Ưu, nhược điểm khi sử dụng xe Suzuki Vitara cũ
Chiếc Vitara đời 2004 không hay hỏng vặt, đồ đạc sửa chữa và thay thế dễ kiếm, chi phí không cao.
Ở bài trước, VnExpress đã giới thiệu đến độc giả chiếc Vitara đời 2004 do anh Tăng Bình (Hà Nội) mua lại từ 2017 với giá 250 triệu. Dưới đây là những ưu, nhược điểm và chi phí sử dụng xe do chính chủ xe trải nghiệm sau hơn một năm.
Dự định chi 300 triệu để mua xe, nhưng thực tế chỉ tốn 250 triệu, 50 triệu còn dư giúp Tăng Bình có một khoản chi phí đủ dùng để chăm chút xe. Linh kiện thay thế đối với dòng xe này không quá khó. Các chi tiết sửa chi phí không cao.
Chiếc Vitara đời 2004 vẫn hoạt động ổn định sau hơn 10 năm.
Dễ kiếm đồ thay, chi phí phải chăng
Mua xe cũ, tâm lý khi lái sẽ thoải mái hơn khá nhiều so với những người mua xe mới tinh. Xe có thể phơi mưa, phơi nắng mà không cần để ý quá nhiều. Những tình huống va quệt nhẹ khi đi trên đường cũng không mang lại nhiều lo lắng quá.
“Mỗi năm tôi mang xe đi sơn lại một lần vào dịp cuối năm”, Tăng Bình chia sẻ. Chi phí này không nhiều và vẫn còn khoản dư 50 triệu dự tính mua xe ban đầu để chi trả.
Chi phí sửa chữa và thay thế đồ cho chiếc xe không cao.
Video đang HOT
Theo đánh giá của chủ xe, chiếc Vitara này khá lành. Xe đời sâu, nên trang bị không nhiều. Các bộ phận điện tử, cảm biến hầu như không có nên việc sửa chữa không tốn, thay thế giá thành rẻ hơn. Tăng Bình cho rằng chiếc Vitara anh chọn có giá cao hơn so với mặt bằng chung thời điểm đó, tuy nhiên anh lại yên tâm sử dụng mà không phải sửa chữa lặt vặt gì nhiều.
Sau hơn một năm kể từ thời điểm mua xe, bộ phận đắt tiền nhất mà Tăng Bình thay thế là côn xe. Chi phí cho việc thay thế khoảng 7 triệu, nhưng có thể sử dụng lâu dài không cần thay thế thường xuyên.
Chi tiết tốn kém thứ hai chủ xe phải thay thế là bộ phận cảm biến bướm ga, tốn 5 triệu đồng. Dù đã sản xuất khá lâu, nhiều bộ phận, linh kiện dễ tìm kiếm trên thị trường, dùng chung phụ tùng của hãng khác. Lỗi thường gặp với Vitara nằm ở bộ bơm xăng, chi tiết này có thể thay bằng sản phẩm của Toyota, nên không khó.
Một số lỗi có thể gặp khác như chết máy phát, đứt dây côn. Tuy nhiên, với những lỗi này người sử dụng xe kinh nghiệm có thể phát hiện sớm và mang xe đi khắc phục không nhiều khó khăn. “Sử dụng xe hàng ngày khi dây côn có hiện tượng khác biệt người lái có thể nhận ra ngay và mang đi sửa”, Tăng Bình chia sẻ.
Sau khi mua xe một năm, chi phí bỏ thêm vào khi mua chiếc Vitara khoảng 10% giá trị xe. Tuy nhiên, những khoản đắt tiền đều là các bộ phận có thời gian sử dụng lâu dài, không cần phải thay năm này qua năm khác. Những chi phí nhỏ lẻ như thay dầu, thay các bộ phận định kỳ của chiếc Vitara bình quân khoảng 200.000 đồng/tháng.
Những rủi ro khi dùng Vitara cũ
Xe của Tăng Bình không có túi khí. Hệ thống phanh không có ABS. Theo chủ xe, thông số kỹ thuật đầy đủ của chiếc Vitara có những hệ thống an toàn này, nhưng khi bán tại Việt Nam đã bị cắt bớt.
Bên cạnh đó, xe có tuổi đời khá cao nên thời gian đăng kiểm định kỳ là 6 tháng/lần, tốn thời gian hơn so với mua xe mới. Ngoài ra, Tăng Bình không mua được bảo hiểm cho xe, bởi xe đời cũ, nên các hãng bảo hiểm không cung cấp.
Chấp nhận mua xe đời cũ khi xác định rõ những ưu điểm và nhược điểm của xe, Tăng Bình hoàn toàn hài lòng với lựa chọn và những giá trị chiếc Vitara mang lại. Đồng thời, số tiền tiết kiệm được so với dự tính bỏ ra ban đầu cũng giúp anh có khoản riêng cho những chi phí nuôi xe trong quá trình sử dụng.
