Ưu thế vượt trội, giá quá rẻ, hãy bỏ qua CAESAR để mua pháo tự hành “hầm hố” Zuzana 2!
Nếu cảm thấy đơn giá của pháo tự hành bánh lốp CAESAR là quá đắt, khách hàng có thể tìm kiếm sự thay thế ở Zuzana 2 do Slovakia sản xuất.
Ưu thế vượt trội, giá quá rẻ, hãy bỏ qua CAESAR để mua pháo tự hành “hầm hố” Zuzana 2
Niềm tự hào của Công nghiệp quốc phòng Slovakia
Zuzana 2 – phiên bản nâng cấp của Zuzana là thế hệ pháo tự hành bánh lốp mới nhất của Slovakia, do Konstrukta Defence nghiên cứu phát triển, nó được trang bị khẩu pháo 155 mm có nòng dài gấp 52 lần đường kính (L/52) giúp kéo dài tầm bắn so với nguyên bản (L/45).
Bên cạnh đó, Zuzana 2 cũng có một số thay đổi về thiết kế ở mặt trước tháp pháo và cabin điều khiển, nguyên mẫu Zuzana XA1 được giới thiệu vào năm 2008, sau đó được đổi tên thành Zuzana A1 rồi tới Zuzana 2 như ngày nay, đây là một trong những lựu pháo tự hành hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.
Pháo tự hành Zuzana 2 của Slovakia
Tính năng ưu việt của pháo tự hành Zuzana 2
Không giống như nhiều hệ thống pháo tự hành khác, Zuzana sử dụng khung gầm xe tải bánh lốp 88, đây là giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí so với phương án lắp đặt trên xe bánh xích. Vỏ giáp cung cấp sự bảo vệ trước các loại vũ khí bộ binh nhẹ cũng như mảnh pháo, đặc biệt mặt trước còn chống được đạn súng máy hạng nặng 14,5 mm.
Toàn bộ hệ thống có trọng lượng 32 tấn; chiều dài 14,2 m (pháo quay về phía trước); thân xe dài ~ 10 m; chiều rộng 3 m; chiều cao 3,52 m. Xe có hệ thống điều hòa áp suất lốp trung tâm, phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt NBC và hệ thống chữa cháy tự động.
Động cơ diesel Tatra T3B-928.70 công suất 420 mã lực đặt phía sau cùng hộp số 10 cấp cho tốc độ di chuyển tối đa 80 km/h trên đường tốt; tầm hoạt động 600 km; leo được dốc 60%; đi trên mặt phẳng nghiêng 30%; vượt vật cản cao 0,6 m; vượt hào rộng 2 m; lội nước sâu 1,4 m.
Video đang HOT
Thiết kế khẩu pháo chính nằm giữa 2 ngăn của tháp pháo có tác dụng ngăn cách, bảo vệ kíp chiến đấu 4 người (chỉ huy, pháo thủ, nạp đạn và lái xe) khỏi tác hại của thuốc phóng khi pháo tác xạ. Tháp pháo có khả năng xoay 360 độ nhưng nòng bị giới hạn ở góc nâng 60 độ, nó có một động cơ phụ trợ để hoạt động độc lập khi động cơ chính đã tắt.
Zuzana bắn được tất cả các loại đạn 155 mm chuẩn NATO, theo cả hai cơ chế tác xạ trực tiếp lẫn gián tiếp (nòng hạ thấp tối đa xuống góc -5,5 độ), nó được trang bị 3 chủng đạn chính gồm đạn nổ mạnh tiêu chuẩn (HE), đạn tăng tầm và đạn nổ lõm chống tăng. Những viên đạn với trọng lượng 43,5 kg bắn đi từ Zuzana 2 có thể vươn tới cự ly 41 km.
Pháo tự hành Zuzana 2 trong tư thế tác xạ
Pháo tự hành Zuzana 2 được trang bị hệ thống nạp tự động, nòng được nạp đạn và liều phóng ở bất kỳ góc nâng nào. Tổng cộng có 40 viên đạn nằm sẵn trên băng tải, bên cạnh đó là bộ phận thiết lập để cài đặt chế độ nổ cho đạn có ngòi điện tử.
Tốc độ bắn của Zuzana 2 là 6 phát/phút, hoặc 16 phát/3 phút. Khi nạp đạn bằng tay thì giảm xuống còn 2 phát/phút. Nhịp tác xạ trong chế độ cầm chừng là 1,5 phát/phút.
Một ưu điểm vượt trội của Zuzana 2 so với CAESAR là nó có chế độ MRSI (Multiple Round Simultaneous Impact Firing), cho phép bắn nhiều viên đạn ở các góc nâng và liều phóng khác nhau để chúng tới mục tiêu cùng lúc.
