Ưu tiên các chuyến bay đưa người dân về quê ăn Tết
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa có buổi kiểm tra công tác phục vụ Tết tại Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.
Tại đây một số bất cập đã được lãnh đạo Cục Hàng không đưa ra phương án xử lý.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất có công suất 28 triệu hành khách/năm. Đến năm 2019 (trước khi xảy ra dịch COVID-19), tổng sản lượng hành khách qua Cảng đã đạt hơn 41 triệu người, vượt công suất thiết kế 46%. Cao điểm hè năm nay, lượng khách qua cảng thậm chí còn cao hơn tới 30% so với cùng kỳ 2019. Năng lực nhà ga chỉ có vậy trong khi nhu cầu hành khách đi lại trong cao điểm hè, cao điểm Tết quá lớn. Nhiệm vụ của ngành hàng không là bố trí nhân lực, vật lực, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân trong điều kiện thực tế rất khó khăn, chật hẹp của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
Cảng hàng không xác định sẽ hoạt động tối đa 100% công suất, đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Ông Thắng chỉ rõ những bất cập phải thay đổi, từ việc kéo dài thêm bàn để hành lý tại khu vực an ninh soi chiếu, đến việc nhân viên sân bay phải hỗ trợ, đưa sẵn hành lý trên băng chuyền xuống trong điều kiện băng chuyền quá ngắn, năng lực khai thác thấp… Mỗi khâu, mỗi công đoạn phục vụ đều phải được đảm bảo rút ngắn thời gian tối đa, tăng khả năng lưu thoát.
Báo cáo công tác chuẩn bị phục vụ Tết, ông Đặng Ngọc Cương – Giám đốc Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho hay, Cảng đã chuẩn bị kỹ càng phương án phục vụ cao điểm lễ, Tết 2023 đảm bảo phục vụ tốt cho người dân đi lại.
Cụ thể, cảng tập trung thực hiện nhiều giải pháp, cải thiện cơ sở hạ tầng, điều chỉnh phương án khai thác, đề xuất giải pháp điều hành phù hợp cải thiện tình hình đi lại. Về bố trí trong khu vực làm thủ tục, cảng duy trì sử dụng gate 15 và 26 tăng diện tích cho khách ngồi chờ, có phương án điều phối luồng tuyến sảnh A, B phù hợp để hành khách làm thủ tục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, đơn vị triển khai dừng kiểm tra thẻ hành lý đối với hành khách đến, giảm bớt thủ tục, giảm ùn ứ khách ở ga đến quốc nội.
Tuy nhiên, ông Cương cũng bày tỏ lo ngại đối với việc ùn tắc trên đường Trường Sơn: “Tắc ngoài đường Trường Sơn thì có điều phối tốt thế nào, xe từ sân bay không ra được. Thực tế có thời điểm đường Trường Sơn tắc cả tiếng đồng hồ. Cảng đã phải điều động an ninh ra điều tiết. Đây là vấn đề ngoài tầm kiểm soát của Cảng”.
Báo cáo tình hình phân bổ slot cho các hãng hàng không, ông Hồ Quốc Cường, Trưởng phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho hay: Đến thời điểm hiện tại, tổng số slot nội địa trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán đã được các hãng hàng không xác nhận (bao gồm cả slot đã xác nhận đầu mùa theo lịch bay và slot tăng chuyến Tết) trung bình 604 slot/ngày, cao nhất là 634 slot/ngày. Tổng số slot còn lại vào các khung giờ ban ngày trung bình là 31/slot/ngày và 67 slot/ngày vào khung giờ đêm.
Video đang HOT
Theo báo cáo của các hãng hàng không, tỷ lệ đặt giữ chỗ trên các chuyến bay từ Tân Sơn Nhất đi/đến các địa phương cận Tết khá cao, nhiều chuyến bay đã hết chỗ. Từ đây, ông Cường kiến nghị điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh trong khung tất cả giờ ban ngày (thêm 8 khung giờ so với hiện tại), đồng thời điều chỉnh lên 46 chuyến/giờ trong giai đoạn cận Tết (từ 11/1/2023 đến 29/1/2023). Liên quan đến việc quản lý giá vé, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines Trịnh Hồng Quang khẳng định: Giá vé đang được kiểm soát chặt chẽ, các hãng hàng không không ai bán được cao hơn giá trần quy định của nhà nước.
Cuối buổi kiểm tra, Cục trưởng Đinh Việt Thắng nêu, trong cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán, Tân Sơn Nhất là điểm nóng nhất, phức tạp nhất, nhạy cảm nhất. Trong dịp Tết, phải xác định sẽ luôn hoạt động tối đa 100% công suất, đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân. Lãnh đạo Cục Hàng không đồng ý tăng 8 khung giờ lên 44 chuyến. Tuy nhiên, những chuyến bay tăng thêm phải ưu tiên cho nhân dân về quê ăn Tết. Về giải pháp giảm chuyến bay chậm, huỷ, ông Thắng chỉ rõ phải tăng cường các giải pháp, đầu tiên phải quản lý khai thác cho tốt.
'Sân bay Tân Sơn Nhất là bộ mặt quốc gia chứ đâu riêng ngành hàng không'
Không thể đổ thừa do thiếu xe để biện minh cho việc khó bắt xe, nạn chèo kéo khách tại sân bay Tân Sơn Nhất bởi TP.HCM không thể thiếu xe.
