Ưu điểm của khinh hạm mạnh nhất Indonesia
Sigma, khinh hạm đáng gờm nhất của Indonesia, sở hữu hệ thống điện tử hiện đại cùng hệ thống vũ khí uy lực để có thể đối phó nhiều mục tiêu.
Tàu chiến nhỏ có khả năng tàng hình (khinh hạm) cùng hệ thống vũ khí mạnh đang trở thành một xu hướng mới của thế kỷ 21. Khinh hạm là lựa chọn phù hợp cho các quốc gia nhỏ muốn nâng cao sức mạnh hải quân. Ảnh: Damen
Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tập đoàn Damen, Hà Lan đã chế tạo tàu hộ tống đa năng lớp Sigma. Chúng có kiểu dáng rất hiện đại theo công nghệ tàng hình, kết hợp với hệ thống điện tử và vũ khí tối tân. Ảnh: Nava-technology
Indonesia là một trong những nước đầu tiên mua tàu hộ tống đa năng lớp Sigma. Theo Nava-technolohy, hải quân Indonesia đã đặt hàng 4 tàu Sigma và sử dụng chúng từ năm 2007. Ảnh: Damen
Khinh hạm lớp Sigma mà Indonesia mua thuộc biến thể 9113 – với chiều dài 90,1 mét, chiều rộng 13 mét, mớn nước 3,6 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Ảnh: Photobucket
Sigma có thiết kế thủy động lực học theo công nghệ tàng hình khiến phát hiện nó trở thành việc khó khăn. Cảm biến chính trên tàu là radar quét mảng pha điện tử thụ động MW08 do tập đoàn Thales sản xuất. Radar điều khiển hỏa lực LIROD Mk2, radar hàng hải ARPA. Ảnh: Damen
Để săn lùng tàu ngầm, Sigma sở hữu hệ thống định vị thủy âm UMS 4132 Kingklip do Thales sản xuất. Điểm mạnh của Sigma là hệ thống quản lý chiến đấu tối tân TACTICOS, cho phép đối phó nhiều mối đe dọa khác nhau. Ảnh: Naval-technology
Vũ khí chính trên Sigma 9113 gồm: một pháo hạm Oto Melara 76 mm, 8 tên lửa phòng không tầm thấp Mistral phía trên đài chỉ huy và phía trên sàn đáp trực thăng. Hai pháo bắn nhanh 20 mm, hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ B515 324 mm. Ảnh: Warship
Video đang HOT
Vũ khí uy lực nhất trên Sigma 9113 là 8 tên lửa chống hạm MM40 Exocet. Đây là một loại hỏa tiễn chống hạm cận âm có tầm bắn 70-180 km tùy biến thể. Exocet trở nên nổi tiếng khắp thế giới trong chiến tranh Falklands sau khi một tên lửa loại này xuất kích từ máy bay Dassault-Breguet Super Étendard của Arghentina đã nhấn chìm tàu khu trục HMS Sheffield của Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 4/5/1982. Ảnh: Greendef
Sigma 9113 sở hữu hai động cơ diesel SEMT Pielstick 20PA6B STC công suất 11.984 mã lực/chiếc. Chúng giúp Sigma di chuyển với tốc độ tối đa 28 hải lý/h, dự trữ hành trình 4.800 hải lý. Ảnh: Warship
4 khinh hạm lớp Sigma là những tàu chiến tiên tiến nhất của Hải quân Indonesia và cũng là những khinh hạm có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á. TheoJane”s Defence Weekly, trong tháng 8/2010, Indonesia đã ký thỏa thuận với Damen để đóng mới biến thể Sigma 10.514 tại Indonesia. Ảnh: Jane”s Defence Weekly
Hải quân xứ sở vạn đảo được đánh giá là một trong những lực lượng hàng đầu khu vực ĐNA
Theo_Zing News
Sự khác nhau giữa chiến đấu cơ thế hệ 3 và 4
Các máy bay chiến đấu thế hệ 3 và 4 có sự khác biệt rất lớn từ thiết kế khí động học đến hệ thống điện tử, tải trọng vũ khí.
