Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện Mỹ đề xuất dự luật chi tiêu quốc phòng 696 tỷ USD
Ngày 10/11, Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện Mỹ đề xuất dự luật chi tiêu của Bộ Quốc phòng trị giá 696 tỷ USD cho năm tài chính hiện hành.
Dự luật chi tiêu của Bộ Quốc phòng cho năm tài chính 2021 được công bố cùng với tất cả 11 dự luật chi tiêu hàng năm khác, trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ chuẩn bị đàm phán về một gói chi tiêu đến cuối năm, nhằm cấp kinh phí hoạt động cho Chính phủ.
Lính Mỹ di chuyển lên máy bay tại một căn cứ quân sự. (Ảnh AFP)
Hiện tại, Chính phủ Mỹ đang hoạt động theo một biện pháp chi tiêu ngắn hạn, kể từ khi bắt đầu năm tài chính vào ngày 01/10 vừa qua và dự luật đó hết hiệu lực vào ngày 11/12 tới.
Cả lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đều muốn thông qua dự luật chi tiêu đầy đủ, thay vì một giải pháp ngắn hạn khác, nhưng hai viện của Quốc hội Mỹ sẽ phải tìm các giải quyết những khác biệt chính về các vấn đề còn gây tranh cãi.
Trước đó, tháng 7 năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua phiên bản trị 694,6 tỷ USD trong dự luật chi tiêu của Bộ Quốc phòng, là một phần của dự chi tiêu tổng thể cho năm tài chính hiện tại.
Phiên bản dự luật mà Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện vừa công bố bao gồm 627,2 tỷ USD dự chi cho Bộ Quốc phòng và 68,7 tỷ USD cho một quỹ chiến tranh, được gọi là tài khoản hoạt động dự phòng ở nước ngoài. Dự luật này cũng phù hợp với dự luật của Hạ viện về việc tăng lương 3% cho quân đội.
Phiên bản dự luật của Thượng viện cũng tránh né các vấn đề chính sách gây tranh cãi chính mà Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo đã giải quyết.
7 điểm nhấn từ chiến thắng của Biden
Joe Biden chiến thắng nhờ thông điệp đoàn kết và cam kết khôi phục "linh hồn quốc gia" sau bốn năm hỗn loạn dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã thành công trong việc dựng lại "bức tường xanh" tại các bang thuộc khu vực Hồ Lớn, nơi đối thủ Donald Trump giành chiến thắng 4 năm trước. Ông cũng mang lại kết quả tốt nhất cho đảng Dân chủ trong một thế hệ qua tại Arizona và Georgia bằng chiến thắng sát nút trước Trump trong khi việc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra tại Nevada nơi Biden cũng đang dẫn trước.
Biden là một trong những ứng viên trẻ nhất trúng cử Thượng viện Mỹ vào năm 1972 giờ lại là người lớn tuổi nhất được bầu làm Tổng thống Mỹ.
Trong lần tranh cử thứ ba cho chức vụ tổng thống, cuộc đời của Biden là câu chuyện về một người vượt qua những bi kịch cá nhân vào thời điểm nước Mỹ đang vật lộn với cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế.
Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware ngày 4/11. Ảnh: AP.
Biden đã tạo dựng một liên minh gồm những người da màu, những phụ nữ ở ngoại ô, những cử tri trẻ tuổi và lớn tuổi, những cử tri độc lập và cả những người ủng hộ đảng Cộng hòa nhưng không bị tác động bởi đảng này để giành thắng lợi sít sao tại một số bang chiến trường.
Video đang HOT
Chiến thắng của Biden cũng giúp người cùng chạy đua với ông, Thượng nghị sĩ bang California Kamala Harris đi vào lịch sử. 100 năm sau khi hiến pháp Mỹ cho phép phụ nữ đi bỏ phiếu, Harris đã trở thành người phụ nữ đầu tiên, người da màu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên là phó Tổng thống Mỹ.
Dưới đây là 7 điểm nhấn chính từ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 theo CNN.
Biden tái lập "tường xanh"
Khả năng tái lập "tường xanh" (ủng hộ đảng Dân chủ) tại các bang công nghiệp nằm dọc khu vực Hồ Lớn của Biden không chỉ chứng tỏ năng lực chính trị của ông trong việc thuyết phục đảng Dân chủ đề cử ông làm ứng viên tổng thống. Nó còn thể hiện bản chất cốt lõi của Biden, một ứng viên có xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Scranton, Pennsylvania chưa từng mất đi mối liên hệ với nguồn gốc của họ trong suốt 5 thập kỷ qua trên chính trường quốc gia và có thể lan đến đến những khu vực tương tự quay trở lại nằm trong tầm ảnh hưởng của phe Dân chủ.
