyết định.
Đáp ứng mong đợi của nhân dân
Video đang HOT
Theo ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã nghiên cứu thận trọng trong một thời gian và ra kết luận khẳng định những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ TNMT, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn trước và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Kết luận đó thể hiện sự quyết liệt, nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng, thể hiện tinh thần nói đi đôi với làm, thể hiện sự quán triệt các Nghị quyết của Đảng đã ban hành, đặc biệt là Nghị quyết TƯ 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đã đáp ứng được sự mong chờ, đòi hỏi của nhân dân. Công tác cán bộ là trách nhiệm của Đảng, đối với những cán bộ có vi phạm như Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ đã nêu tên thì Đảng phải thể hiện chính kiến đề ra hình thức xử lý kỷ luật trước, sau đó mới xem xét xử lý về mặt chính quyền.
Đã có kinh nghiệm từ việc kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng
Ông Lê Việt Trường – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng: Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ là thỏa đáng. Từ sự cố của Formosa, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã xem xét, kỹ lưỡng từ công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh của Bộ TNMT, đến công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án, cấp phép và quản lý nhà nước của UBND tỉnh Hà Tĩnh, từ đó quy trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân có liên quan.
Với những vi phạm, khuyết điểm của tổ chức và các cá nhân liên quan đã được Ủy ban Kiểm tra TƯ phân loại, còn thi hành kỷ bằng hình thức thế nào phải chờ bước tiếp theo. Chúng ta đã có kinh nghiệm từ vụ việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 -2016, đối với trường hợp này có lẽ các cá nhân vi phạm bị xử lý bên Đảng thế nào thì mức xử lý bên chính quyền cũng tương đương.
Có thể thấy sự cố từ Formosa Hà Tĩnh là việc đã rồi. Cơ quan chức năng đã cấp phép để nước ngoài họ đầu tư một dự án lớn ở vị trí giáp biển như dự án Formosa Hà Tĩnh, chính vì thế thời gian tới đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra, giám sát, yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện hết sức nghiêm túc những quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi rất tâm đắc với câu mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nói, sẽ đóng cửa Formosa nếu như tái diễn sự cố môi trường.
Ý kiến bạn đọc “Việc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo xem xét kỷ luật nhiều cá nhân sai phạm liên quan đến vụ Formosa Hà Tĩnh được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và ủng hộ. Đặc biệt đối với các cá nhân có liên quan. Quyết định này thể hiện sự quyết liệt, tính nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng, đối với bất cứ tập thể, cá nhân cán bộ dù giữ chức vụ lãnh đạo ở cương vị nào nếu sai phạm đều bị xử lý nghiêm khắc. Thông báo nang đến niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng”.
(Bạn đọc Lê Thị Khánh Hòa, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
“Hơn một năm vừa qua sự kiện Formosa đã gây xôn xao dư luận. Người dân vô cùng bức xúc và mong sẽ đến một ngày những người có trách nhiệm được đưa ra ánh sáng. Cho nên có thể nói quyết định kỷ luật các cán bộ liên quan, liên đới là rất hợp lòng dân. Điều đó chứng tỏ xã hội ta là một xã hội công bằng, có công thì thưởng có tội phải chịu trách nhiệm. Đó chính là cái đích mà xã hội chúng ta đã và đang đấu tranh để vươn tới. Rất hoan nghênh quyết định kịp thời của Trung ương Đảng đối với các cán bộ trong vụ Formosa”.
(Thạc sĩ. Vũ Minh Đức (Viện Văn hóa)
“Ngay từ khi ra đời nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải xử lý thật nghiêm minh các hiện tượng tham nhũng hoặc lơ là trách nhiệm. Bởi vì luật có nghiêm thì chính quyền mới có thể vững mạnh và nhân dân mới có niềm tin về cách mạng. Còn nhớ trong kháng chiến chống Pháp, có trường hợp tham nhũng lớn là Trần Dụ Châu (trong quân đội), đích thân Bác đã ký vào bản án để làm gương. Vụ việc Formosa xảy ra đã gần một năm, nhân dân rất bức xúc về việc những ai phải chịu trách nhiệm cho sự cố ô nhiễm biển. Việc xử lý kiên quyết các cán bộ cao cấp liên đới đến Formosa cho thấy Đảng ta rất kiên quyết và không khoan nhượng trong các cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các nhóm lợi ích hòng lợi dụng công quyền để làm suy yếu niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Có xử lý kịp thời công khai như vậy thì mới ngăn chặn được những tệ nạn tham nhũng, những nhóm lợi ích đang ngày càng phát triển trong xã hội ta”.
