Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giữ vững lập trường về quyền tự quyết room ngoại của doanh nghiệp
Theo chia sẻ của đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan soạn thảo vẫn giữ nguyên quy định không trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giữ vững lập trường về quyền tự quyết room ngoại của doanh nghiệp.
Theo thông tin mới nhất của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại dự thảo cuối cùng của Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật chứng khoán 2019, cơ quan soạn thảo vẫn giữ nguyên điều khoản không trao quyền cho doanh nghiệp định đoạt tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), dự thảo Nghị định có quy định tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng là không hạn chế, trừ một số ngành nghề mà các điều ước quốc tế, pháp luật có quy định khác. So với quy định hiện hành tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, nội dung này bỏ bớt cụm từ “trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”. Điều này có nghĩa, dự thảo Nghị định mới sẽ không cho phép công ty đại chúng có quyền quyết định tỉ lệ sở hữu nước ngoài (không được vượt quá tỉ lệ tối đa được quy định tại điều ước quốc tế hoặc pháp luật chuyên ngành) như quy định hiện hành.
Sau khi dự thảo Nghị định này được công bố đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều đến từ các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đặc thù như trong lĩnh vực ngân hàng. Doanh nghiệp nêu lý do là muốn giữ quyền tự quyết room ngoại để dành cho các kế hoạch hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược và sẽ “được giá” hơn khi bán cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Lý giải nguyên nhân Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cương quyết không thay đổi quy định này tại bản dự thảo cuối cùng, ông Hải cho biết, điều này trước tiên là nhằm hướng tới sự minh bạch trong thị trường, đảm bảo quyền lợi các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Video đang HOT
“Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một doanh nghiệp, họ sẽ phải nghiên cứu tình hình thị trường, phải lên kế hoạch cụ thể rồi trình lên các cấp. Sau đó, khi lãnh đạo họ có quyết định đầu tư vào 1 doanh nghiệp, doanh nghiệp tại Việt Nam mới trình Đại hội đồng cổ đông để khóa room. Với quy trình này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam không minh bạch”.
Một nguyên nhân khác được đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói đến là nhằm phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành. Luật Đầu tư quy định trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành nghề quy định riêng tại các Hiệp ước thì không phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tiếp cận thị trường như nhà đầu tư trong nước.
Còn tại Luật Doanh nghiệp, quy định cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Do đó, nếu trao quyền cho các doanh nghiệp tự khóa room ngoại thì sẽ hạn chế quyền tự do chuyển nhượng của cổ đông công ty…
“Cơ quan soạn thảo bỏ đi cụm từ “trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác” và tin rằng điều này phù hợp quy định hiện hành. Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, và những quan điểm này đều đã thể hiện trong Hội nghị thẩm định dự thảo Nghị định của Bộ Tư pháp. Đến nay, chúng tôi chưa nhận được ý kiến thẩm định cuối cùng của Bộ Tư pháp, khi chính thức nhận được sẽ quyết định có điều chỉnh hay không”, ông Bùi Hoàng Hải chia sẻ.
Bộ Xây dựng thoái vốn tại CC1 và IDICO, kỳ vọng thu về tối thiểu 3.900 tỷ
Bộ Xây dựng sẽ thoái toàn bộ hơn 44,5 triệu cổ phần tại CC1 và 108 triệu cổ phần tại Idico.
Bộ Xây dựng dự kiến thu về tối thiểu 3.900 tỷ đồng từ thoái vốn.
Tại Quyết định số 1355/QĐ-BXD và Quyết định số 1356/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng đã phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng số 1 (UPCoM: CC1) và Tổng công ty Idico (HNX: IDC), dự kiến thu về tối thiểu lần lượt 1.025 tỷ đồng và 2.908 tỷ đồng.
Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ thoái toàn bộ hơn 44,5 triệu cổ phần tại CC1, tương đương 40,53% vốn điều lệ của tổng công ty.
Với giá khởi điểm 23.030 đồng/cổ phiếu, toàn bộ cổ phiếu CC1 mà Bộ Xây dựng nắm giữ sẽ được đấu giá công khai thông thường tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) theo quy định của pháp luật.
Nếu thoái vốn thành công tại CC1, Bộ Xây dựng ước tính thu về ít nhất 1.025 tỷ đồng.
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 596/QĐ-UBCK ngày 6/7/2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều có thể tham gia đấu giá. Trong đó tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại CC1 là 49%.
CC1 được thành lập vào năm 1979 và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng. CC1 hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ năm 2016 với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng.
Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch tên sàn UPCoM từ năm 2017 với giá tham chiếu 14.200 đồng/cổ phiếu.
Hiện CC1 đang được giao dịch ở mức giá 18.000 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 22/10/2020). Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 1.700 tỷ đồng. Như vậy, mức giá khởi điểm mà Bộ Xây dựng đưa ra đang cao hơn thị giá của CC1 khoảng 27%.
Về phía Idico, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thoái vốn 108 triệu cổ phần, tương đương 36% vốn điều lệ của tổng công ty.
Tương tự CC1, cổ phần của Bộ Xây dựng tại Idico sẽ được đấu giá công khai tại HoSE với giá khởi điểm là 26.930 đồng/cổ phần. Với mức giá này, Bộ Xây dựng ước tính thu về ít nhất 2.908 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công tại Idico.
Idico được thành lập vào năm 2000 theo văn bản của Thủ tưởng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Vốn điều lệ của Idico đã tăng lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2018 và duy trì đến nay.
Hiện tổng công ty đang đầu tư và phát triển 10 dự án khu công nghiệp trên cả nước (tập trung chủ yếu ở miền nam) với tổng diện tích 3.270ha.
Cổ phiếu IDC của tổng công ty này hiện đang được giao dịch ở mức giá 26.500 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 22/10/2020). Giá trị vốn hóa thị trường ước tính 7.800 tỷ đồng. Có thể thấy mức giá khởi điểm đấu giá cổ phần của Idico mà Bộ Xây dựng đưa ra chỉ cao hơn thị giá 1,6%.
Theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nếu Bộ Xây dựng không hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp trong đó bao gồm CC1 và Idico trước ngày 30/11/2020 thì các công ty này sẽ phải hoàn thành chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trước ngày 31/12/2020.
Thành viên HĐQT Licogi 16 (LCG) đã mua vào 1 triệu cổ phiếu Lãnh đạo cao cấp tại công ty cổ phần Licogi 16 (Mã chứng khoán: LCG - sàn HOSE) vừa mua vào cổ phiếu. Theo đó, ông Nguyễn Văn Nghĩa vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu LCG để nâng tỷ lệ sở hữu từ 6,72% lên 7,57% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 09/10 đén 16/10 thông qua khớp lệnh...