Trong khi nhiều cử tri Dân chủ phản đối những ứng viên cấp tiến, trẻ trung hoặc những "ngôi sao mới nổi" có vẻ nổi trội hơn Biden, ông lại cho thấy mình là người ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn qua các chiến dịch bầu cử tổng thống và phó tổng thống.
Điều này giúp cử tri Dân chủ tin rằng, ông đại diện tốt nhất cho khả năng giành chiến thắng của họ. Biden đã thực thi tốt điều này và giành chiến thắng ở các bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, nơi 4 năm trước ủng hộ Trump.
Chiến dịch tranh cử của Biden còn nhắm đến nhiều bang chiến trường khác nằm dọc Vành đai Mặt trời (các bang miền Nam). Không chỉ thắng ở tất cả các bang mà Hillary Cliton giành thắng lợi 4 năm về trước, Biden còn đang dẫn trước Trump ở Nevada, Arizona và Georgia.
Tuy nhiên, việc tái lập các "bang tường xanh" mới là ưu tiên chính của Biden và cũng là yếu tố xây chắc chiến thắng cho ông. Biden đã dành cả 2 ngày cuối cùng trước ngày bầu cử chính thức tại Pennsylvania và trong ngày bầu cử chính thức để đến những địa điểm "gây ám ảnh" cũ, trong đó có ngôi nhà thời niên thiếu của ông ở Scranton.
"Từ ngôi nhà này đến Nhà Trắng, nhờ sự nhân từ của Chúa", ông viết lên bức tường trong phòng khách của ngôi nhà.
"Đá bù giờ" ở Georgia
Trận chiến dành quyền kiểm soát Thượng viện đang chuyển sang "những phút bù giờ" khi Georgia đang hướng đến hai cuộc chạy đua vòng hai vào ngày 5/1 để quyết định xem liệu đảng Cộng hòa có tiếp tục chiếm đa số hay không.
Dù CNN chưa công bố người chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện ở Alaska và Bắc Carolina nhưng nếu giành chiến thắng ở những bang này, đảng Cộng hòa sẽ có 50 ghế và đảng Dân chủ có 48 ghế. Như vậy, cơ hội duy nhất để chiếm đa số của đảng Dân chủ chỉ là cân bằng 50 ghế với đảng Cộng hòa. Khi đó, Phó Tổng thống mới đắc cử Harris sẽ là người có tiếng nói quyết định, với tư cách là chủ tịch Thượng viện.
Các cuộc chạy đua vòng hai diễn ra bởi quy định đặc biệt của Georgia trong đó yêu cầu người chiến thắng trong cuộc chạy đua hồi tháng 11 phải giành được ít nhất 50% số phiếu bầu.
Dù nghị sĩ đương nhiệm của đảng Cộng hòa David Perdue dẫn trước sít sao đối thủ Jon Ossoff của đảng Dân chủ, sự cạnh tranh của một ứng viên đảng Tự do đã làm giảm cơ hội giành phiếu của cả hai. Perdue chỉ giành được dưới 50% số phiếu bầu trừ khi có sự thay đổi vào phút chót.
Chiếc ghế còn lại trong cuộc chạy đua vào Thượng viện ở Georgia dường như cũng hướng đến một cuộc chạy đua vòng hai với hai đối thủ là ứng viên đảng Dân chủ Raphael Warnock và đối thủ Kelly Loeffler.
Với tính chất quyết định, cuộc chạy đua vòng hai vào Thượng viện sẽ biến Georgia thành chiến trường "được ăn cả ngã về không" và cả hai đảng đều dốc toàn lực vận động tranh cử tại bang.
Trong lịch sử, đảng Dân chủ đã không thể hiện tốt trong các cuộc chạy đua vòng hai ở Georgia. Năm 2008 ứng viên Jim Martin về sau nghị sĩ đảng Cộng hòa Saxby Chambliss ba điểm phần trăm trong cuộc tổng tuyển cử và sau đó bị dẫn tới 15 điểm phần trăm trong cuộc chạy đua vòng hai.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các ứng viên đảng Dân chủ ngày càng tiến gần hơn đến chiến thắng trong các cuộc chạy đua vòng hai và những nỗ lực của cựu nghị sĩ Hạ viện bang Georgia Stacey Abrams đã giúp đảng Dân chủ trở nên ngày càng cạnh tranh hơn trong năm nay. Bản thân Biden cũng đã dẫn trước Trump rất sít sao tại Georgia, nơi không bỏ phiếu cho đảng Dân chủ kể từ thời Bill Clinton năm 1992.
Cơ hội để giành lại Thượng viện từ tay lãnh đạo phe đa số Mitch McConnell chính là động lực để những nhà tài trợ cho đảng Dân chủ đổ tiền vào hai cuộc chạy đua nói trên.