Ngành hàng không phục hồi ngoài các dự báo, lượng khách trên các đường bay nội địa tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo tình trạng ùn tắc, mất nhiều thời gian bắt xe tại các sân bay lớn, nhất là tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Hết cảnh vác hành lý leo lầu bắt xe
Để tháo gỡ tình trạng ùn tắc, chèo kéo khách, xe dù trá hình làm giá cao khiến khách mất nhiều chi phí, ngày 27-7, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã thực địa khảo sát tình hình khách đi/đến Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất và hoạt động đón, trả khách ở nhà giữ xe TCP tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.
Sau một vòng thực địa quan sát, Thứ trưởng Bộ GTVT đã có các chỉ đạo nóng tại hiện trường. Cụ thể, yêu cầu nhà để xe TCP ngừng đưa xe công nghệ vào đón khách từ tầng 3 đến tầng 5.
Vị lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu lực lượng thanh tra giao quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm để hạn chế tình trạng xe dù, xe công nghệ hoạt động lộn xộn từ nhà xe TCP đến cửa ngõ vào/ra sân bay Tân Sơn Nhất.
Trao đổi với PV lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM khẳng định thành phố quyết tâm tháo gỡ, giải quyết tình trạng ùn tắc, khó bắt xe tại sân bay lớn nhất cả nước. Chính phủ cũng rất quan tâm đến tình trạng ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất và sẽ có cuộc làm việc với thành phố để tháo gỡ.
Khách chật vật bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Vị lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM đánh giá, sân bay Tân Sơn Nhất là bộ mặt của đất nước, là cửa ngõ ngoại giao chứ không chỉ là câu chuyện của ngành hàng không.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, không thể đổ thừa do thiếu xe để biện minh cho tình trạng khó bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất, bởi TP.HCM không thể thiếu xe.
Chạy lòng vòng mới đến chỗ đón khách
Trong khi đó, cánh tài xế thừa nhận sân bay Tân Sơn Nhất luôn dồi dào khách bất kể ngày, đêm nhưng họ không mặn mà đón khách tại đây do phải chạy lòng vòng leo lầu, thậm chí vòng xuống nhà để xe TCP rất mất thời gian.
"Anh em chỉ vào bắt khách vào khuya muộn tại sân bay chứ giờ cao điểm rất bất tiện, xếp hàng dài ngoài cửa ngõ rồi chạy lòng vòng" - anh An Bình, một tài xế xe công nghệ nói.
Với chỉ đạo của Bộ GTVT khách hết cảnh vác hành lý đón xe tầng cao. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Đánh giá về tình trạng ùn tắc, khó bắt xe tại sân bay Tân Sơn Nhất thời gian gần đây, một lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt công suất thiết kế từ 25 triệu khách lên hơn 40 triệu khách/năm.
Khách đông đúc trong khi hạ tầng hạn chế nên xảy ra ùn tắc. Vị này đánh giá chưa khi nào sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều lực lượng để đảm bảo an toàn, an ninh, phân luồng tuyến, chống ùn tắc như hiện nay.
Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc, khó bắt xe vẫn chưa khắc phục trong đó có trách nhiệm của nhà khai thác sân bay, nhà chức trách cấp phép, giám sát các hoạt động vận tải tại sân bay, nhà để xe TCP.
Có 12 hãng xe đón khách sân bay Tân Sơn Nhất
Phía Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, theo tính toán có khoảng 15% khách đến có nhu cầu bắt xe. Nếu có 42.000 khách đến/ngày thì cần 6.300 lượt xe đón khách, còn tăng lên 60.000 khách/ngày thì cần 9.000 lượt xe mới đáp ứng nhu cầu.
Đại diện sân bay cho biết hiện có 12 hãng xe taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ đón khách tại sân bay. Để đảm bảo lượng xe đón khách và dẹp nạn chèo kéo khách, sân bay đã làm biên bản thống nhất trong các dịp cao điểm yêu cầu các hãng xe cung cấp đầy đủ số lượng xe để phục vụ khách.
Lực lượng Thanh niên xung phong nhắc nhở xe công nghệ bát nháo bắt khách tại cửa ngõ vào sân bay. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PLO, thời gian qua khách đến sân bay Tân Sơn Nhất đều than phiền tình trạng dòng khách đi/đến lộn xộn chưa có sự phân luồng, gây tình trạng ùn tắc và mất an toàn.
Đáng quan tâm, hành khách mất quá nhiều thời gian để bắt xe, chưa kể phải lòng vòng leo cầu thang, vượt vòng qua nhà để xe TCP mới bắt được xe và tình trạng chèo kéo khách vẫn còn diễn ra dù có nhiều lực lượng an ninh hàng không tuần tra liên tục nhắc nhở và xử lý.
Vành đai 3 'thất thủ', dòng phương tiện tắc dài hàng km chờ ra khỏi thủ đô Cuối giờ chiều 29.4, người dân ùn ùn rời Hà Nội về quê nghỉ lễ khiến tuyến vành đai 3 ùn tắc kéo dài, dòng phương tiện "chôn chân" trên đường vành đai 3, nhích từng chút chờ ra khỏi thủ đô. 23 giờ tối 29.4, trao đổi với Thanh Niên, chỉ huy Đội CSGT số 6 (thuộc Phòng CSGT Công an TP.Hà...