Zuzana 2 có mức độ tự động hóa cao khi có thể bắn thông qua dữ liệu nạp vào máy tính. Trên xe còn có hệ thống định vị mục tiêu, cho phép hoạt động với bản đồ kỹ thuật số. Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 12,7 mm gắn trên nóc.
Thông thường mỗi khẩu đội Zuzana 2 sẽ có một xe điều khiển hỏa lực đi theo hỗ trợ, bên cạnh đó là xe nạp đạn bọc thép cũng sử dụng khung gầm Tatra 88. Tuy nhiên khi cần thiết thì mỗi tổ hợp Zuzana 2 hoàn toàn đủ khả năng làm việc độc lập.
Pháo tự hành Diana 155 mm – Biến thể bánh xích của Zuzana
Zuzana 2 có phiên bản bánh xích định danh là Diana ra mắt năm 2015, nó dùng pháo chính 155 mm L/55 đặt trên khung gầm do Ba Lan sản xuất, sử dụng nhiều linh kiện của xe tăng T-72. Hệ thống này được chế tạo nhằm chào hàng cho Ấn Độ nhưng cũng có thể cung cấp cho nhiều nước khác.
Rõ ràng với nhiều tính năng vượt trội đi kèm giá bán chỉ trên 3 triệu USD (so với 5,5 triệu USD của bản CAESAR 66), Zuzana 2 hoàn toàn đủ khả năng đánh bại pháo tự hành của Pháp nếu chứng minh được độ tin cậy.
(Theo Thời đại)
10 hệ thống vũ khí mạnh nhất của Lực lượng tên lửa và pháo binh Nga
Hệ thống tên lửa Iskander-M, hệ thống phóng rocket đa nòng Grad, pháo tự hành 2S7 Pion... nằm trong số 10 hệ thống vũ khí tiếng tăm nhất của Lực lượng tên lửa và pháo binh Nga.
Hệ thống phóng rocket đa nòng Grad trong một cuộc diễn tập tại vùng Leningrad. Hệ thống này được phát triển trong thời Liên Xô. Nó có khả năng phá hủy một loạt các mục tiêu của đối phương như các địa điểm chỉ huy, phương tiện quân sự, các hệ thống pháo và súng cối...
Pháo tự hành Gvozdika được phát triển nhằm tiêu diệt hỏa lực chiến đấu của đối phương, các loại đồn bốt cũng như pháo và các xe chiến đấu bọc thép.
Hệ thống rocket đa nòng Smerch được thiết kế để phá hủy tất cả các nhóm mục tiêu nhỏ ở khoảng cách từ 20-90 km. Smerch được mệnh danh là vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất trên trái đất sau vũ khí hạt nhân.
Hệ thống tên lửa chống tăng Khrizantema-S là hệ thống uy lực nhất trong tất cả các hệ thống tên lửa chống tăng hiện có trên thế giới. Nó có thể phá hủy các xe tăng, đồn bốt, các mục tiêu mặt nước và trên không tốc độ chậm.
Hệ thống phóng tên lửa đa nòng tự hành BM-27 Uragan được phát triển vào những năm 1970 và hiện vẫn được sử dụng trong quân đội Nga. Nó có thể phá hủy các mục tiêu ở khoảng cách 10-35km.
Hệ thống phóng rocket đa nòng Katyusha do Liên Xô chế tạo là vũ khí hiệu quả nhất loại này trong Thế chiến II.
Pháo tự hành Giatsint 2S5 được phát triển từ thời Liên Xô nhằm phá hủy hỏa lực và vũ khí của đối phương.
Hệ thống tên lửa Iskander-M được thiết kế không chỉ phá hủy các mục tiêu khác nhau, mà còn có thể phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Pháo tự hành 2S7 Pion, do Liên Xô sản xuất và được hiện đại hóa vào đầu những năm 1980, hiện vẫn là một trong những loại pháo thông thường mạnh nhất.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được Liên Xô phát triển vào năm 1968 nhằm đối phó lại vũ khí tương tự của Mỹ là pháo tự hành M109 155 ly.
An Bình
Theo Sputnik
Soi pháo tự hành Trung Quốc sao chép loại SU-152 của Việt Nam Hóa ra pháo tự hành Type 83 của Trung Quốc đang sử dụng vốn là thiết kế sao chép mẫu pháo SU-152 có trong biên chế của QĐND Việt Nam. Type 83 là hệ thống lựu pháo tự hành hạng nặng được phát triển bởi nhà máy 674 (nay là Tổ hợp chế tạo máy Cáp Nhĩ Tân) từ cuối những năm 1970...