Ưu nhược điểm khi độ vành xe kích thước lớn
Loại vành xe kích thước lớn tuy đem lại cho chiếc xe diện mạo thời trang nhưng cũng đi kèm theo nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng.
Thay vành xe kích thước lớn là cách đơn giản và hiệu quả nhất khi bạn muốn làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ của “xế yêu”. Phương pháp này không thay đổi, can thiệp quá sâu vào kết cấu của ô tô nhưng vẫn đem lại phong cách thể thao, khỏe khoắn phù hợp với giới trẻ.
Tuy nhiên, khi kích thước của vành xe tăng lên, lốp xe phải mỏng đi để đảm bảo cho kích thước tổng thể của bánh xe không thay đổi, tránh gây ra tình trạng cạ hốc bánh, hỏng hóc trong quá trình vận hành.
Một số nhà sản xuất đã cung cấp sẵn các tùy chọn về bộ vành xe/lốp để cho khách hàng chọn lựa, tránh xảy ra tình trạng dùng sai loại lốp khi đổi sang vành mới.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, cặp đôi vành lớn/lốp mỏng còn có lợi thế là diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn, xe có độ bám đường tốt hơn.
Một chiếc Toyota Camry sử dụng vành lớn/lốp mỏng. Ảnh: Twitter
Video đang HOT
Dù vậy, việc đổi sang dùng vành xe kích thước lớn cũng kéo theo một số nhược điểm đáng phải xem xét.
Đầu tiên, vành xe kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến độ tiêu hao nhiên liệu, với cùng một lượng nhiên liệu, quãng đường xe đi được sẽ ngắn hơn.
Tạp chí Car and Driver đã có thử nghiệm thực tế với chiếc Volkswagen Golf trên các loại vành xe kích thước 15 inch và 19 inch. Kết quả thực tế ghi nhận được, với bộ vành 15 inch, mức tiêu hao nhiên liệu của xe là 10,1 lít/100km, nhưng khi đổi sang vành cỡ 19 inch, mức tiêu hao nhiên liệu đã tăng lên 11,1 lít/100 km.
Vấn đề tương tự cũng xảy ra trên các loại xe chạy điện. Chiếc Tesla Model 3 sẽ chạy được quãng đường khoảng 518 km cho một lần sạc đầy nếu sử dụng lốp 18 inch, con số này giảm xuống còn 480 km khi xe dùng lốp 20 inch. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm sử dụng, bởi việc sạc pin của xe điện khá rắc rối và tốn nhiều thời gian hơn xe chạy xăng dầu.
Nguyên nhân của hạn chế này cũng bắt nguồn từ diện tích lốp tiếp xúc với mặt đường, diện tích tiếp xúc mặt đường lớn giúp xe bám đường nhưng cũng khiến cho xe phải tốn nhiều năng lượng để di chuyển.
Tesla Model 3 vành lớn có thiết kế thời trang nhưng cũng hao pin hơn. Ảnh: Evwheeldirect
Thứ hai, với những chiếc xe thể thao, hệ thống treo của xe đã được thiết kế sẵn cho mục đích sử dụng loại vành lớn/lốp mỏng. Còn với những chiếc xe bình thường, hệ thống treo chỉ phù hợp với loại vành/lốp có kích thước như xuất xưởng ban đầu. Khi đổi sang loại vành lớn/lốp mỏng, người sử dụng phải chấp nhận cảm giác lái không được êm ái như trước.
Ngoài ra, với điều kiện đường xá kém như ở Việt Nam, khi sử dụng vành lớn/lốp mỏng, khả năng hấp thụ xung lực kém, vành/lốp xe sẽ nhanh hư hỏng hơn. Người sử dụng cần chú ý bảo dưỡng lốp xe, bơm hơi thường xuyên, tránh đi vào vị trí ổ gà, xóc nảy.
Người dân châu Âu từ bỏ xe Diesel để chuyển sang xe điện
Thị trường châu Âu vốn rất chuộng ôtô sử dụng động cơ Diesel nhưng đang dần ưa thích các loại xe điện khí hóa hơn, tháng 9 vừa qua lần đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến này.