Theo Autobikes.vn
Sử dụng chế độ sưởi ấm trên ô tô khi trời lạnh như nào cho hợp lý?
Việc sử dụng chế độ sưởi ấm trên ô tô khi trời lạnh là điều cực kỳ cần thiết khi miền Bắc đang lạnh 9-10 độ. Tuy nhiên, việc sử dụng như nào thì không phải ai cũng biết. Và dưới đây là những bí kíp để sử dụng tiện nghi này sao cho hiệu quả.
Nhiều người cho rằng, khi đó kín cửa xe thì nhiệt độ trong xe cũng đủ ấm và không cần hệ thống sưởi. Họ cho rằng, không bật hệ thống sưởi sẽ giúp xe tiết kiệm được nhiên liệu. Tuy nhiên đầy là một quan niệm sai lầm. Vậy, cần sử dụng hệ thống sưởi trên ô tô như thế nào cho đúng?
Cơ chế hoạt động của điều hoà làm ấm trong ô tô
Nhiều người cho rằng điều hoà trên ô tô cũng là điều hoà hai chiều như ở gia đình. Họ có thể chỉnh mát hoặc chỉnh nóng tuỳ thích. Tuy nhiên, đó là nhận thức sai lầm. Điều hoà trên ô tô thực chất chỉ có một chiều lạnh.
Hệ thống sưởi hoạt động độc lập với điều hoà trong xe ô tô
Hệ thống làm nóng hoạt động độc lập với dàn lạnh (chỉ chung quạt gió). Hệ thống làm nóng sẽ gom nhiệt từ két nước làm mát sau khi chạy qua động cơ. Lúc này, nhiệt độ sẽ được gom vào nước, chảy qua đường ống gần mặt táp-lô. Lúc này, quạt gió sẽ thổi không khí được làm nóng từ dòng nước vào cabin để sưởi ấm.
Bật chế độ sưởi khi xe bắt đầu khởi hành, quạt gió sẽ không thổi gió nóng ngay. Chỉ khi động cơ xe đủ nóng (thông thường vài phút xe nổ máy), nhiệt độ mới dần tăng lên.
Các dòng xe cao cấp đều tích hợp hệ thống sưởi ấm ở ghế, vô lăng, tay nắm cửa... Hệ thống này chạy bằng năng lượng điện nên về lý thuyết cũng không tiêu hao nhiều nhiên liệu của xe.
Khi để chế độ sưởi có bật nút A/C không
Trong thực tế, nhiều người sử dụng ô tô vẫn lầm tưởng việc bật chế độ sưởi vẫn phải bắt đầu từ nút A/C. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Điều hoà trong ô tô chỉ có một chiều lạnh chứ không phải điều hoà hai chiều như điều hoà trong các gia đình.
Hệ thống sưởi hoạt động độc lập với diều hoà (chỉ chung quạt gió). Chính vì vậy, khi bật chế độ sưởi, không cần phải bật A/C.
Làm thế nào để kính xe hết mờ
Thời tiết lạnh hoặc trong điều kiện mưa ẩm, lượng hơi nước trong xe thường ngưng tự ở kính làm cho kính xe bị mờ. Làm kính hết mờ cũng có nghĩa là phải giải phóng hết chỗ hơi nước trong xe.
Thời tiết lạnh hoặc mưa ẩm làm kính mờ, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe (Ảnh Dân Trí)
Nhiều người băn khoăn nên bật điều hoà hay khởi động hệ thống sưởi. Thực tế, cả hai cách này đều có thể làm khô kính. Tuy nhiên, để làm khô kính nhanh, khi bắt đầu khởi động xe nên bật điều hoà ở chế độ quạt gió lên hết kính. Sau khoảng 1 phút, kính sẽ khô.
Sau khi kính khô, chuyển chế độ gió về cabin. Lúc này, bật chế độ nóng hay lạnh là do nhu cầu của mỗi người.
Lưu ý khi bật chế độ sưởi ấm trên ô tô
Khi bật chế độ sưởi, lái xe chú ý không nên để nhiệt độ nóng ấm hơn quá nhiều so với bên ngoài. Theo các chuyên gia sức khoẻ, chỉ cần để người ngồi trong xe không cảm thấy lạnh là được.
Trước khi xuống xe nên tắt chế độ sưởi để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Nếu để nhiệt độ trong xe cao hơn nhiều nhiệt độ ngoài trời, khi xuống xe có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiệt.
Theo Autobikes
Xử lý thế nào khi ô tô xịt lốp trên đường? Nếu không biết xử lý kịp thời khi xe ô tô bị xịt lốp giữa đường, tài xế sẽ gây ra những tình huống nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Khi lái xe ô tô, bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống bất ngờ dễ xảy ra như xịt lốp hay nổ lốp giữa đường. Nếu cứ để...