Ủy ban châu Âu cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần khí đốt
Ủy ban châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) rằng việc áp mức trần giá khí đốt dùng để sản xuất điện có thể làm tăng mức tiêu thụ khí đốt và xuất khẩu điện do EU trợ cấp.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN
Theo tài liệu mà hãng tin Reuters có được, Ủy ban châu Âu đã gửi các nước thành viên bản phân tích việc áp mức trần giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện. Đây là kế hoạch do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đề xuất vào mùa Hè này sau khi giá năng lượng tăng vọt do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ủy ban châu Âu cho rằng việc áp mức trần giá khí đốt trên phạm vi toàn EU, có thể khiến nhu cầu khí đốt của EU tăng lên tới 9 tỷ m3, đồng thời dẫn đến khả năng tăng xuất khẩu điện giá rẻ hơn sang các nước không thuộc EU như Anh và Thụy Sĩ – các quốc gia không áp giới hạn giá khí đốt. Theo EC, điều này đặt ra yêu cầu phải có các biện pháp kiểm soát phù hợp nhằm ngăn chặn điện giá rẻ hơn được đưa sang các nước ngoài EU, như Anh và Thụy Sĩ, vốn không áp mức giá trần.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu cho biết thêm nếu giá khí đốt thị trường là 180 euro (177 USD)/MWh (megawatt giờ) trong 1 năm, thì kế hoạch trên có thể mang lại lợi nhuận ròng 13 tỷ euro (12,8 tỷ USD) và giúp kiềm chế lạm phát, tuy nhiên mức lợi nhuận này sẽ không được trải đều ở các quốc gia. Theo kế hoạch này, Pháp – nước nhập khẩu ròng điện sản xuất từ khí đốt – sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Đức, Hà Lan và Italy – những nước sản xuất phần lớn điện từ khí đốt – có thể đối mặt với mức chi phí cao nhất để tài trợ cho kế hoạch này.
Đồng quan điểm với Ủy ban châu Âu, Đức và Hà Lan cũng đã cảnh báo việc áp mức trần để giảm giá khí đốt so với mức tăng “phi mã” hiện nay có thể khiến tiêu thụ năng lượng tăng đột biến vào thời điểm các nước đang chạy đua để tiết kiệm nhiên liệu và thay thế nguồn cung từ Nga. Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga cung cấp đến 155 tỷ m3 khí đốt cho EU.
Theo kế hoạch, ngày 25/10, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp để bàn các phương án áp giá trần khí đốt trong bối cảnh một số quốc gia vẫn còn chia rẽ về vấn đề này cùng biện pháp thực hiện sau nhiều tuần thảo luận.
EU lo ngại các nguy cơ từ việc áp dụng trần giá khí đốt
Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) rằng việc áp dụng trần giá khí đốt nói chung sẽ phức tạp và gây ra những nguy cơ về an ninh năng lượng.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh các nước thành viên kêu gọi Brussels can thiệp để kiềm chế giá nhiên liệu tăng.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 28/9, EC - cơ quan điều hành của EU - đã chia sẻ một tài liệu với các nước thành viên trong đó phân tích những phương án khác nhau mà EU có thể sử dụng để kiềm chế giá năng lượng tăng. Theo nội dung tài liệu này, việc áp dụng trần giá bán buôn với các giao dịch trao đổi ngoại tệ- gồm cả khí đốt hóa lỏng và khí đốt dẫn qua đường ống-có thể làm gián đoạn dòng chảy nhiên liệu giữa EU và các nước. Vì những yếu tố liên quan giá cả không giúp đưa khí đốt tới những khu vực có nhu cầu cao hoặc nguồn cung hiếm. Việc áp dụng trần giá chỉ có hiệu quả khi có một cơ quan chuyên điều phối và phân bổ nguồn cung giữa các nước.
Bên cạnh đó, EU cũng sẽ cần những nguồn tài chính đáng kể để đảm bảo các nước thành viên đủ sức cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới, qua đó nhận được những nguồn cung nhiên liệu cần thiết phòng trường hợp có những thị trường khác sẵn sàng trả giá cao hơn giá trần của EU để mua được nhiên liệu.
Việc áp trần giá bán buôn khí đốt nói chung cũng có thể gây gián đoạn nguồn cung từ các nước ngoài so với việc chỉ áp giá trần với khí đốt dẫn qua đường ống. EC cũng phân tích những phương án khác nhằm ứng phó với tình trạng khan hiếm năng lượng, trong đó có biện pháp áp giá trần khí đốt ở quy mô có giới hạn. Ví dụ, EU có thể áp trần giá khí đốt nhập khẩu từ Nga hoặc khí đốt sử dụng cho sản xuất điện để hạn chế giá điện tăng
EC cũng khuyến nghị các nước thành viên đàm phán với các nhà cung cấp thân thiết để giảm giá, hoặc cùng đàm phán mua khí đốt để được giá tốt hơn và chia sẻ nguồn cung không dùng đến.
Hiện các nước EU vẫn bất đồng về việc có nên áp giá trần với khí đốt nói chung hay không. Trong khi Pháp, Italy, Ba Lan và 12 nước khác đề xuất áp trần giá bán buôn khí đốt có thể giúp kiềm chế lạm phát thì các nước còn lại không chấp thuận phương án này, trong đó có Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Trong cuộc họp ngày 30/9, những Bộ trưởng Năng lượng của các nước sẽ thảo luận về biện pháp áp trần giá khí đốt và dự kiến thông qua một gói biện pháp mà EC đề xuất tuần trước, trong đó có việc áp thuế lợi nhuận với các công ty năng lượng được hưởng lợi bất ngờ từ tình trạng tăng giá điện (chủ yếu là những công ty sản xuất điện mà không dùng khí đốt).
Tình trạng giá khí đốt tăng vọt đang gây ra nhiều khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp EU. Tại Áo, chính phủ đã công bố gói cứu trợ mới trị giá 1,3 tỷ euro (1,25 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng. Bộ trưởng Kinh tế Áo Martin Kocher cho biết khoản cứu trợ dành cho các công ty có hoạt động phụ thuộc nhiều vào năng lượng, giúp chi trả 30% số chi phí năng lượng, khí đốt và điện tăng thêm. Các công ty muốn nhận hỗ trợ phải cam kết tránh lãnh phí như không sưởi ấm những khoảng không gian ngoài trời, các cửa hàng không bật đèn sau 22h... Giá năng lượng tăng đang tiếp tục đẩy lạm phát lên cao và là yếu tố chính. Lạm phát tại Áo đã lên mức 9,3% trong tháng 8. Chính phủ Áo cũng đã triển khai một số gói ứng phó lạm phát để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp, trong đó có tăng phúc lợi xã hội cho những người không có việc làm và những nhóm dễ chịu tổn thương.
Đức xem xét tính khả thi của kế hoạch giảm giá khí đốt Ngày 23/10, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, hiện vẫn chưa rõ liệu một đợt giảm giá khí đốt đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ đã được lên kế hoạch từ tháng Ba năm nay có thể được thực hiện hay không, do những khó khăn về kỹ thuật và pháp lý trong việc đẩy nhanh...