F-4 Phantom (trái) là tiêm kích-bom thế hệ 3 chủ lực của quân đội Mỹ những năm chiến tranh lạnh. F-16 là tiêm kích bảo vệ không phận chủ lực hiện nay của Mỹ. Thiết kế khí động học giữa hai thế hệ máy bay này có sự khác biệt rất lớn. Ảnh:Wikipedia
Buồng lái chiếc F-4 chi chít các đồng hồ số đặc trưng của công nghệ analog và không có màn hình hiển thị HUD. Buồng lái chiếc F-16 đời đầu đã sử dụng một phần công nghệ kỹ thuật số với các màn hình hiển thị LCD đa chức năng. Một tính năng quan trọng mà máy bay thế hệ 3 không có là màn hình hiển thị HUD. Ảnh:Awesomestories
Tiêm kích bom thế hệ 3 F-105 và tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4 F-15 của Không quân Mỹ. Về thiết kế khí động học, các tiêm kích thế hệ 4 có buồng lái bong bóng nhô cao hơn, nắp che buồng lái sử dụng toàn vật liệu kính cho phép phi công quan sát tốt hơn. Ảnh: Nationalmuseum
Buồng lái F-105 và F-15 đời đầu. Về cơ bản vẫn là công nghệ analog, các biến thể nâng cấp về sau của F-15 chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia
Tiêm kích thế hệ 3 MiG-23 và thế hệ 4 MiG-29 của Không quân Nga. Một trong những đặc trưng của tiêm kích thế hệ 3 là luồng lái có tầm quan sát rất hạn chế. Cửa hút không khí nằm hai bên hông. Các tiêm kích thế hệ 4 đều có buồng lái hình bong bóng, cửa hút không khí phần lớn nằm dưới bụng máy bay. Ảnh: Wallpapers
Buồng lái MiG-23 và MiG-29 đời đầu vẫn mang nét đặc trưng của công nghệ analog với chi chít các đồng hồ trên bảng điều khiển. Các biến thể nâng cấp về sau của MiG-29 mới chuyển sang dùng công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Photobucket
Cường kích thế hệ 3 Su-17 (biến thể xuất khẩu có tên Su-22) và tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa thế hệ 4 Su-27. Thiết kế khí động học giữa hai thế hệ máy bay này đã thay đổi hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia
Buồng lái Su-22M4 đặc trưng công nghệ analog và Su-27SM2 đặc trưng công nghệ kỹ thuật số. Ảnh: Pilot.strizhi
Các cường quốc lớn trên thế giới đang đua nhau phát triển tiêm kích thế hệ 5 nhằm chiếm ưu thế trong cuộc chiến trên không.
Chiếc MiG-25 là một sự giao thoa giữa thế hệ 3 và 4. So với chiếc MiG-31 thế hệ 4, thiết kế khí động học của MiG-25 không khác biệt nhiều ngoài phần mũi của MiG-31 ngắn hơn. MiG-31 là chiếc máy bay thế hệ 4 có thiết kế buồng lái của máy bay thế hệ 3. Ảnh: Wikipedia
Cường kích thế hệ 3 Su-24 và tiêm kích-bom thế hệ 4 Su-34. Su-24 mang trong mình một số công nghệ thế hệ 4 đơn cử như hệ thống định vị tấn công kỹ thuật số. Nó được xem là một bước đệm giữa máy bay thế hệ 3 và 4. Các máy bay thế hệ 3 chủ yếu giới hạn trong một số nhiệm vụ nhất định. Phần lớn các máy bay thế hệ 4 đều có khả năng đa nhiệm, nó có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau trên cùng một chuyến bay. Ảnh: Military-today
Vũ khí trên tiêm kích thế hệ 3 chủ yếu là các loại tên lửa không đối không, đối đất tầm ngắn, bom rơi tự do. Tiêm kích thệ hệ 4 có bước đột phá lớn với các loại tên lửa không đối không, đối đất, đối hải tầm xa, bom thông minh và một số vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Ảnh: Ausairpower
Su-27 là tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa chủ lực của Nga
Theo NTD
Mổ xẻ biến thể L-39 thế kỷ 21 phù hợp với Việt Nam Máy bay huấn luyện L-39 phiên bản thế kỷ 21 trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số, động cơ mới hiện đại hơn. L-39 là thiết kế máy bay huấn luyện nổi tiếng được chế tạo bởi Aero Vodochody, trước đây thuộc Tiệp Khắc nay là Cộng hòa Czech. L-39 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1968, nó được...