Luật sư Phan Thị Hồng (Hà Nội) “Gia đình tôi có cửa hàng ăn ở Cửa Lò (Nghệ An). Để có cơ ngơi như vậy tôi phải lao động cật lực, tích lũy hàng chục năm mới có được. Những loại cửa hàng này một năm chỉ thu lời có 3-4 tháng vào vụ hè. Nhưng mùa hè năm vừa rồi hầu như thua lỗ. Chưa năm nào mà hàng hóa bị ế như vậy. Không chỉ một cửa hàng của tôi mà hầu như các tiểu thương đều thất thu. Tổng sổ tiền thua lỗ các tiểu thương ở đây phải lên đến hàng chục tỉ đồng. Không ai chịu trách nhiệm. Chúng tôi không nhận được tiền bồi thường nào hết. Tôi mong là phải phạt thật nặng đối với những người chịu trách nhiệm gây ra ô nhiễm biển Miền Trung”.
(Bạn đọc Nguyễn Đức Long (Vinh _ Nghệ An)
Minh Quang – Thiên Việt (ghi)
Theo Danviet
Tháng 10 tiền đền bù sự cố Formosa sẽ đến tay ngư dân
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định tiền đền bù sự cố Formosa sẽ được chuyển đến 'trúng địa chỉ', vùng nào khó khăn ưu tiên giải ngân trước.
Chiều 1/9, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết cơ quan này đã hoàn thiện đề án xác định bồi thường thiệt hại, hỗ trợ ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường Formosa. Đến ngày 15/9, Bộ sẽ thống kê xong thiệt hại. Cuối tháng 9, Bộ này cùng Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ danh sách, kinh phí phân bổ tiền đền bù hỗ trợ.
"Chúng tôi cố gắng hết sức để tới đầu tháng 10 các địa phương sẽ nhận được kinh phí đền bù thiệt hại", ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn dự tính.
Ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung đang chờ tiền đền bù thiệt hại từ sự cố môi trường Formosa
Trước câu hỏi của báo giới rằng tới tháng 10 ngư dân 4 tỉnh miền Trung mới nhận được đền bù là quá chậm, trong khi 500 triệu USD tiền đền bù từ Formosa đã được giải ngân, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng các địa phương cũng phải nhanh chóng vào cuội với tinh thần làm nhanh nhưng phải xác định trúng đối tượng, tránh hệ luỵ có thể xảy ra.
"Vùng nào khó khăn thì ưu tiên trước", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói và cho hay Bộ sẽ đề xuất với Thủ tướng làm mọi cách để bà con ngư dân tiếp cận tiền đền bù bồi thường nhanh nhất, tránh yêu sách về thủ tục hành chính làm phiền hà người dân.
Theo bản đề án được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra, ngư dân vùng bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển có thể được vay tới 90% giá trị con tàu với lãi suất 1% một năm hoặc hỗ trợ một lần 50% giá trị con tàu; vay vốn 100 triệu đồng mỗi hộ... Ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ 100% chi phí dành cho ngư dân muốn chuyển đổi nghề, đi xuất khẩu lao động; chính sách giãn, khoanh nợ cho vay với doanh nghiệp thu mua tạm trữ hải sản, du lịch...
Đối với việc xử lý gần 4.000 tấn cá hiện nay tại kho lạnh miền Trung, lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cũng cho biết, sau khi Chính phủ chỉ đạo, Bộ Y tế đã phối hợp chặt với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn với nguyên tắc đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu.
Các lô hàng nào được Bộ Y tế xác nhận không đạt tiêu chuẩn an toàn thì tiêu huỷ, lô hàng nào an toàn thì Bộ Công Thương hỗ trợ khâu tiêu thụ.
Thống kê của Bộ Lao động thương binh & xã hội cho thấy hiện gần một triệu người dân tại 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường Formosa và họ đang chờ đợi tiền đền bù từ nhiều tháng qua.
Nguyễn Hoài
Theo VNE
Bí thư Hà Tĩnh: Sự cố do Formosa gây ra để lại hậu quả nặng nề Trong điều kiện hết sức khó khăn, Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, tạo được những bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội khá toàn diện. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh (1991 - 2016), PV Báo Nông Thôn Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Đình Sơn- Uỷ viên...