Cơn thịnh nộ của Trump
Sự nhượng bộ từ các ứng viên thua cuộc là truyền thống quan trọng của Mỹ nhằm giúp công nhận tính hợp pháp của người chiến thắng và khẳng định tiến trình dân chủ. Dù vậy, Trump dường như không quan tâm gì đến truyền thống này. Thay vào đó, ông tìm cách phá bỏ tiến trình này trên đường rời Nhà Trắng.
Trong các cuộc trao đổi với các đồng minh những ngày qua, Trump cho biết ông không có ý định thừa nhận thất bại trước Biden. Các trợ lý của ông, bao gồm Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã không cung cấp thông tin cho Trump về những gì đang diễn ra mà thay vào đó, nhồi vào đầu Trump những tuyên bố rằng Trump bị đánh cắp khỏi cuộc bầu cử.
Rất nhiều dòng tweet của Trump bị Twitter dán nhãn cảnh báo, than phiền về tính pháp lý của lượng phiếu bầu vắng mặt được cho là "đánh cắp" chiến thắng khỏi tay ông. Truyền thông cánh hữu ủng ông cũng góp phần thúc đẩy thông tin tiêu cực về cách thức kiểm phiếu ở các hạt và bang trên toàn quốc.
Cách thức các nghị sĩ đảng Cộng xử lý cơn giận dữ của Trump sẽ được theo dõi sát sao trong những ngày và tuần sắp tới. Việc bảo vệ cáo buộc gian lận phiếu bầu và quá trình kiểm phiếu bằng kiện tụng sẽ gây ra hệ lụy lâu dài cho quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, trong trường hợp những hệ lụy đó không thể đảo ngược.
Harris đi vào lịch sử
Lầu đầu tiên nước Mỹ bầu cho một phụ nữ da màu gốc Nam Á làm Phó tổng thống. Tầm quan trọng mang ý nghĩa lịch sử lớn lao của nó có thể bị che lấp tạm thời trong bối cảnh các bang chiến trường vẫn chưa kết thúc kiểm phiếu cùng những lời than phiền của Trump. Tuy nhiên, trong những ngày, tuần và tháng tới nó sẽ lại được nhắc đến, khi Biden và Harris tuyên thệ nhậm chức vào 20/1/2021.
Sự nghiệp chính trị của Trump bắt đầu bằng cáo buộc Obama không thể làm tổng thống vì không sinh ra ở Mỹ nhằm hạ uy tín của tổng thống da màu đầu tiên, giờ kết thúc bằng việc một người phụ nữ da màu đầu tiên bước vào Nhà Trắng.
Tỷ lệ đi bầu cử tăng vọt
Cuộc bầu cử năm 2020 đánh dấu lượng cử tri bỏ phiếu đông nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Cả Biden và Trump đều nhận được số lượng phiếu bầu cao thứ nhất và thứ hai trong khi nhiều bang vẫn còn kiểm phiếu. Biden là ứng viên tổng thống đầu tiên nhận được lượng phiếu bầu vượt ngưỡng 70 triệu và Trump cũng đã vượt qua ngưỡng này. Tỷ lệ cử tri đi bầu đang tiến sát ngưỡng cao nhất kể từ năm 1900 khi hơn 73% tổng số người Mỹ được quyền bỏ phiếu tham gia bầu cử.
Dù thất bại, Trump một lần nữa đã thể hiện tốt và tăng tỷ lệ cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động ở vùng nông thôn bầu cho mình. Trong khi đó, tỷ lệ bầu cho Biden tại vùng thành thị và ngoại ô tăng mạnh so với năm 2016.
Cả hai đảng đều có những dữ liệu chi tiết để quyết định xem họ còn thiếu sót ở đâu so với những năm trước đó. Trump đã thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những cử tri gốc Latinh tại hạt Miami-Dade, bang Florida - một khiếm khuyết của Biden mà đảng Dân chủ cần phải sửa sai ngay trong các cuộc bầu cử tiếp theo.
Tuy nhiên, thách thức này liên quan đến việc thuyết phục chứ không phải là huy động cử tri. Cử tri của cả hai đảng đều có động lực mạnh mẽ hơn trong năm 2020 so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại.
Một câu hỏi lớn mà đảng Cộng hòa đang đối mặt là liệu những người da trắng thuộc tầng lớp lao động mà Trump thuyết phục được có tiếp tục ủng hộ các ứng viên đảng Cộng hòa khác hay đó chỉ là hiện tượng duy nhất từ Trump. Đảng này có thể thất bại trong các cuộc bầu cử giữa kỳ.
Không có "làn sóng xanh"
Đảng Dân chủ bước vào cuộc bầu cử năm 2002 với hy vọng sẽ tiếp nối thành quả cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, khi có một làn sóng dịch chuyển lớn ủng hộ họ tại các khu vực ngoại ô, giúp họ giành quyền kiểm soát Hạ viện.
