Ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM giai đoạn 2021-2030
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Hà Nội đến TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia và ưu tiên đầu tư đoạn Hà Nội – Vinh và đoạn Nha Trang – TP.HCM giai đoạn 2021-2030.
Hiện nay đường sắt Bắc – Nam vẫn khai thác tuyến đường khổ 1.000mm xây dựng từ thời Pháp thuộc – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Đó là nội dung đáng chú ý trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 19-10.
Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030 khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt đạt 11,8 triệu tấn (chiếm thị phần khoảng 0,27%); khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách (chiếm thị phần khoảng 4,4%).
Về kết cấu hạ tầng sẽ nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đoạn Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM; ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Theo quy hoạch, mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 gồm: 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài khoảng 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362km, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545km; tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài khoảng 84km, khổ 1.435mm; tuyến TP.HCM – Cần Thơ đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 174km; tuyến TP.HCM – Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray tại cửa khẩu Hoa Lư khổ 1.435mm, dài khoảng 128km; tuyến Thủ Thiêm – Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến sân bay Long Thành chỉ phục vụ hành khách là đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 38km.
Mạng lưới đường sắt quốc gia quy hoạch đến năm 2050 gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354km gồm các tuyến đường sắt hiện có và hoàn thành các tuyến đường sắt mới trên các hành lang trọng yếu; từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt phục vụ du lịch…
Quy hoạch xác định các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030 gồm: 2 đoạn Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Hà Nội đến TP.HCM; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nối (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép – Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).
Hà Nội cho mở 2 đường bay tới TP.HCM và Đà Nẵng, vẫn đóng đường sắt
Chiều nay, 8.10, Bộ GTVT tiếp tục họp với các địa phương về kế hoạch mở cửa vận tải. Đáng chú ý, Hà Nội đã đồng ý mở lại 2 đường bay khứ hồi tới TP.HCM và Đà Nẵng.
Theo ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thủ đô, theo nguyên tắc "đóng trước, mở sau" nên quan điểm phục hồi thì phải hết sức thận trọng và có phương án, lộ trình rất cụ thể.
TP.HCM ủng hộ quan điểm mở lại sớm vận tải đường sắt. Ảnh NGỌC NĂM
Ông Long cho hay, chiều nay, 8.10, TP.Hà Nội thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày trong 10 ngày đầu từ 10.10. Còn đường sắt vẫn đề nghị tạm dừng để tăng độ tiêm phủ vắc xin cho người dân.
Tại cuộc họp, đại diện Cục Đường sắt cho biết đã xin ý kiến 24 tỉnh, thành về kế hoạch tạm thời tổ chức hoạt động vận tải bằng đường sắt.
Theo đó dự kiến giai đoạn 1 sẽ tổ chức lại 2 tuyến đường sắt Thống Nhất 1 đôi tàu/1 ngày (đón tiễn khách tại 39 ga) và tuyến Hà Nội - Hải Phòng: 1 đôi/1 ngày (đón tiễn tại 8 ga).
Ngày 8.10: Thông báo 114 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành
Tính đến chiều 8.10, có 3 tỉnh, thành là Đà Nẵng, Phú Yên và Quảng Trị nhất trí với dự thảo kế hoạch. UBND TP.Hà Nội tiếp tục khẳng định quan điểm dừng vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội và đề nghị các bước chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi hoạt động trở lại.
Hà Nội cũng đề nghị Cục Đường sắt làm rõ các yếu tố quy định y tế với hành khách, tạm thời chưa đi đến 4 tỉnh, thành (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An)...
Theo Ông Hoàng Triệu Hùng, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng, thành phố này chỉ có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. "Hải Phòng sẽ chờ Hà Nội, khi Hà Nội sẵn sàng mở thì Hải Phòng mới mở được. Nếu tổ chức khai thác, trước mắt Hải Phòng sẽ cách ly tập trung những hành khách về từ "vùng đỏ", các vùng mức độ dịch khác có thể xem xét cách ly, theo dõi tại nhà". Cùng ý kiến, đại diện Sở GTVT tỉnh Hải Dương cũng cho biết, Hải Dương hoàn toàn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của 2 thành phố đầu tuyến.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, thì cho rằng hiện rất cần nối lại các tuyến vận tải đường sắt để phục vụ đưa người dân về quê và đón người dân có nhu cầu quay lại khu vực miền Nam để lao động.
TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa đón người dân di chuyển đi, đến các nhà ga trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cần phải xem xét điều kiện y tế đối với hành khách, nếu đưa ra tiêu chí như với hàng không thì rất khó cho người dân có nhu cầu đi lại bằng đường sắt.
Đa số ý kiến phát biểu của lãnh đạo Sở GTVT các tỉnh, thành phố khác đều bày tỏ ý kiến đồng ý việc cần thiết mở lại các tuyến đường sắt , tuy nhiên, cần phải làm rõ đối tượng, số lượng hành khách.
Về cách thức triển khai để địa phương chuẩn bị nhân lực, nguồn lực về cách ly, điều trị, các địa phương cũng kiến nghị áp dụng như đối với hành khách hàng không. Thừa Thiên - Huế và Nam Định cho biết sẽ có ý kiến sau ngày 15.10.
Ngày 8.10: Cả nước 4.806 ca Covid-19, 994 ca khỏi | TP.HCM 2.215 ca
Đến nay còn 21 tỉnh, thành chưa có ý kiến chính thức về việc mở lại đường sắt, gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết đường sắt phù hợp với nhu cầu người dân từ các tỉnh phía nam trở về, nhất là người thu nhập thấp, người khó khăn, người già, phụ nữ mang thai và chuyên chở được cả xe máy.
Tàu Hà Nội - TP HCM vắng khách ngày hoạt động trở lại Ngành đường sắt đã chạy lại đôi tàu khách Thống Nhất SE3, SE4 tuyến Hà Nội - TP HCM, từ ngày 17/6. Không muốn đi xe khách đông đúc, Phương Thanh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chọn đi tàu về quê Hải Phòng. "Em đi tàu vì có không gian rộng rãi, ít phải tiếp xúc với nhiều người...