Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông
Nhiều năm qua, TPHCM nỗ lực triển khai nhiều dự án giao thông để tăng diện tích mặt đường cho xe chạy nhưng xem ra khả năng đạt chuẩn giao thông đô thị còn khá lâu.
Tính đến nay, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ trên dưới 8%, trong khi yêu cầu cần thiết là từ 24%-26%; tổng chiều dài các tuyến đường và cầu của TPHCM chỉ khoảng 2km/km 2 (trong khi tiêu chuẩn là 10-13km/km 2 ); nhiều tuyến đường có lòng đường rộng khoảng 7m.
Số liệu này cho thấy, mức độ đầu tư về quỹ đất và kinh phí dành cho giao thông còn thiếu rất nhiều, chưa tương xứng với đô thị lớn như TPHCM.
Do vậy, các dự án giao thông quan trọng mà thành phố phải ưu tiên, hoàn thành càng sớm càng có lợi, như vành đai 2, 3, 4; nút giao Mỹ Thủy; nút giao An Phú với đường Nguyễn Thị Định; Nguyễn Duy Trinh; Nguyễn Xiển; Hoàng Hữu Nam; khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; mở rộng đường Tân Sơn, Tân Kỳ – Tân Quý…
Hầm chui nút giao Mỹ Thủy giúp giao thông khu vực cảng Cát Lái thuận lợi hơn. Ảnh: THÀNH TRÍ
Video đang HOT
Ngoài ra, xúc tiến xây dựng cao tốc TPHCM – Mộc Bài và nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ 22… Về metro, chỉ tuyến số 1 đang được thi công, chuẩn bị triển khai tuyến số 2, những tuyến còn lại cần sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Giao thông luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống, không đơn thuần phục vụ nhu cầu đi lại mà còn tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, vận chuyển hàng hóa để hạ giá thành sản phẩm.
Hạ tầng giao thông còn thiếu, còn yếu và kẹt xe không chỉ thành phố mà quốc gia mất đi cơ hội phát triển, chưa phát huy hết tiềm năng, gia tăng ngân sách; sản phẩm, hàng hóa chậm luân chuyển, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, mất cơ hội trong kinh doanh, tốn kém nhiều hơn với chi phí logistics… Vì vậy, một đồng cho tăng trưởng đang phải trả giá bằng nhiều đồng vốn cho đầu tư.
Đầu tư cho giao thông phải có nguồn vốn rất lớn nên trong lúc ngân sách hạn hẹp cần tăng cường xã hội hóa, hợp tác công – tư, mời nhà đầu tư làm dự án PPP. Đầu tư cho giao thông đi kèm với nhiều giải pháp, bên cạnh triển khai các dự án lớn cũng phải phát triển giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân.
3 ngày nữa, từ Cần Thơ đi Kiên Giang chỉ 50 phút
Sau đi đưa vào sử dụng, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ rút ngắn thời gian đi từ TP Cần Thơ đến Kiên Giang chỉ còn khoảng 50 phút.
Ngày 9-1, tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết ngày 12-1 tới đây sẽ tổ chức lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Theo dự kiến, buổi lễ sẽ diễn ra tại vị trí nút giao cuối tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi giao với tuyến tránh TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang).
Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi rút ngắn thời gian đi từ TP Cần Thơ đến Kiên Giang. Ảnh: BT
Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là đơn vị đại diện chủ đầu tư.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.355 tỉ đồng, vừa chính thức thông xe kỹ thuật sau hơn 4,5 năm xây dựng hồi tháng 10-2020.
Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có tổng chiều dài khoảng 51km, trong đó, có hơn 24km thuộc địa phận TP Cần Thơ và khoảng 27km thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang. Quy mô tương đương đường cấp III đồng bằng, có 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h.
Dự án được khởi công ngày 17-12016, hiện, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác từ 12-1. Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian đi từ TP Cần Thơ đến Kiên Giang từ 90 phút chỉ còn khoảng 50 phút.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi được đánh giá là dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và kết nối giao thông khu vực ĐBSCL.
Đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường vành đai Tuyến đường vành đai 2, 3, 4 được kỳ vọng là các trục giao thông huyết mạch, mang tính chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2020-2030. Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường này gặp không ít khó...