Ưu đãi thuế hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Dự thảo Nghị quyết dự kiến áp dụng thuế suất 15% với trường hợp DN siêu nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người.
Áp dụng thuế suất 17% với DN nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.
Tại cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ vừa được Bộ Tư pháp tổ chức, các chuyên gia pháp lý và tài chính quan tâm đến đề nghị áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 15%-17%; miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục…
Dự thảo Nghị quyết dự kiến áp dụng thuế suất 15% với trường hợp DN siêu nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người. Áp dụng thuế suất 17% với DN nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.
Đồng thời, để tạo ra động lực mạnh mẽ trong khuyến khích các đối tượng là hộ kinh doanh chuyển lên DN, dự thảo còn đề xuất miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Dự kiến áp dụng thuế suất 15% với trường hợp DN siêu nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Hội tư vấn thuế Việt Nam cơ bản nhất trí với mức thuế suất này, song bày tỏ băn khoăn: nếu DN vừa đáp ứng tiêu chí để hưởng ưu đãi của dự thảo Nghị quyết, vừa đáp ứng các điều kiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi khác thì DN có được hưởng mức thuế suất thấp hơn hay không.
Bên cạnh đó, theo các luật liên quan, DN nhỏ và vừa có thể được miễn giảm thuế TNDN 4 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế, còn theo dự thảo Nghị quyết này là 2 năm. Dự thảo cần nêu rõ cách tính số năm mà DN được hưởng ưu đãi.
Trong khi đó, ý kiến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cho rằng mức thuế suất theo dự thảo là phù hợp với thực tế và nguồn ngân sách hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, với cách thể hiện như dự thảo thì không rõ trường hợp DN chỉ đáp ứng một tiêu chí (hoặc về doanh thu, hoặc về lao động) thì có được hưởng mức thuế suất này hay không.
Theo đánh giá sơ bộ, nếu miễn giảm thuế cho DN nhỏ, siêu nhỏ với diện và mức như dự thảo Nghị quyết, sẽ có khoảng 700 ngàn DN, chiếm khoảng 93% tổng số DN trong cả nước được hưởng lợi. Ước tính ngân sách nhà nước sẽ giảm thu mỗi năm khoảng 15,5 ngàn tỷ đồng.
Việc giảm nghĩa vụ này trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối NSNN, nhưng về lâu về dài sẽ tạo điều kiện để DN nhỏ và siêu nhỏ tăng tích tụ, tích lũy, tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng thu từ thuế TNDN cho NSNN vào những năm sau.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ mục tiêu của dự thảo Nghị quyết trên cơ sở cập nhật tình hình kinh tế – xã hội của đất nước ta trong bối cảnh hiện nay. Về đối tượng áp dụng, còn có nhiều ý kiến khác nhau trong cách tiếp cận vấn đề nên cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp thu các ý kiến và tiếp tục làm rõ, đảm bảo đồng bộ với các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Thuế TNDN, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.
Về điều kiện để DN được miễn thuế 2 năm, ông Phan Chí Hiếu lưu ý cần có giải pháp để kiểm soát, tránh tình trạng hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN một cách tràn lan.
Lợi nhuận của FLC chuyển từ lãi sang lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Trong quý 1, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn FLC đạt hơn 911 tỷ đồng, giảm hơn 350 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 28%.
Phối cảnh tổng thể Trường Đại học FLC. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vừa có văn bản số 280/FLC-BKT gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc giải trình kết quả sản xuất kinh doanh trên báo cáo tài chính riêng quý 1 năm 2020.
Theo đó, trong quý 1, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn FLC đạt hơn 911 tỷ đồng, giảm hơn 350 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 28%.
Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính đạt 77,9 tỷ đồng, giảm 124 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, xấp xỉ 61,6% và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 8,6 tỷ đồng, giảm 240 tỷ đồng, tương đương 96,5%.
Đại diện Tập đoàn FLC cho biết, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý I năm 2020 giảm chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Cùng với việc gửi văn bản về việc giải trình kết quả sản xuất kinh doanh trên báo cáo tài chính riêng quý 1 năm 2020, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC cũng đã gửi văn bản 281/FLC-BKT đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc giải trình kết quả sản xuất kinh doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2020.
Đáng lưu ý, văn bản này cũng chỉ rõ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý 1 lỗ gần 1,9 nghìn tỷ đồng, trong khi cũng vào thời điểm này năm ngoái Tập đoàn FLC lãi hơn 8 nghìn tỷ đồng.
Theo Tập đoàn FLC, sở dĩ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất quý 1 giảm và chuyển từ lãi sang lỗ chủ yếu do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đến hoạt động của các ngành du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản.
Chính vì vậy, đây là nguyên nhân dẫn đến giá vốn bán hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019.
Trước đó, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2020.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu thuần quý I đạt xấp xỉ 4,8 nghìn tỷ đồng nhưng giá vốn bán hàng lại tăng so với doanh thu, lên tới hơn 6,2 nghìn tỷ đồng.
Vì vậy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn FLC lỗ hơn 1,4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ gần 1,9 nghìn tỷ đồng.
Thống kê từ Tập đoàn FLC, tính đến cuối tháng 3 tổng tài sản của doanh nghiệp này đã tăng hơn 1,5 nghìn tỷ đồng so với đầu kỳ, lên 33.549 tỷ đồng; trong đó, nợ phải trả tăng hơn 3,4 nghìn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu giảm gần 1,9 nghìn tỷ đồng./.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo về rủi ro đáng kể đối với kinh tế Mỹ Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất liên bang ở mức 0-0,25%. Mức này đã được duy trì kể từ giữa tháng Ba tới Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Cục Dự...