Năm nay, đảng Dân chủ hy vọng có thể tăng thêm ưu thế đa số ở Hạ viện và giành chiến thắng quyết định tại Thượng viện cũng như "đổi màu" cơ quan nghị viện một số bang để đảng Dân chủ có tiếng nói có trọng lượng hơn trong tiến trình phân chia lại khu vực bầu cử khi các cơ quan lập pháp công bố bản đồ bầu cử mới sau cuộc điều tra dân số.
Đảng Dân chủ thậm chí còn mong đợi rằng, bằng cách gây quỹ kỷ lục trên khắp các khu vực bầu cử, bao gồm cả cuộc chạy đua dài hạn ở Thượng viện tại các bang như Bắc Carolina và Kentucky, họ có thể tạo ra một vài cú sốc trong đêm bầu cử.
Nhưng điều đó không đến. Cả hai đảng hiện ở thế giằng co, đều giành được 48 ghế.
Vượt ngoài dự tính
Đảng Dân chủ sắp mất đi vài ghế ở Hạ viện dù họ vẫn sẽ duy trì thế đa số. Họ cũng không giành được ưu thế tại các bang chiến trường và thậm chí còn đánh mất ưu thế tại một số bang. Trong cuộc đua vào Thượng viện, họ cũng phải chứng kiến một số chiến trường quan trọng ở Maine và Bắc Carolina tuột khỏi tầm tay.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Maine Susan Collins đã được tiếp sức sau phiên điều trần phê chuẩn Chánh án Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Bắc Carolina Thom Tillis dường như vẫn sẽ yên vị sau khi đối thủ của ông Cal Cunningham dính bê bối tình dục.
Tất cả những điều trên đem lại một cuộc bầu cử ngọt-đắng cho đảng Dân chủ, những người hân hoan khi chấm dứt được nhiệm kỳ tổng thống của Trump nhưng giờ lại phải vượt qua những đổ nát sau thất bại của cuộc bầu cử địa phương của đảng.
Cú đột phá của Biden ở các bang Vành đai Mặt trời cũng bỏ sót một số điều. Kết quả chung diễn ra theo đúng những gì Biden mong muốn, ông xây dựng lại được "tường xanh" và nếu khoảng cách hiện tại vẫn được duy trì, ông sẽ là ứng viên Dân chủ đầu tiên trong một thế hệ thắng ở cả Arizona và Georgia.
Ngay cả khi khoảng cách này bị mất đi, ông vẫn tiến sát đối thủ hơn bất kỳ ứng viên đảng Dân chủ nào khác kể từ thời Bill Clinton và khiến chiến dịch tranh cử của Trump phải xấu hổ khi khăng khăng cho rằng, không có khả năng nào Trump có thể để thua ở cả hai bang. "Lẽ ra tôi chẳng cần có mặt tại đây. Họ nói rằng tôi đã tạo nên Georgia", Trump tuyên bố trong một cuộc vận động ở Rome, Georgia, hai ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử chính thức.
Hai thất bại đáng chú ý nhất của Biden là ở Florida và Bắc Carolina - hai bang chiến địa nơi Obama từng giành thắng lợi một lần ở Bắc Carolina năm 2008 và cả hai lần ở Florida. Biden cũng đã đến Des Moines, Iowa trong ngày thứ sáu cuối cùng của cuộc vận động và Cleveland, Ohio trong ngày thứ hai. Đây là dấu hiệu cho thấy nhóm vận động tranh cử của ông tin chắc vào thắng lợi tại hai bang này. Tuy nhiên, Trump dễ dàng giành thắng lợi ở cả Iowa và Ohio.
Biden cungx chưa bao giờ mang lại lạc quan cho đảng Dân chủ rằng Texas sẽ trở thành bang dao động trong năm nay. Họ cử bà Harris đến bang này vào thứ sáu trước ngày bầu cử nhưng chưa bao giờ bơm tiền mạnh vào Texas theo đúng con số yêu cầu của một bang chiến trường thực sự và cũng chưa bao giờ cử Biden đến đó.
Dù vậy, việc thể hiện tốt hơn tại đây có lẽ sẽ giúp đảng Dân chủ giành được ghế tại quốc hội và cơ quan lập pháp bang nơi họ hy vọng khu vực bầu cử ngày càng đa dạng này cuối cùng cũng sẽ đi theo định hướng của họ. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực vào năm 2020.
Chi phí bầu cử Mỹ sắp cán mốc kỷ lục 14 tỷ USD Cuộc bầu cử Tổng thống và Thượng viện Mỹ năm 2020 được cho là tốn kém nhất trong lịch sử, nhiều gấp đôi kỳ bầu cử trước. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch vận động tranh cử ở thành phố Bullhead, bang Arizona. Ảnh: Reuters/TTXVN Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Center for...