Tesla Model 3 là xe điện toàn phần bán chạy nhất tại châu Âu.
Theo dữ liệu từ hãng thống kê Jato Dynamics, nhu cầu mua xe điện và Hybrid mới tại châu Âu đã lần đầu tiên vượt trên xe Diesel vào tháng 9 vừa qua. Ước tính cứ 4 chiếc xe được đăng ký tại 27 quốc gia ở lục địa già sẽ có 1 chiếc xe Hybrid, Hybrid sạc điện (PHEV) hoặc xe điện trong khi thị trường ôtô sử dụng động cơ Diesel sụt giảm thảm hại.
Trong tháng 9 vừa qua, thị trường châu Âu chỉ tăng trưởng 1,2% với gần 1,3 triệu xe du lịch được đăng ký nhưng nhu cầu mua các loại xe điện khí hóa lại tăng 156% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm thị phần hơn 25%. Đây là tháng đầu tiên có hơn 300.000 chiếc ôtô điện và Hybrid được đăng ký và là lần thứ 2 các dòng xe này chiếm hơn 20% số lượng đăng ký ở châu Âu.
Tuy nhiên, lượng xe Diesel lại giảm kỷ lục trong cùng thời điểm với thị phần chỉ đạt 24,8%. Cách đây đúng 10 năm, tỷ lệ ôtô loại này bán ra tại châu Âu chiếm 50% trong khi xe điện và Hybrid khi đó chỉ có dưới 1% thị phần.
Biểu đồ sự thay đổi thị phần của các loại xe ở châu Âu.
Xe Hybrid và Hybrid nhẹ (Mild-hybrid) chiếm phần lớn trong lượng xe điện khí hóa được đăng ký, với mức tăng trưởng 124%. Như thường lệ, Toyota và hãng xe con - Lexus - chiếm thị phần lớn nhất với 32%, trong khi Ford, Suzuki và BMW theo ngay phía sau.
Trong đó, 69% lượng xe Ford Puma đăng ký mới thuộc các phiên bản Hybrid nhẹ, là mẫu SUV phổ biến thứ 3 tại châu Âu. Fiat 500 (59% xe bán ra là Hybrid nhẹ) được xướng danh mẫu xe đô thị bán chạy nhất.
Dẫn đầu về số lượng xe điện toàn phần vẫn là Tesla dù hãng mất đi 5% doanh số trong khi các đối thủ Volkswagen và Renault có mức tăng trưởng lần lượt 352% và 211%. Theo Jato Dynamics, tập đoàn Volkswagen (sở hữu Skoda, SEAT, Audi và Volkswagen) hiện là nhà sản xuất xe điện toàn phần số 1 tại châu Âu nhưng Mercedes-Benz dẫn đầu về PHEV với 22% thị phần.
Thị phần các loại xe ở châu Âu năm 2020 so với 2019.
Mẫu xe điện toàn phần bán chạy nhất là Tesla Model 3 với doanh số 15.702 chiếc đăng ký trong tháng 9, trong khi mẫu PHEV hút khách nhất là Mercedes-Benz A-Class, và Toyota Corolla dẫn đầu về xe Hybrid và Hybrid nhẹ.
Nhà phân tích toàn cầu tại Jato Dynamics - Felipe Munoz - cho biết: "Sự chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện cuối cùng cũng diễn ra", và bổ sung: "Dù điều này phụ thuộc phần lớn vào chính sách và sự khuyến khích của chính phủ các nước nhưng người tiêu dùng cũng đã sẵn sàng đón nhận những công nghệ mới này".
Tesla Model 3 thế hệ mới sẽ nhanh ngang ngửa BMW i8, chạy được liên tục 564 km Tesla vừa công bố hàng loạt cập nhật cho phiên bản Model 3 2021 cả về ngoại thất, nội thất lẫn khả năng vận hành. Đầu tiên và quan trọng nhất, toàn bộ các phiên bản Tesla Model 3 hiện tại sẽ sở hữu khả năng vận hành đường xa tốt hơn. Quãng đường tối đa bản thường đi được tăng từ 402...